5 thời khắc tốt để cải thiện quan hệ mẹ chồng – nàng dâu
Hãy tận dụng những thời khắc quan trọng để việc cải thiện tình cảm với mẹ chồng hiệu quả hơn.
Mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu luôn là một vấn đề lớn của không ít gia đình. Cả hai không thể chung sống hòa thuận, vui vẻ sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tất cả các thành viên và hạnh phúc dễ rạn nứt. Bạn đang có nhiều vướng mắc nan giải với mẹ chồng?
Những thời khắc thích hợp để cải thiện mối quan hệ với mẹ chồng
Sau khi bạn sinh con
Hầu như không có bà mẹ chồng nào mà không thích có cháu nội ẵm bồng. Vì vậy, nếu vợ chồng bạn ở chung nhà với bố mẹ chồng, hãy tạo điều kiện cho bà được bế bồng và chăm sóc cháu nội, dù cho đôi lúc sẽ xảy ra khác biệt về quan niệm lẫn cách làm giữa hai thế hệ trong việc nuôi dạy trẻ nhỏ.
Bạn không nên tỏ ra khó chịu hay thậm chí ngăn cấm bà tiếp cận cháu, nếu có bất đồng hãy nhẹ nhàng và từ tốn giải thích cho bà hiểu, bạn cũng có thể nhượng bộ đôi chút để cả hai có thể dung hòa hơn, vì cả hai suy cho cùng đều mong em bé khỏe mạnh, chóng lớn.
Nếu vợ chồng bạn ở riêng và bố mẹ chồng không tiện đến thăm, hãy chủ động cho bé về thăm ông bà nhiều hơn. Khi được con cháu về thăm nom, bà sẽ cảm thấy mình được tôn trọng và quan tâm, tâm trạng sẽ trở nên vui vẻ và cởi mở hơn. Trong những hoạt động chung của gia đình, những bất hòa sẽ tan biến, thay vào đó là tiếng cười ấm áp.
Ngay cả thời gian bạn ở cữ
Đa số trong thời gian ở cữ, chị em thường nhờ mẹ đẻ đến chăm nom, đỡ đần, điều này cũng sẽ giúp giảm bớt mâu thuẫn xảy ra giữa mẹ chồng nàng dâu. Tuy nhiên, nếu mẹ đẻ của bạn không có điều kiện thuận lợi, bạn chỉ có thể nhờ cậy đến mẹ chồng.
Lúc này, bạn cần chú ý cách cư xử của mình hơn vì tâm trạng khi ở cữ vốn có thể không ổn định, nếu không khéo léo trong giao tiếp sẽ dễ mâu thuẫn với mẹ chồng. Bạn hãy tỏ ra biết ơn vì sự giúp đỡ của bà và nên thấu hiểu, cảm thông những sơ suất của người già, không nên có thái độ cáu gắt, bất mãn khi bà làm gì không vừa ý bạn.
Video đang HOT
Sau khi bạn biết tin mình có thai
Đa số các bà mẹ chồng đều rất mong mỏi nhận được tin vui có cháu nội. Một nàng dâu thông minh sẽ đích thân báo tin vui này với mẹ chồng, và không quên kèm theo vài lời tỏ ý kính trọng và mong mỏi, chẳng hạn như: “Mẹ ơi, sau này có em bé rồi vợ chồng con sẽ phải nhờ đến mẹ nhiều hơn, con rất mong mẹ sẽ giúp đỡ và tụi con sẽ cố gắng để mẹ không phải vất vả nhiều”. Những lời chân thành này sẽ khiến mẹ chồng cảm thấy mình được kính trọng, tin cậy.
Đàm phán trước khi kết hôn
Trước khi tính chuyện hôn sự, thông thường hai bên gia đình sẽ có buổi cơm thân mật để ngỏ lời và bàn bạc cho lễ cưới hai trẻ. Một trong những lỗi mà các nàng dâu tương lai dễ phạm đó là không thích nói chuyện trực tiếp với bố mẹ chồng, thường các nàng đều chỉ bàn tính với người bạn đời và nhờ anh ấy “giao tiếp” lại với bố mẹ. Điều này có thể tạo ấn tượng không tốt với bố mẹ chồng.
Cho dù bạn là người không giỏi nói chuyện thì cũng nên gặp mặt và lắng nghe ý kiến của bố mẹ chồng, dùng thái độ nhã nhặn, lễ phép khi tiếp thu và cả khi bày tỏ nguyện vọng của bạn. Những cuộc gặp gỡ sơ khai này có thể giúp bạn tạo sự kết nối cần thiết với bố mẹ chồng, giúp đôi bên hiểu nhau hơn.
Lần đầu ra mắt rất quan trọng
Ấn tượng đầu tiên luôn chiếm vị trí quan trọng trong mọi mối quan hệ, nó có thể ảnh hưởng cho những lần tiếp xúc về sau. Vì vậy, cho dù bạn là người theo chủ nghĩa “thật thà, thẳng thắn” thì cũng nên tiết chế lại, chuẩn bị tốt cho cuộc gặp gỡ đầu tiên với gia đình chồng tương lai. Chăm chút chu đáo và lịch sự hơn cho vẻ ngoài là điều phải ghi nhớ, đồng thời mọi lời nói, cử chỉ của bạn cũng nên “đưa vào khuôn mẫu của nàng dâu điển hình” để tạo thiện cảm ban đầu với mẹ chồng.
Nghệ thuật lấy lòng mẹ chồng
Giao tiếp sâu hơn, đưa ra quan điểm nhẹ nhàng
Giao tiếp là điều cần thiết để xây dựng và hâm nóng các mối quan hệ. Nếu giữa bạn và mẹ chồng rất ít tiếp xúc thì nên tạo điều kiện tăng cường nhiều hơn. Đồng thời hãy nhớ khi đưa ra quan điểm cá nhân nên có chừng mực. Bạn vẫn giữ lập trường của mình nhưng không được thể hiện quá cương quyết, độc tài, hãy luôn dùng thái độ hòa nhã, lễ phép để tư tưởng của bạn dễ “lọt tai” bà hơn.
Lấy lui làm tiến
Mọi sự “tấn công” của nàng dâu luôn sẽ bị mẹ chồng “phản công” lại. Vì vậy, khi mâu thuẫn xảy ra, bạn cần học cách lấy lui làm tiến, không nên tranh cãi kịch liệt với bà. Nếu cần, bạn phải nhượng bộ tạm thời để mẹ chồng nguôi giận, bản thân bạn cũng lấy lại bình tĩnh hơn, sau đó mới tiếp tục tìm giải pháp chung.
Hãy thuận theo ý bà
Mẹ chồng rốt cục vẫn là mẹ chồng, nếu vừa bắt đầu bạn đã phản kháng với bà thì chắc chắn sẽ không có kết quả tốt về sau. Trong giai đoạn đầu tiếp cận, bạn nên cố gắng nghe theo ý bà nhiều hơn, đứng ở lập trường của mẹ chồng để suy nghĩ vấn đề, điều này giúp bà cảm nhận được tâm ý và lòng thành của bạn.
Đừng quá thân mật với chồng trước mặt bà
Cho dù bạn và nửa kia mặn nồng, yêu thương thế nào thì người già vẫn là người già. Họ thường có tư tưởng truyền thống, cho nên những cử chỉ quá thân mật với anh ấy trước mặt bà sẽ thành ra hành động thiếu tôn trọng, thậm chí bà có thể cho rằng bạn là người phụ nữ không đoan trang cho dù bạn đang tỏ ra yêu thương con trai bà.
Quan tâm nhiều hơn đến sinh hoạt hằng ngày của bà
Đừng xem thường những hành động nhỏ, một bộ quần áo hay vài món ăn mẹ chồng yêu thích nếu được bạn chú ý và mua cho bà, chắc chắn mẹ chồng nào cũng cảm thấy hài lòng vì bà cảm thấy bạn biết nghĩ và quan tâm bà.
Theo Emdep
Thật khó tin khi tôi được mẹ chồng chiều như con đẻ ngày Tết
Tết năm nay là Tết đầu tiên vợ chồng tôi ra ở riêng. Thay vì mừng vui khi được tự do như bao nàng dâu khác, tôi lại cảm thấy buồn và nhớ những dịp Tết ở cùng bố mẹ chồng.
Tết năm ngoái tôi nghén, mẹ chồng tôi đã làm hết mọi việc cho tôi, từ nấu ăn, rửa bát, dọn nhà... Tôi hầu như không phải động tay vào việc gì. (Ảnh minh họa)
Nói ra chắc chẳng ai tin, có khi lại bảo tôi bịa chuyện để lấy lòng mẹ chồng nhưng mẹ chồng tôi thực sự là người mẹ có một không hai.
Vợ chồng tôi đi làm từ sáng sớm đến chiều muộn, tối về lại con nhỏ nên chỉ tranh thủ đi thăm nội ngoại vào cuối tuần.
Biết con dâu đầu tắt mặt tối, không có thời gian bếp núc, bà luôn chuẩn bị một số món mặn con yêu thích cho con mang về để những ngày đầu tuần bận rộn, đi làm về con chỉ việc cắm nồi cơm và luộc ít rau. Nhiều khi bà còn dành phần trông cháu để vợ chồng tôi có không gian riêng, tự do đi chơi với bạn bè vào cuối tuần.
Tôi luôn được mẹ chồng chiều chuộng, từ giờ đến Tết còn 1 tháng mà mẹ chồng tôi đã gọi điện hỏi tôi muốn ăn những món gì vào ngày Tết để mẹ chuẩn bị. Mỗi lần nghe điện thoại của mẹ, tôi lại thấy ấm lòng và yêu thương mẹ da diết.
Từ ngày về làm dâu, tôi như có người mẹ đẻ thứ hai luôn lo lắng và chăm sóc chu đáo. Tết đầu tiên của tôi khi bước chân về nhà chồng, mẹ tôi rất tâm lý, không bắt tôi làm thứ gì một mình. Tôi luôn có mẹ bên cạnh chỉ bảo nhẹ nhàng, thấy tôi còn lúng túng chuyện sắm Tết, mẹ chỉ cười nhẹ nhàng rồi liệt kê những mục cần thiết để tôi chuẩn bị.
Tết năm ngoái tôi nghén, mẹ chồng tôi đã làm hết mọi việc cho tôi, từ nấu ăn, rửa bát, dọn nhà... Tôi hầu như không phải động tay vào việc gì.
Tôi biết mình đoảng về việc nấu nướng nên đã nhận hết những việc khác như dọn dẹp nhà cửa, mua sắm đồ trang trí ngày Tết để không bị cảm giác mình ăn không ngồi rồi.
Cảm kích trước tình cảm bà dành cho mình, lúc nào tôi cũng tự nhủ rằng sẽ dành hết sức lực chăm lo cho bà như mẹ đẻ của mình. Tôi biết không phải ai cũng may mắn có được người mẹ chồngnhư tôi, chắc phải tu ngàn kiếp mới có được.
Theo Eva
Ngày tôi ở cữ, bố chồng tôi tranh cả phần giặt đồ thay con dâu Bố chồng bảo: "Cứ để đấy bố giặt cho, con mới đẻ, động vào nước lạnh thì sau này đau xương khớp. Ngày xưa bố cũng toàn giặt đồ cho mẹ thằng Huy (tên chồng tôi) mà thôi". Nói đến việc đi làm dâu thì chị em phụ nữ ai ai cũng lo sợ cảnh mẹ chồng - nàng dâu mâu thuẫn bất...