5 thành phố châu Âu ngắm ‘mặt trời nửa đêm’
Hiện tượng đêm trắng đang diễn ra tại nhiều thành phố châu Âu khiến ban đêm của những nơi này sáng như ban ngày suốt các tháng hè.
Đêm trắng hay bạch dạ là hiện tượng ban đêm trời sáng như ban ngày, thường gặp tại các nước nằm ở vĩ độ cao ở khu vực châu Âu vào mùa hè. Trong khoảng 3 tháng, bầu trời đêm tại các nước này không tối hoàn toàn, đặc biệt là trong thời gian hạ chí. Du khách gọi khu vực này là “nơi ánh sáng không bao giờ tắt”, khi mùa đông hút khách với cực quang, mùa hè hút khách bởi đêm trắng.
Thủ đô Stockholm của Thụy Điển vào lúc 23h32 vào một đêm cuối tháng 6. Tại đây, mặt trời chỉ bắt đầu lặn từ lúc 22h và mọc lúc 3h. Stockholm là một thành phố được tạo thành từ vô số hòn đảo nằm trên một đầm phá. Du khách đến đây vào mùa hè có thể chèo thuyền kayak trên các kênh rạch của thành phố, uống cà phê tại các quán bar trên mái nhà.
Mặc dù thời gian ban ngày ngắn hơn các nơi khác tại Phần Lan vào giữa mùa hè, thủ đô Helsinki vẫn được mệnh danh là “vùng đất của mặt trời lúc nửa đêm”. Mặt trời chỉ lặn một chút sau đường chân trời trước khi mọc trở lại, xóa nhòa ranh giới giữa hoàng hôn và bình minh. Thành phố ven biển này thu hút khách với những hoạt động bơi lội và thể thao dưới nước. Tại Helsinki, việc đi bơi vào lúc 3h sáng thay vì 3h chiều là điều không khó hiểu.
Video đang HOT
Mặt trời không lặn hẳn tại thủ đô Reykjavik của Iceland từ cuối tháng 5 đến cuối tháng 7, bù cho những ngày mùa đông kéo dài tại thành phố này. Trong văn hóa dân gian Iceland, đây là khoảng thời gian mê hoặc khi bò nói chuyện, hải cẩu biến thành người, yêu tinh và quỷ lùn mạo hiểm từ trên núi xuống nơi con người ở. Thong dong đi dạo trên những con phố yên tĩnh tại trung tâm thành phố lúc nửa đêm dưới ánh sáng lờ mờ kì ảo là trải nghiệm nên thử khi ghé thăm nơi này.
Tại Latvia, mặt trời không lặn vào ngày hạ chí được gọi là “Jani”, được văn hóa địa phương coi là một thứ ánh sáng bí ẩn. Riga, thủ đô nước này thường đón sự kiện trong 3 ngày với các lễ hội đường phố, người dân khiêu vũ suốt đêm với các ban nhạc. Vào ngày này, người dân Riga còn đến các phòng tắm hơi, được coi là phong tục không thể thiếu trong lễ kỉ niệm hạ chí từ thời cổ đại của nước này.
Cố đô Saint Petersburg, Nga, được mệnh danh là thủ phủ của hiện tượng đêm trắng khi là thành phố nổi tiếng nhất thế giới về hiện tượng này. Đêm trắng xuất hiện trong nhiều áng thơ ca Nga và là một điểm nhấn du lịch không thể không nhắc đến khi đến thăm nơi này. Lễ hội “Cánh buồm đỏ thắm” được tổ chức thường niên để kỉ niệm lễ tốt nghiệp cho học sinh trung học phổ thông, là điểm nhấn nhất trong khoảng thời gian này, khi pháo hoa được bắn rực rỡ trên bầu trời lập lờ ánh sáng và con thuyền căng buồm đỏ đi trên sông Neva. Du khách đến thăm Saint Petersburg còn có thể ngắm những cây cầu mở hàng đêm và tham gia sự kiện “Đêm bảo tàng” với những bảo tàng đủ chủ đề được mở cửa suốt đêm.
Thành phố tựa trời Âu cổ kính giữa lòng Myanmar
Yangon sở hữu những công trình độc đáo mang phong cách châu Âu cổ điển xen lẫn lối kiến trúc đặc trưng của Miến Điện xưa.
Nhắc đến Myanmar, nơi được mệnh danh là miền đất Phật, nhiều du khách thường nghĩ ngay đến những ngôi đền, chùa nguy nga tráng lệ ngang ngửa với Thái Lan. Tuy nhiên, khi thả bước dọc theo nội đô Yangon, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những tòa công trình kiến trúc độc đáo của Myanmar dưới thời thuộc địa Anh (1824 - 1948), pha trộn nét Âu - Á đầy cổ kính và quyến rũ.
Yangon từng là thủ đô của xứ Miến Điện, nay là thành phố đông đúc và hiện đại bậc nhất Myanmar. Nổi bật giữa trung tâm thành phố là Tòa thị chính Yangon, điển hình cho lối kiến trúc Miến Điện đồng bộ với các lớp mái nhiều tầng được gọi là Pyatthat.
Các chi tiết trang trí của tòa nhà mang nét truyền thống Myanmar như tháp pháo ba tầng, cạnh hai lối vào cổng là hai Nagas (rắn) từ thần thoại Hindu và Phật giáo. Tòa thị chính do kiến trúc sư Miến Điện U Tin thiết kế và hoàn thành trong 10 năm, pha trộn cả kiến trúc châu Âu, Myanmar và Ấn Độ.
Nằm gần Tòa thị chính thành phố là tòa nhà Tòa án Tối cao do kiến trúc sư James Ransome thiết kế, xây dựng từ năm 1905 và hoàn thành vào năm 1911. Công trình hiện lên nổi bật giữa thành phố với bức tường đồ sộ màu đỏ gạch thiết kế theo phong cách Victorian cổ điển, gợi liên tưởng đến tòa lâu đài của Nữ hoàng Anh Anne.
Điểm nhấn của Tòa án Tối cao chính là tháp đồng hồ bốn mặt và cột cờ vươn cao thiết kế trên nền gạch đặc trưng trắng và đỏ, được hoàn thiện với các chi tiết trang trí tinh xảo trong màu sơn tương phản và cửa sổ kính nhiều màu.
Dọc theo con phố Maha Bandula của Yangon, du khách sẽ bắt gặp một công trình kiến trúc Anh đẹp cổ kính khác là tòa trụ sở chính của Ngân hàng AYA (Ayawaddy Bank) với lớp áo sơn vàng hoài cổ, mang dáng dấp của những tòa nhà châu Âu thế kỷ 19. AYA hiện là ngân hàng tư nhân của Myanmar, được thành lập vào năm 2010 với sự cho phép của Ngân hàng Trung ương Myanmar.
Ngoài một số công trình kiến trúc tiêu biểu, thành phố Yangon còn sở hữu nhiều công trình khác pha trộn lối thiết kế Âu - Á của Anh và Myanmar, nay đã không còn hoạt động hoặc được đưa vào làm các quán cà phê, khu bách hóa dành cho người dân nơi đây.
Đặc trưng của đường phố Yangon là các xe máy không được phép lưu thông, người dân nơi đây chủ yếu đi lại bằng ôtô hoặc các phương tiện công cộng. Yangon hấp dẫn du khách chính bởi những công trình kiến trúc cổ kính pha lẫn giữa văn hóa dân tộc và văn hóa nước ngoài. Những dấu ấn và đường nét thuộc về thời kỳ lịch sử của đất nước Phật Giáo này luôn chứa đựng một sức hút lạ kỳ, lôi cuốn những bước chân hoài cổ tìm đến.
Mỗi ngày một thành phố EURO: Baku "Rốt cuộc thì Baku nằm ở châu Âu hay châu Á, khi nó cách thành phố đăng cai EURO gần nhất là Bucharest 2.600 km và cách nơi xa nhất, Sevilla, tới gần 6 nghìn km? Về mặt địa lý, nó nằm ở châu Á, nhưng người dân ở đây luôn bảo, dù họ nói một thứ tiếng chẳng liên quan đến châu...