5 tháng sau khi bố tôi mất, mẹ kế ôm lấy bức ảnh thờ trong ngày sinh nhật rồi nói một câu khiến chị em tôi đau thắt lòng
Mẹ kế khóc một lúc mới bình tĩnh lại được. Bà chỉ ăn qua loa vài miếng cơm rồi nói mệt để chị em tôi về sớm.
Bố tôi mất vì bạo bệnh được mấy tháng rồi. Ngày bố mất, người đau đớn nhất có lẽ là mẹ kế của chúng tôi. Gọi là mẹ kế nhưng với chị em tôi, bà là người mẹ không ai thay thế được.
Khi tôi được 7 tuổi, em gái 5 tuổi thì mẹ tôi qua đời. Sau đó 3 năm, bố dẫn mẹ kế về nhà, không cưới hỏi, không đăng ký kết hôn, chỉ chung sống với nhau như tình nhân thôi. Chị em tôi phản đối dữ lắm, còn ôm quần áo bỏ nhà đi. Đến tối, vừa đói vừa lạnh nên chúng tôi lại dắt díu nhau trở về. Thấy cảnh mẹ kế quần ống thấp ống cao, tất tả, mặt mày hốt hoảng đi tìm mà chị em tôi bất ngờ.
Từ đó, chúng tôi không chống đối mẹ kế nữa mà càng thương bà hơn. Về sau, bố mẹ có đăng ký kết hôn nhưng vẫn không tổ chức đám cưới. Mẹ kế cũng không sinh con mà chủ động đi thắt buồng trứng vì sợ không nuôi nổi chị em tôi thành người. Công dưỡng dục, dạy bảo của mẹ đã giúp chúng tôi trưởng thành.
Ngày tôi lấy chồng, tôi muốn đề tên mẹ kế ở vị trí mẹ thì bà từ chối với lý do: “Mẹ chỉ nuôi dưỡng các con thôi chứ không sinh các con được. Vẫn nên ưu tiên vị trí ấy cho mẹ ruột để chứng tỏ lòng hiếu thảo của mình”.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Chị em tôi lần lượt lấy chồng, chăm lo cho gia đình nhỏ. Bố mẹ lại nương tựa vào nhau lúc tuổi già xế chiều. Khi nào rảnh rỗi, chúng tôi lại về thăm ông bà, ngồi ăn bữa cơm gia đình ấm cúng.
5 tháng trước, bố tôi mất, chỉ còn một mình mẹ kế ra vào trong nhà. Chị em tôi thương mẹ nên về thường xuyên hơn. Lần nào trong bữa cơm, mẹ cũng buồn rười rượi. Bà đặt tấm ảnh thờ của bố ở vị trí mà ông hay ngồi ăn, cũng một bát một đũa. Bà ăn gì thì gắp bỏ vào bát ông thứ đó.
Chiều qua là sinh nhật mẹ kế, tôi mua cái bánh kem, em gái mua thức ăn mà mẹ thích về nhà. Đây là thông lệ của gia đình tôi. Dọn thức ăn xong, mẹ lại đem bức ảnh thờ của ba xuống, để ngay ngắn ở vị trí cũ. Chúng tôi hát chúc mừng sinh nhật, mẹ kế cắt bánh kem rồi bỗng òa khóc nức nở. Bà ôm lấy di ảnh bố, khóc thê lương và nói một câu mà chị em tôi đau thắt lòng: “Con đã trưởng thành hết rồi, anh lại bỏ em một mình. Giờ em biết sống làm sao khi vắng anh đây?”.
Mẹ kế khóc một lúc mới bình tĩnh lại được. Bà chỉ ăn qua loa vài miếng cơm rồi nói mệt để chị em tôi về sớm. Thấy sức khỏe và tinh thần của mẹ kế sa sút nghiêm trọng, chị em tôi bàn nhau sẽ đưa bà đến nhà tôi ở, em gái hỗ trợ tiền mỗi tháng. Nhưng tôi sợ bà không chịu đi vì quá thương bố? Làm sao để thuyết phục mẹ kế đến nhà tôi sống bây giờ?
Làm mẹ kế giận đến mức lên cơn đau tim, chồng tôi hối hận, nghỉ việc đi chăm sóc bà mà không ngờ lại khiến tình hình tồi tệ thêm
Biết tin, tôi và bố chồng vội vã chạy sang bên nhà hàng xóm, gọi xe cấp cứu đưa mẹ đi viện ngay.
Còn chồng tôi đứng thất thần, sững sờ.
Chồng và mẹ chồng tôi vốn không hòa thuận từ hồi trước khi tôi về làm dâu. Mẹ chồng tôi vốn là mẹ kế, còn mẹ chồng ruột đã qua đời lâu rồi. Nghe chồng tôi kể thì mẹ ruột mất lúc anh chưa tròn 5 tuổi, 2 năm sau thì bố dẫn người phụ nữ khác về sống chung; người đó chính là mẹ chồng kế hiện tại.
Tuy không có công sinh nhưng mẹ kế có công nuôi dưỡng, chăm sóc chồng tôi chu đáo như con ruột. Có điều, tính bà hay nói nhiều, vui thì không sao, hễ buồn là lôi chuyện ngày xưa chăm con riêng của chồng cực khổ thế nào để kể lể khắp xóm. Chồng tôi nhắc nhở, bà lại cho rằng anh "đủ lông đủ cánh" nên giờ coi thường "người mẹ kế tội nghiệp này".
Từ lúc về làm dâu, tôi đã thấy mối quan hệ không mấy tốt đẹp của 2 người. Tôi vẫn khuyên chồng nên tôn trọng mẹ kế bởi dù sao, bà cũng là người chăm sóc, nuôi dạy anh hơn 20 năm. Nhưng chồng tôi vẫn cố chấp, có lần còn mắng tôi lắm chuyện, không biết thì đừng có nói nhiều.
Ảnh minh họa
2 ngày trước, mẹ chồng kế và chồng tôi lại có một cuộc tranh cãi lớn. Mà chuyện cũng nhỏ nhặt, vụn vặt thôi, 2 người nói qua nói lại một lúc thì thành ra chuyện lớn. Chẳng là mẹ chồng kế giữ con chúng tôi, không may thằng bé té ngã, đầu sưng lên một cục. Chồng tôi đi làm về, thấy trán con sưng bầm thì nổi giận mắng mẹ. Bà càng giải thích thì anh càng to tiếng nên bà cũng mắng lại.
Cãi qua cãi lại, chồng tôi thốt lên một câu khiến cả nhà sững sờ: "Đúng là mẹ ghẻ, chẳng bao giờ biết thương con chồng, chứ đừng nói đến cháu chồng". Mẹ chồng kế nghe xong, bà khựng lại giây lát rồi lau nước mắt, dắt xe đạp đi. Bố chồng theo cản lại thì bà nói sang nhà hàng xóm tâm sự cho đỡ buồn thôi.
Một lúc sau, tôi đang nấu ăn trong bếp thì cô hàng xóm hớt hải chạy sang. Cô ấy nói không ra hơi, bảo tôi sang đưa mẹ chồng kế đi cấp cứu; bà sang tâm sự, đau khổ quá, khóc kể một lúc thì lên cơn đau tim. Biết tin, tôi và bố chồng vội vã chạy sang bên nhà hàng xóm, gọi xe cấp cứu đưa mẹ đi viện ngay. Còn chồng tôi đứng thất thần, sững sờ.
Cũng may chúng tôi đưa bà đến viện kịp thời nên không sao, chỉ phải ở lại bệnh viện theo dõi vài ngày thôi. Tối đó, tôi về lấy đồ đạc cho mẹ chồng kế, sẵn tiện phân tích rõ tình cảm, sự yêu thương của bà dành cho chồng tôi, để anh ấy suy xét lại lỗi lầm của bản thân. Nếu không nhờ tình thương của bà, chắc chắn anh sẽ không có ngày hôm nay. Nếu bà không thương anh, sẽ không vì nuôi dưỡng con riêng của chồng mà không sinh con, càng không xây nhà cửa, giữ cháu.
Sáng nay, chồng tôi chủ động xin nghỉ làm vào bệnh viện chăm sóc mẹ kế. Hình như anh đã nhận ra lỗi sai của mình. Nhưng mẹ nhìn thấy anh là lại khóc lóc, tủi thân trong bệnh viện, tình cảnh rất khó coi. Thật lòng, tôi không biết phải hòa giải 2 người bằng cách nào nữa?
Trước đám cưới, mẹ kế dúi vào tay tôi tấm thẻ nói cho tôi 60 triệu làm của hồi môn, nhưng ngày tôi ra ngân hàng rút tiền thì chết lặng Chúng tôi đến ngân hàng, tra cứu lịch sử giao dịch của chiếc thẻ. Nhìn bảng sao kê, lòng tôi ngổn ngang trăm mối. Tôi năm nay 26 tuổi. Mẹ tôi qua đời vì bệnh khi tôi mới 10 tuổi. Sau đó, bố tôi kết hôn với bà Lệ, người mà sau này trở thành mẹ kế của tôi. Dù bề ngoài bà...