5 tháng đầu năm: 89% dân số tham gia BHYT
Tính đến 31/5 đã có 84,5 triệu người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), đạt tỷ lệ bao phủ BHYT khoảng 89% dân số. Dự kiến đến cuối năm 2019 con số này sẽ là 90%.
Sau khi đẩy mạnh thực hiện lộ trình y tế toàn dân, tính đến hết tháng 5/2019, thống kê của BHXH Việt Nam cho thấy đã có 84,5 triệu người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), đạt tỷ lệ bao phủ BHYT khoảng 89% dân số. Trong đó nhóm do người sử dụng lao động và người lao động đóng là khoảng 13,4 triệu người; nhóm do tổ chức BHXH đóng là 3,1 triệu người; nhóm do ngân sách Nhà nước đóng là 34,2 triệu người; nhóm do ngân sách Nhà nước hỗ trợ đóng khoảng 17,1 triệu người và nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình khoảng 16,7 triệu người.
Về tình hình chi khám chữa bệnh BHYT 5 tháng đầu năm, BHXH cũng cho hay, theo số liệu trên hệ thống giám sát do Trung tâm giám định BHYT và thanh toán đa chiều khhu vực phía Bắc đã có 72,28 triệu lượt khám chữa bệnh BHYT, tăng 4,01% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó số lượt khám chữa bệnh ngoại trú là 65,72 triệu lượt, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm ngoái và số lượt khám chữa bệnh nội trú là 6,56 triệu lượt, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước.
5 tháng đầu năm đã có 89% dân số tham gia BHYT (ảnh minh họa)
Video đang HOT
Theo BHXH Việt Nam số chi khám chữa bệnh BHYT toàn quốc 5 tháng khoảng hơn 40.414 tỷ đồng, tăng gần 5% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó số chi khám chữa bệnh ngoại trú là 15.750 tỷ đồng, tăng 6,45% và số chi khám chữa bệnh nội trú là 24.663 tỷ đồng, tăng 4,06%. Nếu tính từ đầu năm đến hết tháng tháng 5 thì tổng số chi khám chữa bệnh BHYT (hơn 40.414 tỷ đồng) bằng 113,78% dự toán 5 tháng đầu năm và bằng 46,68% dự toán giao toàn quốc.
BHXH Việt Nam cho biết, có 22 tỉnh bảo đảm được kinh phí khám chữa bệnh.
Để triển khai thực hiện tốt chính sách BHYT năm 2019, bảo đảm quyền lợi của người tham gia BHYT và bảo đảm quản lý, sử dụng quỹ BHYT đạt hiệu quả, trong 6 tháng cuối năm BHXH Việt Nam sẽ tập trung vào 6 giải pháp trọng tâm, trong đó đáng chú ý nhất là chỉ đạo BHXH các tỉnh phối hợp với Sở Y tế, các cơ sở khám chữa bệnh điều hành và thực hiện hiệu quả dự toán chi khám chữa bệnh BHYT, đề xuất các giải pháp tăng cường kiểm soát chi phí khám chữa bệnh, ngăn ngừa tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ khám chữa bệnh BHYT.
BHXH Việt Nam cũng chỉ đạo, hướng dẫn các BHXH các tỉnh địa phương giám giám định vùng theo hướng chuyên nghiệp, nâng cao hiệu quả quản lý chi khám chữa bệnh BHYT và phòng chống lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT. Tăng cường kiểm soát chi phí, chống hiện tượng lạm dụng và trục lợi quỹ khám chữa bệnh… Đồng thời chủ động phối hợp với các ban ngành, tổ chức chính trị xã hội tại địa phương giám sát, cung cấp thông tin về những cơ sở y tế lạm dụng quỹ khám chữa bệnh BHYT…
Cũng theo BHXH Việt Nam, nhân 10 năm ngày BHYT Việt Nam (1/7/2009 – 1/7/2019), năm nay, BHXH Việt Nam sẽ tập trung lan tỏa ý nghĩa, tính nhân đạo, nhân văn sâu sắc của chính sách BHYT trong cộng đồng xã hội với các nội dung: Sức khỏe cộng đồng gắn liền với BHYT toàn dân, BHXH, BHYT là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, tham gia BHYT là quyền lợi, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, BHYT chia sẻ gánh nặng chi phí khám chữa bệnh với người mắc bệnh mãn tính và toàn xã hội chung tay để 100% người dân có thẻ BHYT…
Nguyễn Anh
Theo Petro times
Hà Nội: Sẽ kiểm tra đột xuất, xử lý các bệnh viện thu tiền thăm nuôi người bệnh
Sở Y tế Hà Nội cho biết, nếu phát hiện bệnh viện nào thu tiền thăm nuôi người bệnh như thu "tiền áo vàng", tiền thang máy, tiền đi vệ sinh... thì sẽ xử lý nghiêm khắc.
Hà Nội cấm các cơ sở y tế không được thu "tiền áo vàng" với người chăm sóc bệnh nhân
Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu giám đốc các cơ sở khám chữa bệnh trong toàn ngành thực hiện nghiêm chỉ đạo của Bộ Y tế về việc không được thu tiền thăm nuôi người bệnh.
Theo đó, trong văn bản mới nhất của Bộ Y tế chỉ đạo về việc triển khai thực hiện Thông tư 37/2018/TT-BYT, Bộ Y tế một lần nữa nhắc lại quy định các cơ sở y tế không được thu tiền đối với người nhà vào thăm nuôi người bệnh dưới các hình thức như: tiền áo vàng, tiền quần áo người nhà bệnh nhân...
Lý do vì giá dịch vụ ngày giường bệnh đã bao gồm các chi phí điện, nước, vệ sinh buồng bệnh của người nhà bệnh nhân.
Vì thế, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu lãnh đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ đạo trong đơn vị phải niêm yết, thông báo công khai tại phòng khám, khu điều trị, khu vực thanh toán tiền dịch vụ y tế nội dung đơn vị không thu tiền áo vàng, tiền quần áo với người chăm sóc bệnh nhân, tiền đi cầu thang máy, tiền đi vệ sinh... của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.
Sở Y tế Hà Nội cũng cho biết sẽ tiến hành kiểm tra nội dung này lồng ghép trong các đợt kiểm tra đánh giá chất lượng bệnh viện, kiểm tra đột xuất công tác khám chữa bệnh và xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm.
Theo ANTD
'Bác sĩ phải bỏ tư duy ban ơn để phục tùng người bệnh!' Người thầy thuốc phải thay đổi tư duy từ ban ơn sang phục tùng người bệnh thì chỉ số hài lòng của người bệnh đánh giá cho BV mới thay đổi. Đó là một trong những y tế được PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ y tế nhấn mạnh tại buổi gặp mặt báo chí vào...