5 thẩm phán định đoạt vụ kiện Biển Đông

Theo dõi VGT trên

Ban trọng tài xét xử vụ kiện Biển Đông của Philippines gồm các thẩm phán, chuyên gia về luật biển và luật quốc tế, trong đó có 4 người châu Âu và một người Ghana.

5 thẩm phán định đoạt vụ kiện Biển Đông - Hình 1

Sau khi Philippines nộp đơn kiện lên Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) vào tháng 1/2013, ban trọng tài gồm 5 người cho vụ kiện này được thành lập để xét xử. Philippines và Trung Quốc mỗi bên có quyền chọn hai thẩm phán, còn chủ tịch Tòa Quốc tế về Luật biển (ITLOS) chọn người thứ 5. Nhưng Trung Quốc khăng khăng từ chối tham gia vào vụ kiện, tự chối bỏ quyền chọn thẩm phán, buộc chủ tịch ITLOS khi đó là ông Shunji Yanai, một công dân Nhật Bản, phải chọn thay cho Trung Quốc. Ảnh: PCA

5 thẩm phán định đoạt vụ kiện Biển Đông - Hình 2

Thẩm phán Thomas A. Mensah sinh năm 1932 tại Ghana, ông có bằng tiến sĩ tại trường luật của Đại học Yale, Mỹ. Ông từng giảng dạy ở nhiều trường như Đại học Ghana, Đại học Hàng hải Thế giới ở Thụy Điển, Đại học Leiden ở Hà Lan, và Đại học Hawaii ở Mỹ. Ông cũng từng là cố vấn đặc biệt về luật môi trường cho một chương trình của Liên Hợp Quốc (LHQ).

Ông Mensah từng giữ chức chủ tịch Tòa Quốc tế về Luật biển năm 1996-1999. Ông hiện là phó chủ tịch Tổ chức Luật biển Quốc tế. Ông là chủ tịch của ban trọng tài trong vụ kiện về vấn đề Biển Đông. Ảnh: worldmaritimenews

5 thẩm phán định đoạt vụ kiện Biển Đông - Hình 3

Thẩm phán Jean-Pierre Cot, sinh năm 1937 ở Thụy Sĩ, là giáo sư luật quốc tế và thẩm phán tại Tòa Quốc tế về Luật Biển. Ông có bằng tiến sĩ luật tại Đại học Sorbonne ở Pháp và từng giảng dạy luật ở Đại học Amiens và Đại học Paris I. Ông là thành viên của Nghị viện châu Âu năm 1978-1979 và 1984-1999. Ông là thành viên Tòa Quốc tế về Luật biển từ năm 2002. Ảnh: MAE Romania

5 thẩm phán định đoạt vụ kiện Biển Đông - Hình 4

Thẩm phán Stanislaw Pawlak sinh năm 1933 tại Ba Lan. Ông có bằng tiến sĩ tại Đại học Warsaw và từng đảm nhận nhiều vị trí trong Bộ ngoại giao Ba Lan.

Ông xuất bản nhiều cuốn sách và viết nhiều bài báo trên các tạp chí khoa học về luật quốc tế, luật biển, và mối quan hệ quốc tế khi xét đến các hoạt động của Liên Hợp Quốc. Ông cũng nghiên cứu cả chính sách đối ngoại của Nhật, Mỹ và Trung Quốc. Ông là thành viên của Tòa Quốc tế về Luật biển từ năm 2005. Ảnh: ITLOS

5 thẩm phán định đoạt vụ kiện Biển Đông - Hình 5

Giáo sư Alred H.A. Soons sinh năm 1948, có bằng tiến sĩ từ Đại học Utrecht, Hà Lan. Ông từng đảm đương nhiều vị trí trong chính phủ Hà Lan và giảng dạy luật quốc tế tại Đại học Utrecht. Ông hiện là thành viên của Cơ quan tư vấn Các chuyên gia về Luật Biển thuộc Ủy ban Hải dương học Liên chính phủ (IOC/ABE-LOS), và đồng giám đốc của Viện Luật và Chính sách Đại dương Rhodes. Ảnh: UW Law

Video đang HOT

5 thẩm phán định đoạt vụ kiện Biển Đông - Hình 6

Thẩm phán Rudiger Wolfrum, sinh năm 1941 tại Đức, là tiến sĩ về luật quốc tế và từng giảng dạy tại Đại học Heidelberg. Ông là thẩm phán tại Tòa Quốc tế về Luật Biển kể từ năm 1996, và từng là chủ tịch tòa năm 2005-2008. Ảnh: Europa

Phương Vũ

Theo VNE

Phán quyết vụ kiện 'đường lưỡi bò' ảnh hưởng thế nào đến Việt Nam

Nếu yêu sách "đường lưỡi bò" Trung Quốc nêu ra ở Biển Đông bị Tòa bác bỏ, đây sẽ là cơ sở khiến Bắc Kinh phải điều chỉnh các hành vi với các nước liên quan trong thời gian tới.

Phán quyết vụ kiện đường lưỡi bò ảnh hưởng thế nào đến Việt Nam - Hình 1

Trung Quốc gần đây tăng cường xây dựng các đảo nhân tạo ở Biển Đông với ý đồ chiếm hữu khu vực này. Ảnh: CSIS

Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Lan Anh, Phó khoa Luật Quốc tế, Học viện Ngoại giao, trao đổi với VnExpress các vấn đề Tòa trọng tài có thể ra phán quyết và diễn biến trên Biển Đông sau đó.

- Bà dự đoán thế nào về phán quyết sắp tới của Tòa trọng tài với vụ kiện của Philippines?

- Đến nay đa số các học giả đều cho rằng phán quyết sẽ tương đối thuận lợi cho Philippines và có thể bất lợi với Trung Quốc. Có hai cơ sở để đưa ra nhận định này, một là các nội dung mà Philippines khởi kiện tương đối hợp lý. Chẳng hạn như Philippines kiện về yêu sách "đường lưỡi bò" (ĐLB) của Trung Quốc và yêu cầu tòa xác định đâu là những bãi cạn lúc nổi lúc chìm hay là đâu là đảo. Đây là các vấn đề rất có triển vọng để tòa có thể đưa ra phán quyết phù hợp với lợi ích của Philippines.

Cơ sở thứ hai là dựa trên các phản ứng chuẩn bị của Trung Quốc, gần đây chúng ta thấy Trung Quốc phản ứng rất gay gắt cả về ngoại giao và trên thực địa. Nhiều quan điểm cho rằng có thể Trung Quốc dự liệu kết luận khá tiêu cực cho mình thì mới có những phản ứng đi trước như thế, nếu cảm thấy rằng phán quyết tích cực thì có thể họ đã kiên nhẫn chờ đợi thêm.

- Các nội dung mà Tòa có thể đưa ra phán quyết là gì?

- Phán quyết của tòa dự kiến sẽ tập trung vào ba khía cạnh lớn, đó là yêu sách của Trung Quốc về ĐLB, hai là quy chế pháp lý của 9 cấu trúc trên biển và ba là về một số hành vi vi phạm của Trung Quốc ở Biển Đông.

Với ĐLB, đến nay Trung Quốc chưa có giải thích chính thức cụ thể ĐLB là gì, do đó hoặc tòa sẽ phải tự giả định, dự đoán xem ĐLB sẽ có những cách hiểu như thế nào, Tòa phải tự biện luận trong từng cách hiểu mà mình đưa ra, đó là một phương án. Giả thuyết thứ hai là Tòa không đi vào chi tiết đến thế, Tòa sẽ đi theo những gì Philippines hỏi vì Manila chỉ hỏi ĐLB với tư cách là một yêu sách về các vùng biển, vì thế Tòa có thể chỉ kết luận về yêu sách về vùng biển.

Với quy chế pháp lý của các cấu trúc mà Philippines đã khởi kiện ở Biển Đông, có hai khía cạnh cần trả lời, đó là cần xác định cấu trúc đó thuộc loại gì, là bãi cạn lúc nổi lúc chìm hay là đảo. Sau khi trả lời câu hỏi phân loại này, Tòa phải xác định cấu trúc đó có được bao nhiêu vùng biển. Nếu là bãi cạn lúc nổi lúc chìm thì nó tùy thuộc vào vị trí của bãi cạn, nếu nằm trong phạm vi 12 hải lý thì các bãi cạn sẽ được quy thuộc về các cấu trúc đất liền hoặc đảo, nếu nằm ngoài 12 hải lý thì được quy thuộc về đáy biển.

Trong vụ kiện này, Philippines đưa ra một câu hỏi rất cụ thể là Vành Khăn và Cỏ Mây có thuộc thềm lục địa của nước này không. Để trả lời câu hỏi này, Toà trọng tài sẽ phải phân tích vấn đề lớn hơn, đó là liệu hai bãi cạn này (lúc nổi lúc chìm) chỉ nằm trên thềm lục địa của Philippines? Hay có thể các bãi cạn đó còn nằm trên thềm lục địa của bất kỳ bên nào khác? Nếu có một cấu trúc nào đó khác ở Trường Sa có 200 hải lý, thì hai cấu trúc Philippines hỏi (Vành Khăn và Cỏ Mây) có thể nằm trong vùng chồng lấn, trong trường hợp đó thì Tòa có thể không kết luận được do liên quan đến vấn đề phân định biển. Đồng thời, việc kết luận các cấu trúc khác có 200 hải lý hay không thì không nằm trong câu hỏi của Philippines và vì vậy Toà trọng tài có thể không cần trả lời.

Ở khía cạnh này, Philippines cũng hỏi những cấu trúc khác là các bãi cạn lúc nổi lúc chìm và không thuộc thềm lục địa của bên nào cả. Tuy nhiên, Philippines không hỏi trực tiếp, mà đặt yêu cầu Toà kết luận việc chiếm đóng của Trung Quốc là bất hợp pháp. Đây cũng là một phần yêu cầu mà Tòa có thể kết luận chi tiết hoặc chung chung, tùy thuộc vào khả năng tạo ra vùng biển của các cấu trúc khác, ngoài các cấu trúc mà Philippines hỏi, tại Trường Sa.

Với các hành vi vi phạm của Trung Quốc, Manila kiện rất nhiều loại hành vi vi phạm của Bắc Kinh ở Biển Đông, từ quyền chủ quyền, quyền tài phán trong vùng đặc quyền kinh tế, trong thềm lục địa đến vi phạm về nghề cá, vi phạm dầu khí, vi phạm liên quan đến xây dựng các công trình nhân tạo, an toàn hàng hải, thậm chí có cả hành động làm trầm trọng hóa tranh chấp. Có hai khả năng, một là Tòa sẽ gộp chung lại tất cả các hành vi vi phạm của Trung Quốc sau khi tòa xác định được các vùng biển, phạm vi của nó, dẫn tới câu trả lời Bắc Kinh vi phạm thế nào. Khả năng thứ hai là nếu Tòa không xác định được như thế, chưa rõ Tòa có đi sâu vào từng hành vi vi phạm hay không, hay chỉ kết luận chung chung.

Tóm lại vụ kiện này có ba vấn đề lớn, có nhiều khía cạnh nhỏ. Toà có thể kết luận chi tiết về các khía cạnh nhỏ hoặc không tuỳ thuộc vào khả năng tạo ra vùng biển của các cấu trúc tại Trường Sa. Nếu có cấu trúc có vùng biển 200 hải lý thì tồn tại vùng biển chồng lấn, và để kết luận một số vấn đề Philippines đặt câu hỏi thì cần phân định biển, một vấn đề mà Toà không có thẩm quyền.

- Phán quyết của tòa sẽ tác động đến tình hình Biển Đông như thế nào?

- Sẽ có hai xu hướng. Philippines dù giành được lợi ích ở vụ kiện này thì Trung Quốc sẽ vẫn cứ phớt lờ, thể hiện chính sách của mình để leo thang căng thẳng ở Biển Đông để thách thức phán quyết. Bắc Kinh càng chứng minh chính sách của mình đã nêu từ trước đến nay, là chính sách ba không: không công nhận trọng tài, không tham gia và không thực thi phán quyết của trọng tài, như vậy Trung Quốc sẽ càng hành xử theo cách "tôi thực sự không công nhận".

Tuy vậy, dù không có cơ chế ép buộc thực hiện nhưng mọi phán quyết khi được đưa ra gián tiếp sẽ là thông điệp gửi tới toàn thế giới đâu là đúng đâu là sai. Các quốc gia có thể có cơ hội để chọn lựa quan điểm của mình, các quốc gia tiến bộ trên thế giới chắc chắn sẽ đứng về luật pháp quốc tế, sẽ biết họ có thể đưa ra những lời tuyên bố như thế nào. Những tuyên bố của họ sẽ tạo ra áp lực cho Trung Quốc, có thể về lâu dài Bắc Kinh sẽ thay đổi quan điểm của mình. Thực tế này đã được chứng minh, một số cường quốc ban đầu cũng thách thức phán quyết của tòa trong vụ kiện của các nước nhỏ hơn, không lâu sau đó đã thực hiện. Triển vọng này làm giới quan sát cũng hy vọng sẽ xảy ra ở Biển Đông.

Trên thế giới không có "cơ chế cứng" thực hiện phán quyết của tòa án, nhưng sẽ có "cơ chế mềm", đó là là dư luận tiến bộ, là hình ảnh, uy tín của một quốc gia trên thế giới. Trung Quốc có thể hiểu điều đó hơn ai hết, có thể có sự điều chỉnh trong tương lai nếu họ thực sự muốn trở thành một cường quốc được các quốc gia khác tôn trọng.

Nếu phán quyết không có lợi cho Philippines, gián tiếp tạo cơ sở pháp lý cho Trung Quốc thì Bắc Kinh lại càng có cơ sở để thực hiện. Lúc đó không ai chỉ trích được nữa, như vậy bất lợi hay có lợi cho Philippines thì tình hình diễn biến ở Biển Đông ít nhất trong ngắn hạn là sẽ vẫn căng thẳng.

- Philippines phải làm gì tiếp theo?

- Nếu phán quyết có lợi thì Manila sẽ sử dụng kết quả này để đàm phán với Bắc Kinh, tân Tổng thống Philippines là Rodrigo Duterte đã nhiều lần nói đến giải pháp này. Philippines sẽ sử dụng phán quyết để có những lợi thế nhất định trong đàm phán với Trung Quốc.

Nếu phán quyết của Tòa bất lợi cho Philippines, bằng cách nào đó Tòa khẳng định một số vấn đề trong vụ kiện đó là không thuộc thẩm quyền, Manila có thể vận dụng một quy định cụ thể của Công ước luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc (UNCLOS), quy định tại Điều 298 để tiếp tục khởi động một thủ tục tiếp theo, đó là thủ tục hòa giải bắt buộc. Theo Điều 298, nếu vụ kiện liên quan đến phân định biển mà bị loại trừ khỏi thẩm quyền của trọng tài thì các bên phải có nghĩa vụ đưa ra hòa giải bắt buộc. Philippines có thể tận dụng cơ hội này để bắt buộc Trung Quốc ngồi vào bàn đàm phán, thảo luận các vấn đề khúc mắc nhất là phân định biển. Đó là một trong những khả năng mà Manila có thể sử dụng nếu như phán quyết bất lợi với họ.

- Phán quyết của tòa sẽ ảnh hưởng thế nào đến Việt Nam?

- Nếu diễn biến ở Biển Đông căng thẳng hơn, rõ ràng Việt Nam sẽ gặp bất lợi. Mọi diễn biến căng thẳng trên thực địa, chính trị, ngoại giao hay kinh tế thì đều có tác động xấu đến lợi ích của Việt Nam.

Nếu phán quyết có lợi cho Philippines, ít nhất từ khía cạnh pháp lý Việt Nam cũng sẽ được hưởng lợi ở một số điểm có chung lợi ích với Philippines. Chẳng hạn nếu Philippines bác bỏ được ĐLB thì đó cũng là một thắng lợi chung của Việt Nam, vì ĐLB bao vòng quanh Biển Đông và cũng chắn cả vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa của Việt Nam.

Nếu Manila làm rõ được quy chế của các cấu trúc giúp hạn chế được vùng biển của các cấu trúc đó chỉ còn 12 hải lý, thì đây cũng là kết luận tích cực, vì qua đó chúng ta cũng hạn chế được các vùng biển mà Trung Quốc sẽ viện cớ coi là vùng có tranh chấp.

Nếu Philippines thành công trong cáo buộc những hành vi mà Trung Quốc đã tiến hành ở Biển Đông là vi phạm thì nó cũng tạo ra một tiền lệ rất tốt để buộc Bắc Kinh về lâu dài sẽ phải kiềm chế hơn các hành động của mình, không thực hiện các hành động tương tự như đã thực hiện với Việt Nam. Nếu so sánh thì chúng ta thấy các hành động của Trung Quốc với Philippines cũng tương tự với Việt Nam, đều liên quan đến nghề cá, dầu khí, xây dựng đảo nhân tạo, cũng cố tình đâm va trên biển và phá hủy môi trường, làm trầm trọng hóa tranh chấp. Về cơ bản các hành vi của Trung Quốc bị Philippines khởi kiện cũng khá tương đồng với những gì Việt Nam đang phải gánh chịu.

- Một phán quyết bất lợi cho Philippines thì sao thưa bà?

- Đương nhiên một phần nào đó phán quyết cũng bất lợi cho Việt Nam, vì nếu Manila thất bại trong việc đấu tranh với ĐLB thì nó không chỉ là thất bại về mặt pháp lý mà còn khiến Bắc Kinh từ nay trở đi có cơ sở leo thang trên thực địa. Đó là thất bại rất to lớn, có thể nói là thất bại của cả hệ thống pháp luật nói chung, khi mà các nước phải thừa nhận một đường yêu sách phi lý như vậy.

Nếu Philippines không làm hạn chế được các vùng biển hoặc các cấu trúc hoặc tòa bằng cách nào đó kết luận một cách mập mờ, không rõ ràng và để ngỏ cho khả năng các cấu trúc có 200 hải lý thì Philippines sẽ thất bại trong việc giới hạn các vùng biển tranh chấp. Trung Quốc sẽ có cơ sở biến những gì mà Việt Nam từng cảnh báo, đó là biến vùng không có tranh chấp thành vùng có tranh chấp. Bắc Kinh có thể mở rộng hết 200 hải lý đó thành các vùng có tranh chấp, trên cơ sở đó họ sẽ tiến hành các hoạt động chẳng khác gì họ đang thực hiện ĐLB, Việt Nam sẽ có ít cơ sở để đấu tranh với các hành vi vi phạm của họ hơn. Khi đó các hành vi của họ sẽ được mang danh là các hành động diễn ra trên khu vực chồng lấn, chứ không còn là hành động diễn ra ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, như thế là bất lợi cho Việt Nam.

- Việt Nam có thể thấy gì từ vụ kiện của Philippines?

- Có thể nói đây là vụ kiện vô cùng quan trọng, vì lần đầu tiên nó thể hiện một nỗ lực pháp lý để giải quyết một số khía cạnh ở tranh chấp Biển Đông tại các cơ quan tài phán. Tuy nhiên, việc sử dụng các cơ quan tài phán cũng có những điểm hạn chế. Một trong những hạn chế là thông thường dư luận trông đợi phán quyết sẽ giúp giải quyết được vấn đề chủ quyền với Hoàng Sa và Trường Sa, nhưng một vụ kiện về chủ quyền chỉ có thể diễn ra nếu có sự chấp thuận của tất cả các bên tranh chấp.

Chính vì vậy nếu trong tương lai Việt Nam dự kiến khởi kiện một vụ tương tự với Trung Quốc, chúng ta phải xác định rõ mục tiêu ban đầu là "không phải để giải quyết chủ quyền, mà chỉ nhằm làm rõ một số khía cạnh pháp lý liên quan đến yêu sách vùng biển", nói cách khác tương tự như vụ kiện của Philippines, chỉ liên quan đến thực thi và giải thích UNCLOS ở Biển Đông mà thôi.

Vụ kiện của Philippines sẽ để lại bài học rất quý cho Việt Nam, từ khâu lựa chọn luật sư, tổ chức một vụ kiện, hình thành các yêu cầu khởi kiện, chiến lược pháp lý, chuẩn bị về chiến lược chính trị ngoại giao, vận động dư luận quốc tế về tính chính nghĩa của vụ kiện. Bất kỳ vụ kiện nào có thể xảy ra trong tương lai cũng cần có sự cân nhắc rất thấu đáo của rất nhiều cơ quan, bộ ngành, cân nhắc trên cơ sở lợi ích của Việt Nam trên nhiều phương diện, cân nhắc bối cảnh quan hệ Việt Nam với Trung Quốc.

Việt Anh

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ông Trump: Xung đột Nga - Ukraine phải chấm dứtÔng Trump: Xung đột Nga - Ukraine phải chấm dứt
22:07:53 17/12/2024
Mỹ sắp trừng phạt mạnh tay đội tàu "dầu bóng tối" của NgaMỹ sắp trừng phạt mạnh tay đội tàu "dầu bóng tối" của Nga
12:51:45 17/12/2024
Dùng xe tải 5 tấn và 20 người hỗ trợ chôn cất người đàn ông nặng 420kgDùng xe tải 5 tấn và 20 người hỗ trợ chôn cất người đàn ông nặng 420kg
07:40:48 18/12/2024
Khai "lố" tuổi để lấy vợ, 28 năm sau người chồng ra tòa yêu cầu hủy hônKhai "lố" tuổi để lấy vợ, 28 năm sau người chồng ra tòa yêu cầu hủy hôn
09:47:50 18/12/2024
Bitcoin tiến sát kỷ lục 108.000 USD sau phát biểu của Tổng thống TrumpBitcoin tiến sát kỷ lục 108.000 USD sau phát biểu của Tổng thống Trump
07:20:30 18/12/2024
Trung Quốc tăng thời gian quá cảnh miễn thị thực cho công dân từ 54 nướcTrung Quốc tăng thời gian quá cảnh miễn thị thực cho công dân từ 54 nước
06:33:35 19/12/2024
Tính toán của Ukraine khi ám sát tướng cấp cao của NgaTính toán của Ukraine khi ám sát tướng cấp cao của Nga
13:55:16 18/12/2024
Vụ nữ sinh xả súng: Lời cảnh tỉnh nữa về nạn bạo lực súng đạn ở MỹVụ nữ sinh xả súng: Lời cảnh tỉnh nữa về nạn bạo lực súng đạn ở Mỹ
19:51:10 17/12/2024

Tin đang nóng

Cháy quán cà phê 11 người tử vong: Lời khai của nghi phạmCháy quán cà phê 11 người tử vong: Lời khai của nghi phạm
05:59:17 19/12/2024
Vụ cháy 11 người tử vong: Nạn nhân không có cơ hội thoát bằng cửa chínhVụ cháy 11 người tử vong: Nạn nhân không có cơ hội thoát bằng cửa chính
09:49:42 19/12/2024
Clip nghi phạm đốt quán hát khiến 11 người chết ở Hà NộiClip nghi phạm đốt quán hát khiến 11 người chết ở Hà Nội
07:05:15 19/12/2024
Khởi tố vụ án "Giết người", khởi tố bị can vụ đốt quán café làm 11 người tử vong tại Hà NộiKhởi tố vụ án "Giết người", khởi tố bị can vụ đốt quán café làm 11 người tử vong tại Hà Nội
06:41:49 19/12/2024
Xoài Non tung ảnh tình tứ bên Gil Lê, netizen "zoom cận" 1 chi tiết thân mật gây xôn xaoXoài Non tung ảnh tình tứ bên Gil Lê, netizen "zoom cận" 1 chi tiết thân mật gây xôn xao
06:54:34 19/12/2024
Nóng: Diệp Lâm Anh và chồng cũ bị bắt cận cảnh tái hợp sượng trân, nhưng biểu cảm của 2 người đẹp bên cạnh mới là thú vị!Nóng: Diệp Lâm Anh và chồng cũ bị bắt cận cảnh tái hợp sượng trân, nhưng biểu cảm của 2 người đẹp bên cạnh mới là thú vị!
06:49:39 19/12/2024
Đưa dì út mỗi tháng 10 triệu chăm mẹ già bị liệt, mẹ tôi bật khóc tức giận khi lật chiếc chăn của bà ngoại lênĐưa dì út mỗi tháng 10 triệu chăm mẹ già bị liệt, mẹ tôi bật khóc tức giận khi lật chiếc chăn của bà ngoại lên
08:07:58 19/12/2024
Hyun Bin đích thân thừa nhận thời điểm yêu Son Ye Jin nhưng thật ra là nói dối?Hyun Bin đích thân thừa nhận thời điểm yêu Son Ye Jin nhưng thật ra là nói dối?
08:56:25 19/12/2024

Tin mới nhất

Mỹ giải mã hiện tượng UAV bí ẩn

Mỹ giải mã hiện tượng UAV bí ẩn

08:45:26 19/12/2024
Tổng thống Mỹ Joe Biden và các cơ quan chính phủ đang trấn an người dân sau liên tiếp các vụ phát hiện máy bay không người lái (UAV) bí ẩn gần đây trên lãnh thổ Mỹ.
Trung Quốc nghiên cứu phát triển kỹ thuật mới để chiết xuất uranium từ nước biển

Trung Quốc nghiên cứu phát triển kỹ thuật mới để chiết xuất uranium từ nước biển

08:41:59 19/12/2024
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc sử dụng sáp để tạo ra các hạt gel gốc nước có khả năng tách uranium khỏi nước biển, một giải pháp mới nhằm cung cấp năng lượng cho các nhà máy điện hạt nhân từ đại dương.
FSB bắt nghi phạm vụ ám sát tướng Nga tại Moscow

FSB bắt nghi phạm vụ ám sát tướng Nga tại Moscow

08:39:19 19/12/2024
Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) hôm nay 18.12 thông báo đã bắt giữ nghi phạm thực hiện vụ nổ khiến trung tướng Nga Igor Kirillov thiệt mạng ở Moscow hôm 17.12.
Tổng thống Hàn Quốc không trình diện để cung cấp lời khai

Tổng thống Hàn Quốc không trình diện để cung cấp lời khai

07:19:53 19/12/2024
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol hôm nay đã không trình diện trước cơ quan điều tra để cung cấp lời khai liên quan vụ ban bố thiết quân luật.
Chính phủ mới Syria muốn Nga 'xem xét lại' hiện diện quân sự

Chính phủ mới Syria muốn Nga 'xem xét lại' hiện diện quân sự

06:39:28 19/12/2024
Chính phủ chuyển tiếp Syria cho rằng các động thái quân sự gần đây của Nga mơ hồ và kêu gọi Moscow xem xét lại hiện diện quân sự tại Syria.
CEO TikTok gặp riêng ông Trump, tìm cách ngăn lệnh cấm ở Mỹ

CEO TikTok gặp riêng ông Trump, tìm cách ngăn lệnh cấm ở Mỹ

06:36:29 19/12/2024
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vừa gặp CEO TikTok Châu Thụ Tư, sau khi ông Trump bày tỏ thiện cảm với TikTok và cho hay chính quyền sắp tới của mình sẽ xem xét lại lệnh cấm ứng dụng này.
Thẩm phán ra phán quyết mới bất lợi cho ông Trump về vụ chi tiền bịt miệng

Thẩm phán ra phán quyết mới bất lợi cho ông Trump về vụ chi tiền bịt miệng

06:24:33 19/12/2024
Thẩm phán Juan Merchan ở bang New York (Mỹ) ngày 16.12 nói bản án kết tội Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump về vụ chi tiền bịt miệng diễn viên phim khiêu dâm nên được giữ nguyên, theo Reuters.
Nga phải sẵn sàng chiến đấu với NATO trong thập niên tới

Nga phải sẵn sàng chiến đấu với NATO trong thập niên tới

06:16:53 19/12/2024
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Andrey Belousov ngày 16.12 cảnh báo Moscow phải chuẩn bị tư thế sẵn sàng cho một cuộc xung đột tiềm tàng với NATO trong thập niên tới giữa bối cảnh gia tăng căng thẳng địa chính trị tại châu Âu.
Người đàn ông phát hiện u phổi ác tính từ dấu hiệu không ngờ

Người đàn ông phát hiện u phổi ác tính từ dấu hiệu không ngờ

05:45:09 19/12/2024
Tổn thương được chẩn đoán hướng tới u phổi, dạng u phế quản trung tâm xâm lấn trung thất, gây hẹp phế quản gốc trái. Sau khi có kết quả, ông N. được chuyển đến bệnh viện chuyên khoa để điều trị.
Tổng thống Hàn Quốc đối mặt bê bối mới liên quan đến nhà ngoại cảm

Tổng thống Hàn Quốc đối mặt bê bối mới liên quan đến nhà ngoại cảm

05:38:28 19/12/2024
Ông Jeon là người được cho là có quan hệ gần gũi với Tổng thống Yoon Suk Yeol và vợ ông Yoon. Lệnh khám xét và thu giữ cũng được thực hiện tại nhà riêng của người này.
Nga sẽ đưa vụ Ukraine ám sát tướng cấp cao ra cuộc họp của Liên hợp quốc

Nga sẽ đưa vụ Ukraine ám sát tướng cấp cao ra cuộc họp của Liên hợp quốc

05:36:17 19/12/2024
Tuyên bố của bà Zakharova được đưa ra trong bối cảnh cơ quan điều tra Nga đã bắt giữ một nghi phạm liên quan đến vụ ám sát ông Kirillov, Tư lệnh Lực lượng Phòng vệ Bức xạ, Hóa học và Sinh học của Nga.
Boeing nối lại tất cả các chương trình sản xuất máy bay

Boeing nối lại tất cả các chương trình sản xuất máy bay

05:34:14 19/12/2024
Boeing tuần trước xác nhận đã tái khởi động sản xuất loại máy bay bán chạy 737 MAX vào đầu tháng 12, khoảng 1 tháng sau cuộc đình công kéo dài 7 tuần của 33.000 công nhân nhà máy kết thúc.

Có thể bạn quan tâm

Kẻ phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết có thể đối diện hình phạt nào?

Kẻ phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết có thể đối diện hình phạt nào?

Pháp luật

09:46:32 19/12/2024
Theo luật sư, nạn nhân trong vụ việc này được xác định là tất cả những người có mặt trong quán, chứ không chỉ riêng 11 người tử vong.
Biotin có lợi ích sức khỏe và hạn chế gì?

Biotin có lợi ích sức khỏe và hạn chế gì?

Sức khỏe

09:14:13 19/12/2024
Biotin rất quan trọng để duy trì làn da khỏe mạnh, hỗ trợ sản xuất acid béo, rất cần thiết cho sức khỏe của da. Thiếu hụt biotin có thể biểu hiện bằng các triệu chứng như viêm da hoặc phát ban đỏ, có vảy.
Hoàng Dũng ra MV mới, trả lời cho bí ẩn "đi trốn ê-kíp" suốt thời gian qua

Hoàng Dũng ra MV mới, trả lời cho bí ẩn "đi trốn ê-kíp" suốt thời gian qua

Nhạc việt

09:11:34 19/12/2024
Tối 18/12, Hoàng Dũng đã phát hành sản phẩm âm nhạc Cuối tuần (1825) , tiếp nối chuỗi dự án đánh dấu sự chuyển mình mạnh mẽ trên hành trình nghệ thuật.
Hoa hậu Tiểu Vy đối đầu đàn chị Kỳ Duyên trong phim Tết của Trấn Thành

Hoa hậu Tiểu Vy đối đầu đàn chị Kỳ Duyên trong phim Tết của Trấn Thành

Hậu trường phim

09:06:10 19/12/2024
Dàn diễn viên phim điện ảnh Bộ tứ báo thủ gồm Trấn Thành, Lê Giang, Uyển Ân, Tiểu Vy, Kỳ Duyên... tung bộ ảnh mừng Giáng sinh khiến công chúng rần rần
Hiện trường vụ cháy quán 'Hát cho nhau nghe' khiến 11 người chết ở Hà Nội

Hiện trường vụ cháy quán 'Hát cho nhau nghe' khiến 11 người chết ở Hà Nội

Tin nổi bật

09:04:02 19/12/2024
Đêm qua, vụ cháy nhà 4 tầng ở số 258 đường Phạm Văn Đồng (phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đã khiến 11 người chết. Hiện trường được dựng rào phong tỏa.
Hạnh phúc bất ngờ khi lấy một người... không yêu

Hạnh phúc bất ngờ khi lấy một người... không yêu

Góc tâm tình

08:58:30 19/12/2024
Tôi nhắm mắt bước vào cuộc hôn nhân ấy chỉ để chiều lòng bố mẹ, nhưng không ngờ, người chồng tôi lấy lại hết lòng yêu thương, chiều chuộng, cho tôi một cuộc sống hạnh phúc ngoài mong đợi.
Cố đô Huế - Vùng đất của những di sản văn hóa vô giá

Cố đô Huế - Vùng đất của những di sản văn hóa vô giá

Du lịch

08:45:45 19/12/2024
Cố đô Huế ngày nay vẫn còn lưu giữ gần như nguyên vẹn những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể chứa đựng nhiều giá trị biểu trưng cho trí tuệ và tâm hồn của dân tộc Việt Nam.
Sao Hàn 19/12: Nam chính 'Khi điện thoại đổ chuông' phát ngôn coi thường phụ nữ

Sao Hàn 19/12: Nam chính 'Khi điện thoại đổ chuông' phát ngôn coi thường phụ nữ

Sao châu á

08:15:00 19/12/2024
IU thắng kiện vụ đạo nhạc, được bồi thường 30 triệu won; nam chính phim Khi điện thoại đổ chuông Yoo Yeon Seok từng phát ngôn gây tranh cãi về phụ nữ.
Hoa hậu Việt ồ ạt đi thi quốc tế, mấy người giành vương miện?

Hoa hậu Việt ồ ạt đi thi quốc tế, mấy người giành vương miện?

Sao việt

08:10:29 19/12/2024
2024 được xem là năm thăng trầm của những đại diện Việt Nam tại cuộc thi sắc đẹp quốc tế, có người đạt thành tích cao nhưng nhiều người lại ra về trong lặng lẽ.