5 thách thức lớn với tân Thủ tướng Anh Boris Johnson
Sau khi chính thức dọn vào số 10 phố Downing, công việc đầu tiên của ông Boris Johnson trên cương vị Thủ tướng mới của nước Anh là thành lập và công bố nội các vào ngày 25-7.
Tuy nhiên, giới phân tích đánh giá, ít có Thủ tướng thời bình nào của nước Anh lại nhậm chức trong bối cảnh có nhiều thách thức như hiện tại.
Tân Thủ tướng Anh Boris Johnson tại số 10 phố Downing ở Thủ đô London ngày 24-7-2019
Thách thức đầu tiên mà ai cũng nhận thấy đó là thỏa thuận Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) hay còn gọi là Brexit. Ngày 24-7, trong bài phát biểu đầu tiên sau khi nhậm chức Thủ tướng Anh, ông Boris Johnson cam kết sẽ đưa nước Anh rời khỏi EU vào đúng thời hạn chót 31-10.
Ông Johnson hiểu rõ đâu là “chướng ngại vật” khi người tiền nhiệm Theresa May đã 3 lần đề xuất kế hoạch Brexit nhưng đều không được Quốc hội thông qua. Có hai vấn đề ở đây: Đầu tiên là thời gian, sự thay đổi lãnh đạo ở London và Brussels mùa hè này sẽ tạo điều kiện cho các cuộc đàm phán lại vào khoảng tháng 9 và tháng 10 trước thời hạn chót của Brexit vào 31-10. Bên cạnh đó, 27 quốc gia thành viên EU đã nhiều lần khẳng định họ sẽ không đàm phán lại Thỏa thuận Rút khỏi, vốn đặt ra mối quan hệ tương lai giữa Anh và EU.
Bởi vậy, giải pháp của ông Johnson là cần thuyết phục Nghị viện phê chuẩn “những điều tốt nhất” trong kế hoạch của bà Theresa May, chẳng hạn như quyền của công dân EU và mở rộng các hiệp định hợp tác quốc phòng và an ninh. Tuy nhiên, ông Boris Johnson cũng cảnh báo Vương quốc Anh phải chuẩn bị kịch bản cho khả năng Brexit không thỏa thuận nếu EU tiếp tục từ chối đàm phán lại. Ông nói rằng Anh đã chuẩn bị đầy đủ cho kịch bản đó, bất chấp cảnh báo rằng điều này sẽ gây tổn hại cho nền kinh tế của Anh với ít nhất là một cuộc suy thoái kéo dài 1 năm.
Thứ hai là thách thức về quản trị. Thành lập và điều hành chính phủ là điều hiển nhiên, nhưng nhiệm kỳ Thủ tướng của ông Boris Johnson có thể bị cắt ngắn rất nhanh, khi Công đảng đối lập có thể kêu gọi một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại Quốc hội 650 ghế ngay từ ngày thứ hai ông tại vị. Đảng Bảo thủ của ông Boris Johnson không có đa số ghế cần thiết để vị tân Thủ tướng tồn tại trong một cuộc bỏ phiếu như vậy.
Thứ ba là quan hệ với Iran và Trung Quốc. Chương trình hạt nhân Iran là vấn đề mới nổi thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận quốc tế. Trong khi nước Mỹ sau khi rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran hồi năm ngoái muốn gây áp lực đòi tăng trừng phạt với Iran thì Liên minh châu Âu lại có quan điểm khác, họ đề nghị Iran tôn trọng thỏa thuận và chủ trương giải quyết căng thẳng bằng đàm phán. Anh cùng với Đức và Pháp vẫn là những thành viên ký kết thỏa thuận hạt nhân Iran nhưng quan hệ giữa Anh và Iran gần đây căng thẳng do các vụ đụng độ tàu chở dầu ở vùng Vịnh. Các đồng minh châu Âu sẽ theo dõi xem liệu Thủ tướng đương nhiệm, cựu Ngoại trưởng Anh sẽ lựa chọn chính sách quan hệ ngoại giao như thế nào về vấn đề này.
Video đang HOT
Tương tự, quan hệ giữa Vương quốc Anh với Trung Quốc cũng gặp khó khăn không kém. Chính phủ Trung Quốc đã cảnh báo Anh rằng việc loại trừ công ty viễn thông Huawei của Trung Quốc khỏi mạng 5G của Anh có thể gây tác dụng ngược về mối quan hệ thương mại và đầu tư trong tương lai mà Anh đang hy vọng thành lập bên ngoài EU.
Thứ tư là quan hệ với Tổng thống Mỹ Donald Trump. Mỹ vẫn là đồng minh quân sự thân cận nhất của nước Anh. Có lẽ thách thức lớn nhất hiện giờ với ông Boris Johnson là làm sao đạt được một thỏa thuận thương mại tự do với Mỹ để bù đắp cho việc mất đối tác thương mại lớn nhất – EU. Tuy nhiên, mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương ít nhiều ảnh hưởng sau vụ rò rỉ về nhận xét “khiếm nhã” của Đại sứ Anh tại Mỹ về ông Trump. Phản ứng dữ dội của Tổng thống Trump về việc này đã khiến Thủ tướng Theresa May vội vàng xoa dịu và Đại sứ Kim Darroch đã phải từ chức nhưng dư âm của nó chưa thể nguôi ngoai trong ngày một ngày hai.
Cuối cùng, quan trọng không kém là thách thức đoàn kết lại nước Anh. Nhiệm vụ lớn lao mà ông Johnson sẽ phải làm là đưa một quốc gia bị chia rẽ sâu sắc trở lại đúng quỹ đạo, cả ở trong nước và trên trường quốc tế. Quá trình này sẽ phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng của Brexit đối với nền kinh tế. Và ở một góc độ nào đó, việc giải quyết vấn đề kinh tế và chính trị đôi khi dễ dàng hơn là tìm ra phương thuốc cho tâm lý của đất nước đã bị tổn thương.
Theo anninhthudo
Tân thủ tướng Anh và hàng loạt các thách thức phải đương đầu
Tân thủ tướng Anh Boris Johnson lên nắm quyền trong bối cảnh London đang chìm vào cuộc khủng hoảng với Iran và bế tắc trong tiến trình Brexit.
Cách đây ít giờ, cựu Ngoại trưởng Anh Boris Johnson trở thành thủ tướng Anh sau khi giành chiến thắng trong cuộc đua vào chiếc ghế lãnh đạo đảng Bảo thủ.
Chiều mai, ông sẽ đặt chân vào số 10 phố Downing, gánh vác những trọng trách nặng nề mà người tiền nhiệm Theresa May để lại.
Khó khăn trước tiên mà cựu Ngoại trưởng Anh phải đối mặt là sự ra đi của hàng loạt các quan chức cấp cao trong chính phủ để phản đối việc ông lên nắm quyền.
Theo Telegraph, khoảng 12 bộ trưởng khác của Anh sẽ từ chức từ ngày 22 đến 24/7.
Tân thủ tướng Anh Boris Johnson. (Ảnh: Irish Times)
Mới đây nhất, Quốc phụ khanh phụ trách vấn đề châu Âu và châu Mỹ thuộc Bộ Ngoại giao Anh - Alan Duncan tuyên bố sẽ rời bỏ vị trí hiện tại. Trong đơn từ chức, ông Duncan bày tỏ tiếc nuối về thực trạng xứ sở sương mù đang bị bóng đen Brexit bao trùm.
Người đầu tiên phát động "làn sóng từ chức" là Quốc vụ khanh phụ trách Doanh nghiệp nhỏ, người tiêu dùng và hợp tác thuộc Bộ Văn hóa, người thông báo rời văn phòng vào tuần trước.
Trong tuần này, Bộ trưởng Tài chính Anh Philip Hammond khẳng định ông sẽ nối gót ông Duncan nếu ông Johnson trở thành thủ tướng Anh.
Trong bài diễn văn ăn mừng chiến thắng cách đây ít giờ, ông Johnson bày tỏ vinh dự khi được phục vụ trong nội các Anh, sau khi bà May rời nhiệm sở. Tuy nhiên, những xáo động không nhỏ trong chính quyền với hàng loạt những cái tên đã và đang đe dọa từ chức sẽ là bài toán không đơn giản với ông Johnson khi lên nắm quyền.
Khi tranh cử chạy đua vào chiếc ghế quyền lực ở số 10 phố Downing, cựu Ngoại trưởng Anh từng nhiều lần bày tỏ quan điểm về Brexit.
Hôm 8/6, ông tuyên bố sẽ từ chối thanh toán khoản phí Anh "chia tay" EU cho đến khi khối này đồng ý những điều khoản tốt hơn đưa London rời liên minh châu Âu. Các quan chức châu Âu cũng không dưới một lần nói rằng họ rất ngại phải đàm phán với cựu thị trưởng London, người ủng hộ Brexit ngay từ đầu.
Tuy nhiên, thực tế, giới chức EU nhiều lần bày tỏ quan điểm cứng rắn rằng họ không chấp nhận bất cứ kịch bản đàm phán lại Brexit trong bối cảnh khối này vẫn chưa đóng khung được "bộ sậu" lãnh đạo mới dưới thời tân Chủ tịch Uỷ ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen.
Ở Anh, chính trường nước này cũng tan đàn xẻ nghé vì những bất đồng liên quan tới thỏa thuận dứt áo rời châu Âu. Nhiều người ủng hộ quyết tâm dứt áo rời ngôi nhà chung của ông Johnson, nhưng không ít ý kiến kêu gọi tân thủ tướng Anh ngừng ngay ý định rời EU mà không có thoả thuận.
Thậm chí một nhóm gồm 42 nghị sĩ đảng Bảo thủ còn đe dọa sẽ mở cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm với chính phủ non trẻ nếu ông Johnson có ý định theo đuổi chính sách mạo hiểm với Brexit.
Với việc thời hạn Brexit (31/10/2019) chỉ còn hơn 3 tháng, các nhà quan sát tin rằng thỏa thuân này nhiều khả năng vẫn sẽ tiếp tục tạm hoãn sau hạn chót này.
Bên cạnh vấn đề trong nước, tân thủ tướng Anh phải đau đầu giải quyết bài toán khủng hoảng hiện tại với Iran. Quan hệ giữa Tehran và London đang rơi xuống mức thấp nhất trong nhiều năm qua sau các vụ bắt giữ qua lại trên Vùng Vịnh.
Hôm 21/7, Đại sứ Iran tại Anh cảnh báo London không nên gia tăng căng thẳng khi giới chức Anh đánh tiếng đang cân nhắc áp đặt các biện pháp trừng phạt Iran, sau khi nước này bắt giữ tàu chở dầu của Anh cuối tuần trước.
Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của ông Johnson trong những ngày tới sẽ là đưa tàu chở dầu nước này bị Tehran bắt giữ và thủy thủ đoàn trở về an toàn. Nhiệm vụ dài hơn sau đó sẽ là cùng Pháp, Đức, Nga, Trung Quốc tìm cách cứu vãn thỏa thuận hạt nhân Iran vốn đang đứng trước nguy cơ đổ bể, sau khi Tổng thống Trump rút Mỹ ra khỏi thỏa thuận này vào tháng 5/2018.
Song song với đó, ông Johnson cũng phải tìm cách hàn gắn quan hệ đồng minh giữa Mỹ và Anh. Mối quan hệ đặc biệt này bị sứt mẻ nghiêm trọng vụ rò rỉ các bức điện tiên với nhiều nhận xét chê bai Tổng thống Trump và chính quyền Washington của đại sứ Anh tại Washington, người từ chức cách đây hơn chục ngày.
(Tổng hợp )
SONG HY
Theo VTC
9 'sắc thái' của ông Boris Johnson: Hành trình trở thành Thủ tướng Anh Từ một học sinh chuyên bị bắt nạt tại trường, cho đến Tổng biên tập một tờ tạp chí nổi tiếng và nắm những chức vụ quan trọng trong chính phủ Anh, sự nghiệp chính trị của ông Boris Johnson luôn đầy ắp sự tranh cãi. Boris Johnson (trái) cùng mẹ Charlotte và gia đình. Ảnh chụp đầu những năm 1970. (Nguồn: Telegraph)...