5 thắc mắc chị em nên hỏi bác sĩ phụ khoa
Nếu không nói chuyện cởi mở với bác sĩ phụ khoa, bạn sẽ hầu như không biết điều gì là đúng và điều gì là không ổn đang diễn ra trong cuộc sống tình dục của mình.
Sức khỏe tình dục luôn là vấn đề tế nhị mà không phải ai cũng dễ dàng nói ra, hoặc có thể nói ra với bất kì ai. Nói chuyện với bác sĩ phụ khoa là cách đơn giản nhất để bạn có thể tìm hiểu làm sao để duy trì sức khỏe tình dục của mình.
Điều này là rất quan trọng, bởi vì nếu không nói chuyện cởi mở với bác sĩ phụ khoa, bạn sẽ hầu như không biết điều gì là đúng và điều gì là không ổn đang diễn ra trong cuộc sống tình dục của mình. Bác sĩ phụ khoa là chuyên gia trong lĩnh vực này, họ có đủ kinh nghiệm, do vậy, họ có thể trả lời các thắc mắc của bạn.
Dưới đây là 5 câu hỏi liên quan đến sức khỏe tình dục mà bạn cần hỏi bác sĩ phụ khoa:
1. Nếu tôi có quan hệ ngoài vợ chồng với một người đàn ông khác, tôi có nên lo lắng về STDs?
Điều này thực sự là một câu hỏi rất khó khăn, nhưng lại là thắc mắc của hầu hết chị em phụ nữ. Và chị em cần hiểu rằng nếu chẳng may bị STDs mà giữ bí mật không nói ra thì bệnh có thể sẽ càng trầm trọng và rối loạn hơn, thậm chí còn lây truyền cho các bạn tình khác.
Trong trường hợp bạn đã có “quan hệ tình cảm” với bất kì ai ngoài vợ ngoài chồng mình thì tốt nhất nên hỏi bác sĩ để biết bạn có thể bị nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục đến đâu. Bác sĩ phụ khoa có thể sẽ cho bạn làm một loạt các xét nghiệm về STDs, nếu bạn bị STDs sẽ dễ dàng được chẩn đoán hơn. Bạn nên làm các xét nghiệm này ngay khi bạn có quan hệ tình dục mà không bảo vệ. Dù sao thì các xét nghiệm này sẽ giúp bạn yên tâm hơn phần nào.
2. Ngứa âm đạo là bình thường, hay là nhiễm trùng gây ra mùi hôi và ngứa âm đạo?
Ngứa âm đạo là một vấn đề mà chị em không thích nói ra vì nhiều phụ nữ cảm thấy xấu hổ và cố gắng che giấu mỗi khi họ ghé qua bác sĩ phụ khoa. Hơn nữa, ngày nay rất nhiều chị em tự tìm kiếm các phương pháp tự điều trị qua các kênh thông tin trên internet và họ đều giải định rằng tình trạng ngứa của mình là do nấm men gây nên.
Nhiễm nấm men không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra ngứa âm đạo, một số nguyên nhân khác phải kể ra như: nhiễm khuẩn, rối loạn da âm hộ, bệnh qua đường tình dục hoặc thậm chí (trong trường hợp hiếm) là ung thư âm hộ.
Ngứa âm đạo là một trong những triệu chứng chính của bệnh ung thư âm hộ, do đó bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn bất cứ khi nào bạn cảm thấy mình có triệu chứng đáng ngờ. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian và tiền bạc hơn là tự mua thuốc chống nấm men.
Video đang HOT
Âm đạo có mùi tự nhiên, và trừ khi nó được đi kèm với ngứa, bạn không cần phải lo lắng về nó.
3. Màu sắc của vùng kín thay đổi có bình thường không?
Sẽ là tốt hơn nếu bạn chia sẻ bất cứ điều gì thay đổi mà bạn để ý thấy ở khu vực bộ phận sinh dục của bạn với bác sĩ phụ khoa, vì điều này sẽ giúp bạn xác định và chữa bệnh nhiễm trùng một cách nhanh hơn. Rối loạn ở khu vực bộ phận sinh dục có thể có nguồn gốc từ âm hộ, và bất kỳ thay đổi trong kết cấu da hoặc màu sắc có thể đều nguy hiểm. Nhiễm trùng này có thể dẫn đến cơn đau đớn khi chuyện quan hệ tình dục xấu đi, do đó, điều quan trọng là bạn nhận ra những triệu chứng này và chia sẻ suy nghĩ của bạn với bác sĩ.
Da bộ phận sinh dục cũng có thể bị rách trong khi quan hệ tình dục nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn.
4. Tất cả các phụ nữ đều trải qua cơn đau trong kì nguyệt san?
Nếu bạn đã từng trải qua những cơn đau trong kì nguyệt san hàng tháng, thì người đầu tiên bạn cần chia sẻ là bác sĩ phụ khoa. Mặc dù có rất nhiều thông tin trực tuyến có sẵn nhưng để tìm thông tin chính xác và phù hợp nhất với bạn không phải là đơn giản.
Những cơn đau này có thể là một kết quả của màng trong dạ con (endometriosis), mà hàng triệu phụ nữ gặp phải, điều này bạn sẽ không tự chẩn đoán được cho mình khi tìm kiếm thông tin có sẵn. Endometriosis là một bệnh có thể chữa được nếu sớm xác định trong giai đoạn đầu, vì vậy bạn nên nhớ nói chuyện với bác sĩ ngay cả những khó chịu nhỏ bất thường trong suốt thời gian “đèn đỏ” của bạn.
5. Làm “chuyện ấy” có đau không?
Đây là một trong những câu hỏi quan trọng nhất để hỏi, đặc biệt là với những cô nàng còn trẻ, chưa một lần vượt qua “ranh giới”. Khi quan hệ tình dục không phải luôn luôn là niềm vui hay sự đau đớn. Phụ nữ cho rằng sự xâm nhập thường là đau đớn, chính vì vậy mỗi lần đau khi “yêu” họ không nhận ra rằng đó là các triệu chứng của bệnh tình dục.
Sex không phải là luôn luôn là một hành động gây đau đớn, và bình thường thì bộ phận sinh dục sẽ không bị đau trong khi giao hợp. Những cơn đau âm đạo đôi khi có thể tăng do quan hệ tình dục thô bạo, hoặc do bạn gặp trục trặc ở “vùng kín”. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết chính xác nguyên nhân gây đau đớn của mình là tốt hơn cả.
Không bao giờ được e ngại khi hỏi về những vấn đề hết sức quan trọng với sức khỏe như thế này! Hãy chủ động hỏi các câu hỏi và biết mọi thứ về sức khỏe tình dục của mình để có một cuộc sống tình dục lành mạnh về sau này. Đó là lời khuyên của các bác sĩ phụ khoa dành cho tất cả chị em phụ nữ.
Theo PNO
Bắt bệnh 'vùng kín' của chị em
Không phải chị em nào cũng có bất thường ở "vùng kín" như nhau.
Điều quan trọng là các chị em phải hiểu biết tốt về "vùng yêu" để biết phải làm gì với vấn đề này. "Vùng yêu" là một bộ phận trong cơ thể, thậm chí là một bộ phận vô cùng quan trọng và đòi hỏi phải được chăm sóc kĩ lưỡng hơn các bộ phận khác. Điều quan trọng là các chị em phải có một hiểu biết tốt về các vấn đề thường gặp nhất liên quan đến "vùng yêu" để biết phải làm gì với chúng.
Không phải chị em nào cũng có những dấu hiệu bất thường ở "vùng kín" như nhau. Nhưng chung quy, các vấn đề bất ổn ở chị em nằm trong 5 thống kê dưới đây.
1. Nhiễm trùng âm đạo
Nhiễm trùng âm đạo xảy ra khi bên trong "vùng kín" số vi khuẩn lành mạnh được coi là ít hơn so với vi khuẩn có hại. Điều này xảy ra khi một số yếu tố bên ngoài tác động làm mất đi độ ẩm và sự cân bằng tự nhiên của âm đạo. Một số triệu chứng phổ biến của nhiễm vi khuẩn là ngứa, rát, sưng tấy, khó chịu, có mùi hôi, và đỏ xung quanh lối vào âm đạo.
Tình trạng nhiễm nấm là phổ biến và thường gặp nhất. Có tới 75% phụ nữ đã từng bị nhiễm nấm trong cuộc đời. Cả hai bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm men có thể được điều trị bằng một loại thuốc theo đơn của bác sĩ, hoặc các sản phẩm khác nhau giúp lấy lại cân bằng bên trong âm đạo.
Các bệnh "vùng kín" thường gặp ở chị em là: nhiễm trùng âm đạo,
bị khô, ngứa...(Ảnh minh họa)
2. Các bệnh qua đường tình dục (STDs)
STDs là một mối quan tâm lớn đối với chị em phụ nữ đã từng sinh hoạt tình dục. Một số trong những bệnh tình dục có thể chữa khỏi, nhưng một số khác thì không. Chẩn đoán một STD có thể khó khăn vì các bệnh này không phải luôn luôn có các triệu chứng.
Vì vậy, để giữ cho "vùng kín" của mình khỏe mạnh nhất có thể, bạn nên luôn xét nghiệm lại khi có liên quan đến tình dục với một đối tác mới. Sử dụng bao cao su hoặc các hình thức bảo vệ khác sẽ giúp bạn ngăn chặn các bệnh STDs. Hãy nhớ rằng tránh thai không phải là một hình thức bảo vệ và sẽ không tác dụng bảo vệ chống lại STDs.
3. Rộng và lỏng lẻo
Âm đạo của bạn trở nên lỏng lẻo hơn khi bạn già đi, và sau khi sinh. Một âm đạo lỏng lẻo làm giảm kích thích tình dục cho cả bạn và anh ấy. Có một cách giúp chị em có thể thu gọn âm đạo một cách tự nhiên, đó là tập các bài tập Kegel (hít vào ở vùng "tam giác" sau đó thở ra). Đây là bài tập được nhiều phụ nữ ưa chuộng sau khi mang thai để tăng cường cơ xương chậu.
4. Kích thích
Trên thị trường hiện nay có nhiều sản phẩm được sản xuất để dùng cho cơ thể vì một vài lí do cần thiết như" massage, tăng kích thích... Tuy nhiên, không phải sản phẩm nào cũng chỉ chứa các thành phần nhẹ nhàng để có thể tiếp xúc được với "vùng kín". Thay vào đó, chúng còn chứa hóa chất mạnh, thuốc nhuộm, và các loại nước hoa làm kích thích âm đạo, gây mẩn đỏ, ngứa và rát.
Thông thường nếu rơi vào trường hợp này thì chỉ cần chuyển sang loại không có mùi là tạm yên tâm giải quyết vấn đề. Chú ý khi dùng xà phòng, nước rửa vệ sinh khi vệ sinh "vùng kín" vì các loại sản phẩm này cũng có thể chứa thành phần gây kích thích.
5. Bị khô
Khô là một vấn đề ảnh hưởng đến sinh hoạt tình dục của chị em phụ nữ nhiều hơn so với những vấn đề khác kể trên. Giao hợp mà không được bôi trơn thích hợp có thể khiến cả hai bị đau và gây khó chịu, đau rát do ma sát. Thậm chí dù bạn không sinh hoạt tình dục, thì việc dùng sai băng vệ sinh hoặc tampon bên trong âm đạo cũng có thể khiến "vùng kín" bị khô.
Theo PNO
Bị gầy có nên uống thuốc bổ không? Bằng tuổi này, bạn em ai cũng tăng cân và phải tìm cách... giảm béo, riêng em sút cân thảm hại. Thế nhưng, các bạn em thèm muốn có được cơ thể như em, còn em rất buồn. Vợ chồng em đã có hai con. Cuộc sống hôn nhân cũng được gần 20 năm rồi. Điều kiện sống của gia đình em rất...