5 tàu Trung Quốc xuất hiện ngoài khơi Mỹ
Năm chiếc tàu của Hải quân Trung Quốc đi vào vùng biển quốc tế ở ngoài khơi Alaska, trong khi Mỹ khẳng định việc này không phải là mối đe dọa.
Một chiếc tàu của Trung Quốc tương tự với chiếc xuất hiện ở Alaska. Ảnh: Tass
Phát ngôn viên Lầu Năm Góc Jeff Davis cho biết đây là lần đầu tiên Mỹ thấy các tàu của hải quân Trung Quốc ở biển Bering, theo Reuters.
“Chúng tôi tôn trọng quyền tự do của tất cả tàu quân sự cac nươc hoat đông trong vùng biển quốc tế tuân theo luật pháp quốc tế”, ông Davis nói.
Các tàu này được nhận dạng là một tàu đổ bộ, một tàu cung ứng và ba tàu chiến trên mặt nước, theo hai quan chức quốc phòng Mỹ giấu tên. Không tàu nào hoạt động thiếu chuyên nghiệp và trái pháp luật, và Mỹ cũng chỉ mới phát hiện sự hiện diện của chúng trong vài ngày gần đây.
Giới quan sát đánh giá sự hiện diện của các tàu này ngoài khơi Alaska làmột minh chứng cho thấy sự mở rộng tầm hoạt động của hải quân Trung Quốc. Hiện chưa rõ sự kiện này diễn ra trùng với thời điểm Tổng thống Mỹ Barack Obama đến thăm Alaska trong nỗ lực nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu hay diễn ra sau cuộc tập trận hải quân chung giữa Trung Quốc và Nga.
Video đang HOT
Ông Josh Earnest, người phát ngôn Nhà Trắng khẳng định Washington không phát hiện hoạt động nào đe dọa và Lầu Năm Góc vẫn theo dõi hoạt động của các tàu nói trên dù “mục đích của hoạt động vẫn chưa rõ”.
Dean Cheng, một chuyên gia về Trung Quốc tại Quỹ Di sản (Heritage Foundation), Mỹ, nhận định sự xuất hiện của tàu hải quân Trung Quốc nhằm gửi tới Washington thông điệp về sức mạnh quân sự đang gia tăng của Bắc Kinh.
“Nó phù hợp với điều Trung Quốc đang nói: Chúng tôi đang là lực lượng hải quân hoạt động ngoài khơi, chúng tôi sẽ hoạt động ở những vùng biển xa và chúng tôi có sự hiện diện trên khắp toàn cầu”, ông Cheng nói.
Thông điệp này được cho là gửi đi trước chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào nửa cuối tháng 9, sau khi Mỹ cảnh báo mạnh tay với các cuộc tấn công mạng.
“Tóm lại, thông điệp là đừng thúc ép chúng tôi. Chúng tôi sẽ không để bị lên lớp”, Cheng nói.
Trung Quốc đã tăng cường chi tiêu quốc phòng để hiện đại hóa các lực lượng của mình và muốn phát triển một lực lượng hải quân tuần dương ngoài khơi có năng lực bảo vệ lợi ích đang gia tăng của Bắc Kinh với tư cách nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Hôm nay Trung Quốc tổ chức cuộc duyệt binh quy mô lớn kỷ niệm 70 năm ngày kết thúc Thế chiến II với khoảng 12.000 lính tham dự.
Khánh Lynh
Theo VNE
Hải quân Nga sẽ thay "Mistral" bằng tàu sân bay hạt nhân
Điện Kremlin đã có kế hoạch tự đóng tàu quân sự có các tính năng vượt trội tàu đổ bộ trực thăng Mistral của Pháp.
Hãng International Business Times (IBT) dẫn tuyên bố của Người phát ngôn báo chí Tập đoàn đóng tàu thống nhất (USC) cho hay, Nga đang đóng tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân.
Theo IBT, vào tháng 5/2015 trước khi hủy hợp đồng với Pháp, Điện Kremlin đã có kế hoạch tự đóng tàu quân sự có các tính năng vượt trội tàu đổ bộ trực thăng Mistral của Pháp.
Người phát ngôn báo chí USC tuyên bố rằng, dự án đóng tàu sân bay tương lai của Nga đang trong giai đoạn thiết kế.
Ông khẳng định, theo nghiên cứu được tiến hành bởi Viện dự án - Thiết kế Nevsky (PKB), để bảo đảm các yêu cầu của hải quân về sức mạnh động cơ, độ lâu bền dưới biển và tầm hoạt động xa bờ, tàu có thể sẽ chạy bằng năng lượng hạt nhân.
Tàu sân bay mới sẽ hoàn thiện trước năm 2030
Tổng Giám đốc Viện thiết kế Nevsky, ông Sergey Vlasov cho biết, dự án tàu sân bay có thể được thực hiện theo 2 hướng sau:
Phương án 1, tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân với lượng giãn nước từ 80.000 - 85.000 tấn, có thể chứa trên boong 70 máy bay.
Phương án 2, tàu sử dụng động cơ thông thường, có thể chở khoảng 55 máy bay và lượng giãn nước 55.000 - 65.000 tấn.
Dự kiến, việc thử nghiệm module hạt nhân dùng cho tàu sân bay tương lai sẽ được tiến hành trên tàu khu trục Leader. IBT cũng lưu ý rằng, việc đóng các tàu chiến mới có thể được hoàn thành trước năm 2030.
Nguyễn Hoàng (Theo ria.ru)
Theo_Người Đưa Tin
Nga 'giật' hợp đồng tàu quân sự từ tay Ukraine - Nga đã đạt được một thỏa thuận lăp rap các tàu đổ bộ đệm khí (LCAC) lớp Zubr tại Trung Quốc. Trước đó Bắc Kinh đã đồng ý cho Ukraine lắp đặt nhưng có vẻ Nga mới chính là "kẻ thắng cuộc". Trươc đo, trang tin Vzglyad (Nga) đa tưng dẫn lại thông tin vơi tiêu đê "Nga "gianh giât" hơp đông...