5 tàu ngầm hạt nhân uy lực đủ sức hủy diệt cả nền văn minh nhân loại trong phút chốc
Tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio của hải quân Mỹ trang bị 24 tên lửa đạn đạo UGM-133 Trident II, với mỗi tên lửa trang bị 12 đầu đạn nhiệt hạch 475 kT, tạo nên sức hủy diệt khủng khiếp.
Một vụ thử vũ khí hạt nhân của Mỹ trên biển.
Điều may mắn là mẫu tàu ngầm uy lực có giá lên tới 2 tỉ USD này chưa từng được sử dụng trong môi trường chiến đấu.
Tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa mang đầu đạn hạt nhân là thứ vũ khí hủy diệt mạnh nhất mà nhân loại từng chế tạo. Ở giai đoạn cao trào của Chiến tranh Lạnh, một tàu ngầm lớp Ohio mang theo đầy đủ vũ khí có thể hủy diệt 288 mục tiêu ở cấp độ thành phố, tạo ra lượng phóng xạ khổng lồ trong chưa đầy 30 phút.
Những con tàu như vậy và vũ khí nó mang theo có thể hủy diệt cả nhân loại nhanh đến mức cần ít thời gian hơn việc “gọi pizza”.
Dưới đây là 5 mẫu tàu ngầm hạt nhân uy lực có sức mạnh tương tự như vậy, đã hoặc sắp được đưa vào hoạt động, theo National Interest.
Mẫu tàu ngầm có khả năng hủy diệt cả một quốc gia như tàu ngầm Typhoon của Nga không được nhắc đến trong danh sách này vì đã không còn được sử dụng từ lâu. Con tàu lớp Typhoon duy nhất còn lại đến ngày nay mang tên Dmitriy Donskoy trở thành tàu chuyên phóng thử tên lửa đạn đạo.
Tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Ohio
Ohio là mẫu tàu ngầm hạt nhân có sức hủy diệt khủng khiếp nhất của Mỹ.
Tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio của hải quân Mỹ trang bị 24 tên lửa đạn đạo UGM-133 Trident II, với mỗi tên lửa trang bị 12 đầu đạn nhiệt hạch 475 kT, tạo nên sức hủy diệt khủng khiếp.
Video đang HOT
Các đầu đạn này cũng có khả năng đánh trúng mục tiêu với sai số chưa đầy 90 mét. Tàu ngầm lớp Ohio và tên lửa Trident II hoàn toàn đủ khả năng để tung ra đòn tấn công phủ đầu khiến đối phương tê liệt.
Theo báo cáo năm 2010, Mỹ duy trì 14 tàu ngầm lớp Ohio, với hai chiếc có thể được đưa vào sửa chữa và thay thế bất cứ lúc nào. Ngày nay, mỗi tàu ngầm lớp Ohio mang theo 20 tên lửa hạt nhân, nâng tổng số tên lửa mà Mỹ có thể khai hỏa đồng thời lên con số 240.
Tính đến năm 2016, 9 tàu ngầm Ohio hoạt động ở Thái Bình Dương và 5 tàu khác hoạt động ở Đại Tây Dương.
Tàu ngầm tên lửa đạn đạo lớp Columbia
Các tàu ngầm lớp Ohio uy lực sớm muộn cũng sẽ hết 42 năm sử dụng trong thời gian tới. Để thay thế các tàu này, hải quân Mỹ đang đóng mới mẫu tàu ngầm hạt nhân lớp Columbia.
Mẫu tàu ngầm mới sẽ lớn hơn tàu ngầm lớp Ohio một chút, có lượng giãn nước 20.800 tấn, nhưng chỉ mang theo 16 tên lửa Trident II.
Tàu ngầm mới được cải tiến về khả năng vận hành yên tĩnh và nâng cao đời sống dưới đáy biển cho các thủy thủ.
Tàu bắt đầu được đóng mới vào năm 2021, đi vào hoạt động năm 2031. Chi phí đóng tàu ước tính vào khoảng 4,9 tỉ USD/chiếc.
Tàu ngầm tên lửa đạn đạo Đề án 955 lớp Borei
Tàu ngầm hạt nhân lớp Borei của Nga.
Đối thủ của Mỹ trong Chiến tranh Lạnh là Liên Xô cũng có thể mạnh trong lĩnh vực tàu ngầm hạt nhân.
Mẫu tàu ngầm Đề án 955 lớp Borei có lượng giãn nước 24.000 tấn, lớn hơn cả tàu lớp Ohio hay Columbia của Mỹ. Đây là tàu ngầm hạt nhân hoạt động yên tĩnh nhất của Liên Xô cũ và hải quân Nga ngày nay.
Tàu được thiết kế để mang theo 16 tên lửa đạn đạo hạt nhân RSM-56 Bulava. Mỗi tên lửa có 10 đầu đạn độc lập, tầm bắn khoảng 10.000km với độ sai lệch tối đa 300m.
Tàu ngầm tên lửa đạn đạo Delta IV
Được chế tạo cùng thời với mẫu tàu ngầm Typhoon, Delta IV hiện là xương sống trong hạm đội tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo của Nga.
Con tàu có lượng giãn nước 18.200 tấn này mang theo 16 tên lửa R-29RMU Sineva. Mỗi tên lửa có từ 4-8 đầu đạn hạt nhân, tùy vào mục đích chiến đấu.
Delta IV có nhiều tính năng nổi bật mà các tàu ngầm trước đây của Liên Xô không có, như khả năng phóng tên lửa ở mọi góc độ, từ độ sâu tối đa 55 mét, trong khi di chuyển chậm.
Tàu ngầm tên lửa dẫn đường Đề án 885M lớp Yasen
Tàu ngầm lớp Yasen của Nga với khả năng phóng tên lửa hành trình Kalibr.
Mẫu tàu ngầm Severodvinsk (NATO gọi là Yasen) là tàu ngầm hạt nhân có sức công phá hủy diệt mới nhất của hải quân Nga hiện nay.
Đây cũng là con tàu duy nhất trong danh sách này không mang theo tên lửa đạn đạo, mà trang bị 32 tên lửa hành trình Kalibr có thể gắn đầu đạn hạt nhân, tầm bắn 2.500km.
Các tàu lớp Yasen hoạt động nhanh nhạy, êm ái, đặc biệt đe dọa đến các mục tiêu ven bờ ở Mỹ. Giới phân tích từng nhận định, tàu ngầm lớp Yasen có thể dễ dàng áp sát bờ đông Mỹ ở khoảng cách dưới 1.000km và tung ra các đòn tấn công vào sâu trong lục địa Mỹ như Chicago hay St Louis. Mỗi tàu lớp Yasen ước tính có giá khoảng 1,6 tỉ USD.
Theo Danviet
Lộ diện uy lực siêu ngư lôi khiến đối phương khiếp sợ của Nga
Siêu ngư lôi Poseidon (Thần biển) được thiết kế để tự né tránh các hệ thống phòng thủ đối phương và đạt tốc độ đáng kể.
Siêu ngư lôi thần biển cửa Nga có kích thước như tàu ngầm mini.
Thiết bị tự hành dưới nước (UUV) này "có thể xuyên qua mọi hệ thống phòng thủ ngầm và các hệ thống phòng thủ khác của đối phương nhờ khả năng hoạt động tự động hoàn toàn", nguồn tin quân sự Nga nói trên TASS.
Một số tính năng của siêu ngư lôi Thần biển cũng lộ diện, số khác vẫn được giữ bí mật.
Siêu ngư lôi Thần biển có thể lặn sâu tới 1.000 mét, đạt tốc độ đối đa 200km/giờ. "Các đặc tính kỹ thuật và năng lực tấn công vượt trội khiến thiết bị này trở nên bất khả chiến bại và chắc chắn sẽ đánh trúng mục tiêu".
Siêu ngư lôi thần biển sẽ sớm được trang bị cho các tàu ngầm hạt nhân của hải quân Nga.
Trong quá khứ, Nga thời Liên Xô đã phát triển các tàu ngầm hạt nhân lặn sâu tới 1.027 mét. "Ở độ sâu 800 mét, tàu ngầm K-278 Komsomolets vẫn còn phóng được ngư lôi", chuyên gia Nga Mikhail Khodarenok nói.
Nga cũng có một loại ngư lôi siêu tốc, đạt tốc độ tối đa 370km/giờ mang tên Shkval, nhờ được trang bị động cơ tên lửa.
Các tính năng vượt trội này giờ đây được kết hợp để tạo nên siêu ngư lôi Thần biển với khả năng xuyên qua mọi hệ thống phòng thủ đối phương, theo RT.
Chuyên gia Nga nói hải quân vẫn còn che giấu nhiều đặc tính của siêu ngư lôi, ví dụ như có thể lặn sâu hơn những gì công bố. Điều này nhằm đảm bảo khả năng siêu vũ khí có thể khiến đối phương bất ngờ nếu xung đột nổ ra.
Theo Danviet
Video: Chiêm ngưỡng sức mạnh tên lửa đạn đạo Bulava phóng từ tàu ngầm hạt nhân của Nga Tên lửa Bulava có thể mang tới 10 đầu đạn hạt nhân điều hướng riêng rẽ và đủ khả năng "vượt mặt" các hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương. Video: Tên lửa đạn đạo Bulava phóng từ tàu ngầm Yuri Dolgoruky. Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video ghi lại cảnh phóng tên lửa đạn đạo Bulava từ...