5 tàu ngầm có sức mạnh tối thượng trên thế giới hiện nay
Báo Nga mới đây đã đăng tải bài phân tích của chuyên gia quân sự, đánh giá về 5 loại tàu ngầm có sức mạnh tối thượng dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau.
Tàu ngầm lớp Akula của Nga có lượng giãn nước tương đương tàu sân bay cỡ trung.
Nhà máy đóng tàu ở Severodvinsk mới đây đã làm lễ đóng tàu ngầm Ulyanovsk, chiếc thứ 7 thuộc lớp tàu ngầm tấn công hạt nhân Yasen. Tàu dự kiến sẽ hoàn thành năm 2023 và chuyển giao cho hải quân Nga năm 2024.
Nhân dịp này, nhà quan sát quân sự Nga Andrei Kotz đã đánh giá 5 mẫu tàu ngầm mạnh nhất hiện nay theo nhiều tiêu chí khác nhau.
Tàu ngầm lớn nhất
Dmitry Donskoy hiện là tàu tàu ngầm lớn nhất thế giới thuộc hải quân Nga.
Tàu ngầm lớp Akula của Nga (NATO định danh Typhoon), thuộc Đề án 941 là mẫu tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo lớn nhất từng được chế tạo.
Mẫu tàu ngầm này được đóng trong giai đoạn năm 1976-1986, tương đương kích thước của một tòa nhà 9 tầng và ngang với một tàu sân bay. Tàu ngầm lớp Akula dài 175 mét, rộng 23 mét, lượng giãn nước 50.000 tấn.
Hoạt động liên tục trong 120 ngày, Akula là xương sống của hạm đội tàu ngầm hạt nhân Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh.
Liên Xô đã chế tạo và triển khai tổng cộng 6 tàu ngầm loại này. Mỗi “quái vật” Akula có khả năng mang theo tới 20 tên lửa đạn đạo liên lục địa R-39, sức công phá 200kt, đủ sức san phẳng cả một quốc gia. Sau khi Liên Xô sụp đổ, Nga dần loại bỏ các tàu ngầm này và chỉ còn lại tàu Dmitry Donskoy thuộc lớp Akula.
Con tàu ngày nay là một phòng thí nghiệm di động và chuyên dùng để phóng thử tên lửa đạn đạo RSM-56 Bulava.
Ngày 30.7, Dmitry Donskoy nằm trong số hơn 100 tàu chiến và tàu ngầm Nga tham gia lễ kỷ niệm ngày hải quân ở St. Petersburg.
Tàu ngầm vũ trang mạnh nhất
Tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio của Mỹ.
Video đang HOT
Theo tác giả Andrei Kotz, tàu ngầm tên lửa chiến lược lớp Ohio của Mỹ là phiên bản trang bị vũ khí đa dạng và mạnh mẽ nhất. Mỹ hiện đang vận hành 18 tàu ngầm Ohio. Mỗi chiếc mang theo 24 tên lửa đạn đạo Trident I hoặc 14 tên lửa Trident II.
Sức công phá lên tới 475kt, bao gồm 8 đầu đạn cho mỗi tên lửa Trident II đã khẳng định sức mạnh tối thượng của tàu ngầm lớp Ohio.
“Tàu ngầm lớp Ohio là vũ khí chiến lược quan trọng của hải quân Mỹ. Hơn một nửa năng lực tấn công hạt nhân của Washington nằm bên trong các ống phóng của Ohio”, tá giả Kotz viết.
Một điểm mạnh khác của tàu ngầm Ohio là động cơ hạt nhân cho phép tàu đạt tốc độ di chuyển dưới nước tới 25 hải lý/giờ và lặn sâu tối đa 550m.
Tàu ngầm hoạt động êm nhất
Tàu ngầm diesel-điện lớp Kilo của Nga.
Trong những năm 1980, hải quân Liên Xô nhận mẫu tàu ngầm diesel-điện huyền thoại thuộc Đề án 877 Paltus. Trải qua nhiều năm, hàng chục tàu ngầm này được chế tạo và chuyển giao cho các quốc gia khác như Ba Lan, Romania, Ấn Độ, Algeria, Iran và Trung Quốc.
Trong giai đoạn 1990-2000, Nga đã nâng cấp tàu ngầm này thành phiên bản nổi tiếng mang tên Kilo, thuộc Đề án 636. 3 quốc gia đầu tiên mua tàu ngầm Kilo của Nga bao gồm Trung Quốc, Việt Nam và Algeria.
Hải quân Nga cũng đặt mua 6 chiếc và sẽ tiếp nhận thêm 2 chiếc nữa trong thời gian tới. Theo tác giả Kotz, một trong những điểm mạnh của tàu ngầm Kilo là “khả năng hoạt động hoàn toàn tĩnh lặng ở tốc độ thấp”.
NATO thừa nhận sức mạnh của tàu ngầm Kilo và gọi các tàu này là “hố đen đại dương”.
Theo các chuyên gia, hiện nay, mới chỉ có tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo lớp Triomphant của Pháp mới có thể đọ được với tàu ngầm Kilo về khả năng chạy êm.
Mỗi tàu ngầm loại này được trang bị 18 ngư lôi 533mm, 8 tên lửa. Tàu có thể khai hỏa liên tục sau mỗi 15 giây. Một đội tàu Kilo cũng đủ để tấn công đội tàu sân bay đối phương, phóng hết vũ khí và rút trở về căn cứ một cách nhanh nhất.
Chỉ cần một trong số 18 ngư lôi đánh trúng tàu sân bay đối phương cũng là đủ để vô hiệu hóa, thậm chí đánh chìm siêu chiến hạm có kích thước lớn gấp hàng chục lần.
Tàu ngầm nhỏ gọn nhất
6 tàu ngầm siêu nhỏ của Pháp đặt vừa kích thước của một sân bóng đá.
Danh hiệu tàu ngầm gọn nhẹ nhất thuộc về lớp tàu Rubis của Pháp. Tàu dài 73,6 mét, rộng 8 mét, lượng giãn nước 2.600 tấn. Tàu ngầm lớp Rubis nhỏ hơn tàu ngầm Akula lớn nhất của Nga tới 20 lần và 6 tàu loại này có thể đặt vừa vặn trong một sân bóng đá.
Nếu nhìn qua, tàu ngầm Pháp tưởng chừng như vô hại, nhưng ấn tượng đó là hoàn toàn sai lầm. “Mỗi tàu ngầm lớp Rubis trang bị 14 ngư lôi 550mm để tấn công tàu nổi. Lò phản ứng hạt nhân cỡ nhỏ giúp tàu hoạt động liên tục trong 45-60 ngày. Số lượng thủy thủ đoàn tối đa là 57 người.
Tàu ngầm bí ẩn nhất
Tàu ngầm Status-6 bí ẩn chưa từng lộ diện của Nga.
Một bức ảnh về dự án phát triển tàu ngầm hạt nhân không người lái Status-6 của Nga được giới truyền thông ghi hình tình cờ vào tháng 11.2015, trong một cuộc họp giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin với các quan chức Bộ Quốc phòng.
Kể từ đó, con tàu đã kéo theo làn sóng đồn đoán, tranh luận sôi nổi trên truyền thông phương Tây, đặc biệt là giới chuyên gia quân sự.
Theo các nguồn tin, con tàu sẽ được phát triển theo hướng tàu tàng hình, tốc độ di chuyển nhanh và khả năng tự động hóa ở mức cao. Nhiệm vụ chính của con tàu này là bắn đầu đạn hạt nhân vào các khu vực ven biển của đối phương.
“Nói cách khác, tàu ngầm này chính là ngư lôi khổng lồ, đủ sức phá hủy hải cảng đối phương, tạo ra sóng thần”, tác giả Kotz viết.
Tháng 3.2016, công ty đóng tàu Nga xác nhận về dự án chế tạo một tàu ngầm không người lái đủ lớn để mang theo ngư lôi. Giới chuyên gia đồn đoán rằng, đây chính là Status-6 với cả khả năng mang theo nhiều tàu ngầm mini khác.
Theo Danviet
Lựa chọn của Việt Nam khi Nga bán thêm tàu ngầm
Theo Sputnik ngày 28/2, trợ lý Tổng thống Nga về hợp tác kỹ thuật quân sự Vladimir Kozhin cho biết, Moskva sẵn sàng bán thêm tàu ngầm, tàu nổi cho Việt Nam.
Mua thêm
Ông Vladimir Kozhin phát biểu với truyền thông Nga: "Căn cứ vào mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện của chúng ta, phía Nga đã bày tỏ sự sẵn sàng tiếp tục hỗ trợ toàn diện cho phía Việt Nam trong việc củng cố quân đội, kể cả việc cung cấp các tàu nổi và tàu ngầm hiện đại".
Tuyên bố của ông Kozhin được đưa ra cùng ngày với việc Hải quân Việt Nam tổ chức lễ thượng cờ cấp Quốc gia cho hai tàu ngầm lớp Kilo mua của Nga là 186 Đà Nẵng và 187 Bà Rịa - Vũng Tàu tại quân cảng Cam Ranh, Khánh Hòa.
"Các tàu ngầm đã được Hải quân Việt Nam chính thức đưa vào biên chế", ông Vladimir Kozhin thông báo. Hợp đồng đặt mua 6 tàu ngầm Kilo 636 của Việt Nam đã được hoàn thành, đưa Hải quân Việt Nam trở thành lực lượng có hạm đội tàu ngầm hàng đầu khu vực Đông Nam Á.
Lữ đoàn Tàu ngầm 189 Việt Nam với 6 chiếc Kilo
Trước mắt, số lượng trên là tạm đủ đối với nhu cầu của Việt Nam. Tuy nhiên theo khuyến cáo của nhà sản xuất, từ năm 2018 trở đi các tàu ngầm sẽ lần lượt phải đưa vào bảo dưỡng định kỳ, dẫn đến việc thiếu hụt.
Từ thực tế này, Giáo sư Carl Thayer - chuyên gia quân sự người Úc đưa ra nhận định, thực tế Việt Nam sẽ có 2 chiếc Kilo trong tình trạng trực chiến thường xuyên, 2 chiếc dự trữ và 2 chiếc khác ở trạng thái bảo dưỡng.
Vì vậy, để thực sự đủ khả năng đương đầu với những đối thủ hùng mạnh, Hải quân Việt Nam cần được bổ sung một lữ đoàn tàu ngầm hiện đại hơn. Vậy loại tàu ngầm mới nào tỏ ra phù hợp để trang bị cho lữ đoàn này khi Nga sẵn sàng bán thêm tàu ngầm cho Việt Nam?
Đâu sẽ là lựa chọn?
Theo Giáo sư Carl Thayer, ứng viên đầu tiên sẽ được nghĩ tới chắc chắn sẽ là thế hệ sau của Kilo - tàu ngầm lớp Lada với phiên bản xuất khẩu Amur 1650 hoặc Amur 950. Lada được trang bị vũ khí và hệ thống điều khiển tự động hóa tiên tiến, động cơ kiểu mới rất yên tĩnh với độ ồn nhỏ hơn Kilo nhiều lần nhằm nâng cao khả năng tàng hình.
Đặc biệt, Lada là thế hệ tàu ngầm thông thường đầu tiên của Nga được lắp đặt hệ thống động lực không cần không khí (AIP), cho thời gian hoạt động ngầm dưới biển lâu hơn hẳn Kilo. Nhưng rất tiếc sau khi chiếc Lada đầu tiên mang tên St Petersburg hoàn thành, quá trình thử nghiệm đã phát hiện vô số trục trặc về hệ thống sonar và động cơ chạy điện.
Đáng ngại nhất là hệ thống AIP vẫn chưa đảm bảo an toàn, rất dễ xảy ra cháy nổ trong quá trình vận hành, điều này thực sự là thảm họa tiềm ẩn. Thậm chí cho đến thời điểm hiện tại, Lada vẫn không đáp ứng được các yêu cầu của Hải quân Nga, khiến các nhà máy phải tiếp tục đóng tàu ngầm Kilo 636.3 để cung cấp cho các hạm đội.
Trong trường hợp Lada không đáp ứng được yêu cầu thì Việt Nam có thể lựa chọn phương án khác đó là quay sang mua tàu ngầm của phương Tây.
Hiện tại hai cường quốc tàu ngầm thông thường của châu Âu là Pháp và Đức, nhưng do quan hệ quốc phòng Việt Nam - Đức chưa đủ thân thiết, nên cơ hội để tàu ngầm Đức xuất hiện trong biên chế của Hải quân Việt Nam gần như không có.
Vì vậy, tàu ngầm Scorpene của Pháp trở thành ứng cử viên sáng giá cho Hải quân Việt Nam. Scorpene là sản phẩm của Tập đoàn DCNS, tàu được ứng dụng những tiến bộ mới nhất trong cấu trúc module, sử dụng nhiều công nghệ đặc biệt giúp tăng khả năng tàng hình trước hệ thống định vị thủy âm đối phương.
Scorpene được trang bị sonar quét mảng pha thụ động song song, tích hợp dẫn đường DR3000 do hãng Thales phát triển và hệ thống sonar ứng dụng công nghệ quét mảng pha đa chiều S-Cube là TSM2233M và TSM2253 thuộc hàng tiên tiến nhất hiện nay.
Vũ khí của Scorpene gồm 6 ống phóng lôi cỡ 533 mm, mang theo ngư lôi hạng nặng Black Shark và cả tên lửa đối hạm SM-39 Exocet.
Đặc biệt, hệ thống AIP lắp đặt trên Scopene có độ tin cậy rất cao, cho thời gian lặn và hoạt động liên tục lâu hơn so với tàu ngầm không có AIP. Theo nhà sản xuất, Scorpene hoạt động liên tục được tới 71 ngày trên biển, vượt xa Kilo 636 của Nga.
Ngoài ra, Việt Nam có thể tham khảo kinh nghiệm vận hành hay được hỗ trợ công tác đào tạo thủy thủ từ Ấn Độ, khi hải quân nước này đã ký hợp đồng đóng theo giấy phép tới 6 chiếc Scorpene.
Theo nhận định của vị chuyên gia này, rất có thể sau năm 2020, Hải quân Việt Nam sẽ được bổ sung một lữ đoàn tàu ngầm Scorpene tiên tiến, để cùng với Lữ đoàn 189 hiện tại tạo thành gọng kìm nghiền nát mọi tham vọng xâm phạm chủ quyền biển đảo của thế lực bên ngoài.
(Theo Đất Việt)
Phát hiện hoạt động bất thường của tàu ngầm Triều Tiên sau vụ phóng tên lửa liên lục địa Quân đội Mỹ đã phát hiện những hoạt động bất thường, thậm chí chưa từng thấy trước đó của tàu ngầm Triều Tiên. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy Bình Nhưỡng đang chuẩn bị cho một vụ phóng tên lửa từ dưới nước. Một tàu ngầm Triều Tiên. (Ảnh: Reuters) Yonhap dẫn lời một quan chức quốc phòng giấu tên của...