5 tác hại khôn lường tới sức khỏe nếu bạn ngủ ngay sau khi ăn trưa
Dưới đây là 5 tác hại khôn lường tới sức khỏe nếu bạn ngủ ngay sau khi ăn trưa. Sau khi ăn nên nghỉ ngơi 15 phút, vận động nhẹ nhàng là tốt nhất.
1. Hại dạ dày
Khi bạn mới ăn trưa xong, để tiêu hóa thức ăn máu cần dồn về dạ dày. Vì vậy, nếu bạn ngủ trưa ngay, hoạt động đẩy máu về dạ dày sẽ bị ngưng trệ, khiến thức ăn không thể tiêu hóa hết, sinh sôi vi khuẩn tấn công dạ dày, gây khó tiêu, đầy bụng,…
Ảnh minh họa
2. Hại tim
Dạ dày sẽ căng to sau khi ăn. Nếu bạn ngủ trưa ngay lúc này sẽ khiến dạ dày đè lên cơ hoành, khiến hoạt động của cơ tim bị chèn ép và cản trở.
3. Trào ngược axit
Dạ dày bị thương tổn, không tiết đủ lượngaxit để tiêu hóa thức ăn, giảm chức năng co bóp và tiêu hóa, dẫn đến tình trạng thức ăn từ dạ dày trào ngược lên thực quản.
Trong quá trình dạ dày tiêu hóa thức ăn, axit sẽ được sản sinh. Nếu ngủ sau khi ăn triwa sẽ khiến cho cơ thắt thực quản dưới suy yếu, đóng mở bất thường tạo điều kiện cho axit trào ngược lên ống thực quản, gây viêm loét, thậm chí gây ra những biến chứng nguy hiểm như ung thư thực quản.
Video đang HOT
5. Tăng nguy cơ đột quỵ
Theo nghiên cứu của trường Đại học Hy Lạp, đi ngủ ngay sau khi ăn có thể làm tăng nguy cơ bị đột quỵ.Trong 500 người tham gia khảo sát, có 250 người từng đột quỵ và 250 người được chẩn đoán mắc phải hội chứng mạch vành cấp.Kết luận,những người có khoảng thời gian đi ngủ sau bữa ăn kéo dài có nguy cơ đột quỵrất thấp.
Những điều cần nhớ để thay đổi tình trạng trên:
- Hạn chế thói quen làm làm nốt việc, làm việc riêng. Bởi sẽ làm hạn chế thời gian ăn và nghỉ trưa.
- Bữa trưa phải đảm bảo đủ chất, nên ưu tiên các loại rau xanh và thực phẩm dễ tiêu hóa.
- Ăn chậm nhai kỹ để hỗ trợ quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh hơn.
- Sau khi ăn trưa xong, nên nghỉ ngơi ít nhất 15 phút mới ngủ trưa.
- Sau khi ăn, nên đứng dậy, đi lại, vận động nhẹ nhàng để cải thiện và bảo vệ hệtiêu hóa.
Người bị trào ngược dạ dày - thực quản có nên kiêng đồ ăn nhiều chất béo?
Đồ ăn giàu chất béo có thể làm trầm trọng hơn triệu chứng trào ngược dạ dày - thực quản.
Nguyên nhân là gì và người bệnh nên ăn uống thế nào để cải thiện tình trạng trào ngược axit?
1. Người bị trào ngược dạ dày - thực quản nên ăn gì, kiêng gì?
Bình thường, sau khi thức ăn được đưa vào miệng và xuống đến thực quản, các cơ thắt thực quản giãn ra để cho thức ăn cùng các chất lỏng đi vào dạ dày rồi đóng lại. Tuy nhiên, người bị trào ngược sẽ gặp tình trạng axit từ dạ dày đẩy ngược lên phần thực quản.
Trào ngược dạ dày - thực quản là tình trạng dịch và thức ăn trong dạ dày trào ngược lên vùng thực quản, họng, thậm chí là miệng và gây ra các các triệu chứng như: ợ nóng, ợ chua, buồn nôn, đau tức, nóng rát ngực, viêm họng...
Nếu để kéo dài có thể gây nên các biến chứng như viêm loét thực quản, hẹp thực quản, thậm chí là ung thư thực quản.
Trào ngược dạ dày - thực quản gây ợ chua, buồn nôn, nóng rát ngực...
Vì vậy, các chuyên gia tiêu hoá khuyến cáo, khi có dấu hiệu trào ngược dạ dày - thực quản, người bệnh nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn điều trị phù hợp. Ngoài việc dùng thuốc thì điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống cũng là biện pháp hiệu quả giúp cải thiện các triệu chứng trào ngược dạ dày - thực quản.
Người bệnh nên ăn các loại thức ăn giàu chất xơ, đạm dễ hấp thu như: rau xanh, trái cây, cá, trứng, thịt gia cầm bỏ da, hải sản... Nên ăn các món luộc, hấp, hạn chế chiên, xào, nướng.
Hạn chế ăn một số loại quả chua có tính axit như cam, chanh, bưởi...; Nước ngọt có gas.
Nên tránh các loại đồ ăn có thể gây kích ứng dạ dày, thực quản như thức ăn cay, gia vị mạnh, thực phẩm chế biến sẵn và các loại đồ ăn nhiều chất béo như: mỡ động vật, đồ ăn chiên, xào, rán, nướng...
2. Vì sao người bị trào ngược dạ dày - thực quản nên tránh đồ ăn nhiều chất béo?
Theo TS. BS Trần Thị Bích Nga, nguyên Giảng viên chuyên khoa Dinh dưỡng Đại học Y Hà Nội, cơ thể chúng ta cần chất béo từ thực phẩm để hoạt động. Tuy nhiên, không phải tất cả các chất béo trong thực phẩm đều giống nhau và có một số chất béo có lợi và một số không có lợi cho sức khỏe.
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo có thể kích hoạt triệu chứng trào ngược dạ dày-thực quản, đó là những thực phẩm chứa nhiều chất béo xấu như chất béo bão hòa hoặc chất béo chuyển hóa trong đồ ăn chiên rán, thức ăn nhanh, thịt đỏ, đồ nướng, thịt chế biến sẵn...
Các loại thực phẩm giàu chất béo trên có thể khiến cơ thắt dưới thực quản giãn ra, cho phép nhiều axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Ngoài ra khi ăn những thực phẩm này thường gây đầy hơi, khó tiêu. Cả hai đều có thể làm tăng khả năng trào ngược.
Ăn quá nhiều thực phẩm chiên rán và nhiều chất béo xấu cũng dễ dẫn đến béo phì, là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày - thực quản.
Người bị trào ngược dạ dày - thực quản nên tránh đồ ăn chiên, nướng.
3. Mẹo ăn uống giúp cải thiện triệu chứng trào ngược dạ dày - thực quản
- Nên ăn chậm, nhai kỹ: Quá trình tiêu hóa bắt đầu trong miệng, vì vậy thức ăn cần được nhai kỹ trước khi nuốt. Ăn chậm, nhai kỹ sẽ giúp dạ dày hoạt động tốt hơn. Nếu bạn không nhai kỹ để phá vỡ hoàn toàn thức ăn, sẽ không có nhiều axit trong dạ dày để hỗ trợ tiêu hóa đúng cách.
Sự kết hợp giữa axit trong dạ dày thấp và thực phẩm chưa được làm nhỏ hoàn toàn có thể gây ra khí, trào lên thực quản và cổ họng dẫn đến chứng trào ngược axit, ợ chua rất khó chịu. Ngoài ra, dư thừa axit cũng cản trở hấp thu dinh dưỡng từ thực phẩm.
- Không ăn quá nhiều, ăn quá no: Ăn quá nhiều, ăn quá no sẽ khiến bạn gặp tình trạng ậm ạch, khó chịu. Thức ăn dư thừa trong dạ dày có thể dẫn đến cảm giác đầy hơi đầy hơi, khó tiêu và trào ngược axit.
Vì vậy, người bệnh nên chia nhỏ bữa trong ngày, không nên ăn quá nhiều mỗi bữa, không nên uống quá nhiều nước mỗi lần. Triệu chứng đầy hơi, trào ngược axit có thể cải thiện nếu chúng ta ăn 4-6 bữa ăn nhỏ mỗi ngày, thay vì ăn 3 bữa chính với khối lượng thức ăn nhiều trong mỗi lần.
- Không ăn sát giờ đi ngủ, nên ăn bữa tối cách thời gian đi ngủ khoảng 3 giờ. Sau ăn nên vận động nhẹ nhàng, không nên nằm ngửa.
Ung thư ngày càng trẻ hóa, những lưu ý đặc biệt để phòng bệnh Các chuyên gia cho rằng, cuộc sống càng phát triển, các bệnh không truyền nhiễm ngày càng gia tăng, trong đó ca mắc mới ung thư ngày càng trẻ hóa theo thời gian. Nam bệnh nhân M.Đ.S (30 tuổi, ở Hà Giang) thường xuyên cảm thấy đau bụng nhưng chỉ nghĩ đơn giản là rối loạn tiêu hóa. Anh S. cũng không có...