5 sự thật về hôn nhân cặp đôi cần biết trước khi cưới để không vỡ mộng
Trước khi cả hai có ý định chấm dứt đời độc thân, hãy đảm bảo các bạn đã hiểu được phần nào sự khác biệt giữa tình yêu và hôn nhân.
Nhiều người cho rằng, khi kết hôn xong vợ chồng có thể danh chính ngôn thuận xây dựng gia đình, nâng đỡ nhau những lúc khó khăn, dìu nhau qua những ngày giông bão, sống một cuộc đời hạnh phúc, viên mãn.
Tuy nhiên, theo chuyên gia tâm lý Tuệ An, trước và sau khi kết hôn, cả hai dần khác đi và cuộc sống của cả hai cũng không hề vận hành đúng như những gì bạn tưởng tượng.
Do đó trước khi cưới, có 5 điều cặp đôi biết càng sớm thì sẽ càng hạnh phúc.
Không còn lãng mạn như hồi mới yêu
Lúc mới yêu, người ấy có thể tặng cho bạn nhiều những món quà quý giá vào những ngày đặc biệt, không quên chúc mừng sinh nhật bạn… Tuy nhiên khi kết hôn một thời gian, bạn sẽ nhận ra được một điều rằng, những ngày kỷ niệm chỉ là dĩ vãng, những ngày sinh nhật cũng không còn là điều đáng để tâm.
Và rồi, vợ chồng không còn dành cho nhau những tình cảm đặc biệt, tạo cho nhau những niềm vui bất ngờ nữa.
Không còn trò chuyện, chia sẻ cùng nhau
Vợ chồng ở với nhau chắc hẳn không thể tránh khỏi những lúc giận hờn, những lần bất đồng quan điểm, những chuyện vụn vặt khiến cả hai mệt mỏi và rơi vào trạng thái im lặng.
Trước đây, khi vẫn còn hò hẹn sớm hôm, ngày nào chúng ta cũng có thể nhắn tin hỏi han nhau “hôm nay anh/em làm gì?”, “hôm nay anh/em ăn cơm chưa?”… Tuy nhiên khi kết hôn ngay đến một tin nhắn hỏi han “Anh có ăn cơm ở nhà không?”, “Em đi đón con nhé…” cũng không thấy sự phản hồi từ người ấy.
Video đang HOT
Trước đây, mỗi khi có tâm sự, có chuyện buồn ngay lập tức sẽ nhắn tin để chia sẻ, trò chuyện cùng đối phương. Tuy nhiên, bước vào hôn nhân khi gặp những biến cố, xảy ra những khó khăn, ấm ức lại muốn tự mình chịu đựng không chia sẻ chỉ vì sợ người ấy thấy phiền, thậm chí sợ người ấy chê trách, phán xét mình.
Vợ chồng không còn sự ngưỡng mộ lẫn nhau
Lúc mới yêu, mọi thứ đều màu hồng. Mọi thứ của đối phương bạn đều thấy đẹp, ngưỡng mộ, dù họ có nhiều điều chưa hoàn thiện bạn cũng chấp nhận.
Nhưng rồi khi về chung sống, những gì trước đây bạn cho rằng tốt đẹp lại thấy xấu tệ, họ hoạt bát, hoạt ngôn nhưng bạn lại thấy đau đầu vì “ sao mà nói lắm thế”, họ đi làm tiếp khách, nhậu nhẹt bạn lại thấy sao mà vô tâm thế… Chúng ta đến với nhau từ những sự ngưỡng mộ nhưng rồi lại rời xa nhau vì những điều xấu tệ.
Không còn dành thời gian cho nhau
Trước khi kết hôn, thì chúng ta luôn cố gắng dành thời gian cho nhau để đi lượn phố phường, la cà quán xá, cafe, dành thời gian để trò chuyện, tâm sự đủ mọi chuyện trên đời. Nhưng khi bước vào hôn nhân, gánh nặng cơm áo gạo tiền, công việc, con cái, nội ngoại, hai bên khiến cho vợ chồng dường như không còn những khoảng thời gian chất lượng để trò chuyện, tâm sự với nhau.
Qua các cuộc tư vấn, nhiều chị em phụ nữ đã chia sẻ với chuyên gia tâm lý Tuệ An rằng “chồng mình đi làm về chỉ cắm đầu vào điện thoại không có tương tác gì với vợ…”, hay thậm chí là buổi tối đi xử lý công việc chứ không dành thời gian để ở bên nhau thật sự.
Nếu sự thật chúng ta không có những khoảng thời gian chất lượng dành cho nhau thì cũng là lúc chúng ta đánh mất lẫn nhau.
Không còn nhiều không gian riêng tư
Lúc mới yêu các cặp đôi có thể hứa hẹn rằng sẽ cho nhau những khoảng thời gian được là chính mình, luôn lắng nghe, tôn trọng những quyết định của nhau. Tuy nhiên khi bước vào hôn nhân thì đó lại là điều hoàn toàn ngược lại.
Khi ở đâu đó chúng ta vẫn luôn muốn áp đặt quyền của mình cho đối phương giống như việc khi người chồng đi ra ngoài thì vợ luôn muốn biết “anh đi đâu, anh làm gì, ở đâu với ai?”.
Hay người chồng cũng có những mong muốn về người vợ của mình phải “chu đáo, đảm đang, quan tâm gia đình, chăm sóc chồng con cái,…”. Đến cuối cùng, những gì chúng ta nói, những gì chúng ta hứa hẹn cũng chỉ là “lời nói gió bay”, bước vào hôn nhân mọi thứ thay đổi đến chóng mặt.
Bí quyết 'giữ lửa' hôn nhân khi chồng... xa nhà
Các cặp đôi càng xa cách nhau, khả năng ngoại tình càng tăng lên và cả hai đều không biết cách giải quyết vấn đề này ra sao.
Nhiều người đàn ông có vị trí trong công việc thường xuyên đi công tác, gặp gỡ nhiều người mới, trong khi vợ ở nhà chăm sóc con cái, gia đình. Thực tế trên không còn lạ và khiến nhiều người hoài nghi rằng đây là một trong những nguyên nhân khiến hôn nhân rơi vào vùng nguy hiểm.
Số đông lý giải, các cặp đôi càng xa cách nhau, khả năng ngoại tình càng tăng lên và cả hai đều không biết cách giải quyết vấn đề này ra sao.
Nhưng, công tác xa nhà chỉ là một phần của vấn đề trong hôn nhân. Vấn đề lớn hơn là sự kết nối và một mối ràng buộc bền chặt. Nói cách khác, khoảng cách vật lý không phải là mối nguy hiểm cho các cặp đôi, mà là khoảng cách tình cảm.
Nguyên nhân thực sự dẫn đến mối quan hệ lỏng lẻo
Người đi công tác một mình thường cảm thấy cô đơn, người ở nhà chờ đợi cũng có cảm giác như vậy. (Ảnh: ITN).
Đối với hôn nhân, dành thời gian cho nhau, tránh xa những điều phiền nhiễu là một phần thiết yếu để xây dựng mối quan hệ, và đó là điều phải được duy trì thông qua việc "bảo trì" tình yêu liên tục.
Nhiều cặp vợ chồng đã bỏ thói quen này (chẳng hạn như những cặp vợ chồng phải xa nhau vì công việc đòi hỏi họ phải đi lại nhiều). Họ đã quen với việc không dành thời gian cho nhau, vì vậy ngay cả khi có cơ hội, họ cũng không thiết tha nhau nữa.
Đối với những người hay đi công tác xa nhà, mối ràng buộc lỏng lẻo này có thể khiến việc ngoại tình trở nên dễ bị cám dỗ hơn bởi vì họ không cảm thấy mình cần phải đầu tư tình cảm vào hôn nhân.Họ không đặt người bạn đời của mình lên hàng đầu và họ có thể không cảm thấy thỏa mãn về mặt cảm xúc hoặc tình dục.
Điều này không có nghĩa là bản thân việc đi công tác tạo ra những vấn đề khiến hôn nhân rạn nứt, hoặc những người đi công tác có nhiều khả năng ngoại tình hơn, nhưng khi hôn nhân đã thiếu sự thân mật, thì việc đi công tác xa nhà sẽ khiến ngoại tình trở nên dễ dàng hơn nhiều.
Rõ ràng, những chuyến công tác xa nhà không gây ra thiệt hại cho hôn nhân, mà là cách các cặp đôi đối phó với sự xa cách. Tất cả chỉ là sự thiếu quan tâm, thiếu nỗ lực, không dành thời gian cho nhau và không ưu tiên mối quan hệ.
Bí quyết gìn giữ tình cảm khi một trong hai người xa nhà
Khi cảm thấy cô đơn hoặc dễ bị tổn thương, chúng ta có thể thấy mình đang kết nối với những người khác. (Ảnh: ITN).
Bước đầu tiên là giữ liên lạc. Ngay cả khi một trong hai người phải đi lại nhiều, thì việc gọi điện thoại thường xuyên, cập nhật thông tin cho nhau và giữ cho các kênh liên lạc luôn cởi mở sẽ giúp ích rất nhiều trong việc giữ hôn nhân ở vị trí hàng đầu trong danh sách ưu tiên của cả hai.
Ngay cả khi hai người không thể tương tác trực tiếp, tán tỉnh nhau bằng tin nhắn, trò chuyện qua video, thậm chí gửi ảnh cho nhau, họ vẫn có thể duy trì tia lửa lãng mạn bằng cách tận dụng mọi cơ hội khi được ở bên nhau.
Điều này đồng nghĩa với việc tránh xa TV, máy tính và những thứ gây xao nhãng khác, đồng thời dành thời gian xây dựng hôn nhân của mình: Hẹn hò, tham gia vào cuộc trò chuyện sâu sắc và có ý nghĩa, tham gia vào sự gần gũi về thể xác - bất cứ điều gì mà bạn hoàn toàn tập trung vào người bạn đời của mình.
Người đi công tác một mình thường cảm thấy cô đơn, người ở nhà chờ đợi cũng có cảm giác như vậy. Vì tất cả chúng ta đều có cảm giác cô đơn, nên chúng ta tìm kiếm sự kết nối với người khác một cách khá vô thức, và trong khi chúng ta nghĩ rằng mình chỉ đơn giản là giết thời gian hoặc kết bạn mới, chúng ta đang âm thầm bắt đầu nhen nhóm hành động ngoại tình, đó mới thực sự là hành vi làm tổn hại hôn nhân.
Khi cảm thấy cô đơn hoặc dễ bị tổn thương, chúng ta dễ thấy mình đang kết nối với những người khác - đặc biệt là những người khác giới - điều đó thoạt nghe có vẻ vô hại, nhưng nó lại tạo tiền đề cho một mối quan hệ tình cảm (thậm chí có thể dẫn đến một mối quan hệ thể xác).
Bất kỳ ai trong chúng ta cũng dễ mắc phải điều này, đó là lý do tại sao chúng ta cần nhận thức được hậu quả trước khi cho phép nó xảy ra.
Bạn không cần phải chủ động giữ khoảng cách quá mức với người khác, nhưng hãy lưu ý xem suy nghĩ và cảm xúc của bạn đang hướng đến đâu mỗi khi bạn tương tác với một người lạ.
Với sự tập trung và thỏa thuận đặt ưu tiên cho hôn nhân (ngay cả khi hai người phải xa nhau trong một khoảng thời gian), việc đi lại và khoảng cách sẽ không tạo ra vấn đề hoặc làm sứt mẻ mối quan hệ.
Luôn kết nối theo bất kỳ cách nào bạn có thể! Giữ liên lạc mỗi ngày và dành nhiều thời gian chất lượng cho nhau nhất có thể - điều đó sẽ mang lại phép màu cho hôn nhân của bạn.
Chiếc nhẫn kim cương và bài học đắt giá tôi nhận từ người chồng phản bội Tôi quên mất rằng, đàn ông không cần thêm một người mẹ cho cuộc sống của họ. Tiếc thay, khi hiểu được điều này, trong mắt chồng đã không còn tình yêu dành cho tôi nữa. Vợ chồng tôi cưới nhau được 9 năm. Hôn nhân của chúng tôi gói trong 2 chữ "hài lòng". Chúng tôi hài lòng về nhau, hài lòng...