5 sự thật về bệnh gout
Bệnh gout gây đau đớn cho các khớp xương. Một số thông tin trên Healthcentral sẽ cung cấp thêm những kiến thức bổ ích giúp phòng tránh căn bệnh này.
Bệnh nhân gout cần tránh những thực phẩm chứa nhiều đạm – Ảnh: Shutterstock
Sự tích tụ của acid uric. Axit uric bình thường được hòa tan trong máu và đi qua thận rồi ra bằng đường tiểu. Tuy nhiên, nếu có sự gia tăng acid uric hoặc thận không thể loại bỏ nó khỏi cơ thể sẽ dẫn đến sự tích tụ. Khi các tinh thể acid uric dư thừa tích tụ trong các khớp sẽ gây đau và viêm.
Gout ảnh hưởng đến ngón chân cái. Biểu hiện ban đầu của gout là gây đau các khớp xương ở ngón chân cái, đồng thời các khớp khác cũng có thể bị ảnh hưởng. Bệnh thường gây đau khớp chân, mắt cá chân, gót chân, đầu gối, cổ tay, ngón tay và khuỷu tay. Acid uric cũng có thể xuất hiện như là cục u dưới da.
Các cuộc tấn công cấp tính. Bệnh gout có thể gây ra những cơn đau đột ngột, sưng, tấy đỏ ở khớp. Các cuộc tấn công thường xảy ra vào ban đêm và có thể được kích hoạt khi bị căng thẳng. Các cuộc tấn công thường sẽ giảm dần trong 3 đến 10 ngày mà không cần điều trị.
Chế độ ăn uống. Cùng với lịch sử gia đình, chế độ ăn uống có tác động trực tiếp đến việc gây ra bệnh gout. Các vấn đề về cân nặng và thói quen tiêu thụ rượu quá mức được xem là nguyên nhân làm trầm trọng thêm căn bệnh này.
Ăn quá nhiều thực phẩm giàu purin (khi phân hủy sẽ thành acid uric) có thể gây ra những rối loạn. Các thực phẩm được xem là kẻ thù của bệnh gout thường chứa nhiều chất đạm, có thể kể đến là: tim, gan, thận, cá cơm, đậu Hà Lan, thịt, nấm, cá thu, cá mòi và cá trích.
Lối sống lành mạnh giúp kiểm soát bệnh. NSAIDs, corticosteroids và colchicine đều dùng để điều trị các cơn bùng phát cấp tính của bệnh gout. Tuy nhiên, có thể ngăn chặn những đợt tấn công này bằng cách thay đổi lối sống theo phương châm lành mạnh nhất có thể.
Video đang HOT
Tập thể dục thường xuyên và duy trì một trọng lượng cơ thể khỏe mạnh là điều vô cùng cần thiết để đối phó căn bệnh này.
Theo TNO
8 thực phẩm người bị bệnh gout phải kiêng
Gout là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa purin làm tăng axit uric máu dẫn đến ứ đọng tinh thể muối tại khớp gây viêm khớp.
Biểu hiện lâm sàng đặc trưng thường lá sưng tấy, nóng, đỏ, đau dữ dội tại một hay nhiều khớp. Ngón chân cái sẽ bị bệnh này tấn công đầu tiên và dần dần lan sang các khu vực như chân, đầu gối, mắt cá chân, cổ tay và cánh tay. Những người bị bệnh thận, khả năng bị gout sẽ cao hơn nhiều lần. Dưới đây là một số loại thực phẩm gây bệnh gout:
Thịt
Hàm lượng protein, sắt và một số khoáng chất khác có trong thịt khá cao. Tuy nhiên, thịt lại có thể gây ra bệnh gout bởi thực phẩm nhiều protein thì tỷ lệ hợp chất purin lại cao. Một số loại thịt có thể kể tên như thịt bò, thịt gà, gà tây, thịt lợn và thịt thú rừng. Thịt đã qua chế biến, xử lý như thịt xông khói, xúc xích, pepperoni , lạp xưởng cũng có thể gây ra chứng bệnh này. Ngoài ra, bất kỳ món ăn nào chế biến từ thịt như canh, xúp gà...đều nguy hiểm không kém.
Nội tạng động vật: Không những thịt động vật có thể gây ra bệnh gout mà nội tạng động vật như gan, thận, lá lách, óc cũng chính là những tác nhân đáng phải lưu ý.
Rau
Rau được xem như là loại thực phẩm tốt cho cơ thể với hàm lượng dinh dường cao và cung cấp đủ nước. Tuy nhiên một số loại rau lại chứa hàm lượng purin khá cao nên chúng có thể là tác nhân gây ra các triệu chứng liên quan đến gout. Một số loại rau cần chú ý như nấm, đậu, súp lơ, cây đậu lăng, măng tây.
Bia, rượu
Nếu uống bia rượu ở mức độ vừa phải thì chúng lại có tác dụng tích cực cho sức khỏe. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu, cồn rượu có thể kiềm chế sự bài tiết axit uric gây ra các triệu chứng gout nguy hiểm. Nếu bạn đã bị bệnh gout, nên tránh xa bia rượu.
Nước ngọt
Tránh các thức uống giải khát có hàm lượng đường fructose cao như nước soda hay như nước giải khát trái cây đóng lon. Kiểm soát những đồ uống này không phải dễ dàng như việc kiểm soát năng lượng ghi trên bao bì. Vấn đề là các chất làm ngọt sẽ kích thích cơ thể sản sinh thêm uric acid.
Vào năm 2010, một nhóm nghiên cứu đã báo cáo rằng uống nước giải khát mỗi ngày, so với việc uống ít hơn một lon một tháng, làm tăng nguy cơ bị gout ở phụ nữ.
Hải sản
Cắt giảm hải sản trong chế độ ăn hàng ngày, đặc biệt khi bạn đang bị những cơn đau hành hạ, đây là lời khuyên của giáo sư dinh dưỡng Lona Sandon tại Đại học Tây Nam Texas. Hải sản và thịt giàu purine, hợp chất này khi được hấp thụ vào cơ thể thì tạo ra sản phẩm cuói cùng là các uric acid. Bạn chỉ nên dùng ở mức tối thiểu thịt và hải sản từ 110g-170g mỗi ngày.
Cần chú ý thêm là trong khi một số loại hải sản vẫn có thể dùng không thường xuyên thì có những loại hoàn toàn không nên dùng cho những người bị gout. Cụ thể là cá mòi, cá ngừ, cá trồng...
Mặt khác tôm, tôm hùm, lươn, cua, sò và cá hồi có thể dùng không thường xuyên được (theo chuyên gia thấp khớp Scott Zashin tại UT Southwestern).
Gan
Các món ăn làm từ nội tạng như gan, thận và lá lách tuyệt đối không được dùng.
Bột nở
Bột nở được sử dụng trong lúc làm các đồ nướng. Nếu thực phẩm nào chứa loại bột nở này cũng có hàm lượng purin cao. Bánh mỳ, bánh bao, bánh nướng, bánh mỳ vòng chính là những loại thực phẩm đáng lo ngại.
Chú ý: Trong khẩu phần ăn chúng ta hằng ngày đôi lúc vẫn không thể tránh khỏi những loại thực phẩm trên. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên chú ý để có chế độ ăn uống phù hợp và lành mạnh, giảm nguy cơ mắc căn bệnh nguy hiểm này.
Theo VNE
Tác dụng chữa bệnh ngạc nhiên của cần tây Cần tây là loại rau quen thuộc trong bữa ăn của nhiều người Việt. Bên cạnh là một loại thực phẩm ngon, cần tây còn có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả. Dưới đây là những tác dụng đáng ngạc nhiên của cần tây bạn nên biết. Các rối loạn về máu Cần tây có hàm lượng magnesium và sắt cao, nên...