5 sự thật ít biết về sức mạnh hạt nhân của Pháp (1)
Ít ai biết rằng, nước Pháp – đồng minh thân cận của Mỹ, trong chương trình phát triển hạt nhân gần như phải “tự lực cánh sinh” 100%.
Ngày 13/2/1960, thiết bị phân hạch AN-11 phát nổ ở Sahara đã đưa Pháp thành quốc gia thứ 4 sở hữu vũ khí hạt nhân, 8 năm sau họ thử nghiệm thành công vũ khí nhiệt hạch. Hiện tại, ước tính Paris đang có trong kho dự trữ hơn 400 vũ khí nhiệt hạch, không bao gồm vũ khí chiến thuật. Đáng chú ý là việc phát triển khả năng hạt nhân của Pháp không có sự giúp đỡ của các đồng minh.
1. Bị Mỹ quay lưng
Người Pháp đã có một vai trò quan trọng trong việc mở ra “Kỷ nguyên Hạt nhân” với những nhà khoa học vĩ đại tiên phong như Henri Becquerel, Pierre và Marie Curie…Tuy nhiên, sau chiến tranh Thế giới 2, nước Pháp lại tỏ ra tụt hậu so với Mỹ, Liên Xô, Anh và thậm trí là Canada trong lĩnh vực này. Nguyên nhân bởi các nghiên cứu đã bị gián đoạn khi nước Pháp “nằm dưới gót giày” của quân phát xít Đức và quan trọng hơn là sự căng thẳng trong mối quan hệ giữa Paris và Washington vào những năm 1950.
Thời điểm đó, chính quyền của Tướng de Gaulle không được lòng người Mỹ. Hệ quả là trong khi Mỹ đã giúp đỡ Vương quốc Anh trong việc chế tạo bom hạt nhân thì Pháp phải làm lại mọi thứ từ đầu. Sau thất bại đau đớn tại Điện Biên Phủ năm 1954, nước Pháp đặt hi vọng vào chương trình hạt nhân để khôi phục lại danh dự cho quốc gia. Ngày 26/12/1954, Thủ tướng Pierre Mendes France đã nhóm họp nội các và đưa ra quyết định phải có bằng được bom nguyên tử.
Ảnh minh họa.
Tuy vào năm 1959, Lầu Năm Góc có hỗ trợ cho ngành công nghiệp quốc phòng Pháp 440kg Uranium làm giàu cao, nhưng số vật liệu này chỉ đủ cho một vài cuộc thử nghiệm mặt đất trong khi Pháp muốn hướng tới chế tạo vũ khí hạt nhân trang bị cho tàu ngầm.
Để có đủ số nhiên liệu hạt nhân trang bị cho tàu ngầm và chế đạo đầu đạn cho các tên lửa, năm 1960, Pháp xây dựng một nhà máy làm giàu Uranium theo công nghệ khuếch tán khí mang tên Pierrelatte.
Cơ sở thử nghiệm đầu tiên cũng được hình thành ở Reggane, một ốc đảo nằm giữa đại sa mạc Sahara trong lãnh thổ Algeria. Đây là một khu vực thuận lợi vì có sân bay quân sự và không gian rộng lớn giúp tiêu tán các sản phẩm phóng xạ. Tại Reggane và In Eker cùng thuộc Algeria, Pháp đã thực hiện tổng cộng 17 vụ thử hạt nhân tai đây (4 trên mặt đất, 13 dưới lòng đất) cho tới năm 1966. Paris còn có một “bãi thử” lớn hơn tại quốc đảo Polynesia ở Thái Bình Dương, nơi đây đã diễn ra 193 vụ thử, trong đó có cả vũ khí nhiệt hạch. Hiện nay, Pháp thử hạt nhân trên các…siêu máy tính.
2. Tàu ngầm hạt nhân
Chính vì không có được sự trợ giúp trong chương trình phát triển vũ khí hạt nhân từ Mỹ nên dù có ý tưởng về phát triển tàu ngầm hạt nhân mang phóng tên lửa đạn từ năm 1957 nhưng Pháp phải mất 6 năm mới hiện thực hóa. Con tàu đầu tiên thuộc lớp Redoutable hạ thủy năm 1967 và chính thức biên chế 2 năm sau đó.
Lớp tàu ngầm đầu tiên của Hải quân Pháp – Redoutable.
Video đang HOT
Redoutable lớn hơn so với tàu ngầm cùng loại đầu tiên của Mỹ George Washington. Nguyên nhân chủ yếu cho việc này là người Pháp muốn có một tàu ngầm “thân thiện” tối đa với thủy thủ đoàn 126 người. Các khoảng không gian bên trong tàu khá lớn và thoải mái cho các hoạt động. Điều hòa nhiệt độ được gắn ở mọi chỗ và các sĩ quan có khoang riêng biệt của mình. Việc sử dụng nước ngọt không bị giới hạn, thậm trí không bị cấm hút thuốc. Một lợi thế quý giá của tàu ngầm Pháp là nó có độ ồn thấp.
Chiếc cuối cùng thuộc lớp tàu ngầm hạt nhân đầu tiên của Pháp là L’Inflexible đi vào phục vụ năm 1985. L’Inflexible mang nhiều đặc điểm vượt trội, vì vậy sau đó Hải quân Pháo đã nâng cấp những chiếc tàu trước đó theo chuẩn “L’Inflexible”.
Ngày nay, 6 tàu ngầm Redoutable/ L’Inflexible đã được thay thế bằng 4 tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Triomphant, chế tạo trong giai đoạn 1986-2009. Đây cũng là tàu ngầm hạt nhân hàng đầu Tây Âu vào thời điểm này.
Tàu ngầm lớp Triomphant.
Trong mọi thời điểm luôn có ít nhất một chiếc Triomphant tuần tra ngoài Đại Tây Dương. Ngoài ra, Pháp còn duy trì một lực lượng 6 tàu ngầm Rubis – lớp tàu ngầm hạt nhân nhỏ nhất thế giới với lượng giãn nước 2.600 tấn, trang bị 4 ống phóng ngư lôi 533mm.
Thông kỹ thuật cơ bản của lớp Triomphant
Lượng giãn nước tối đa: 14.335 tấn
Chiều dài: 138m
Chiều rộng: 12,5m
Chiều cao: 10,6m.
Nguồn động lực chính: lò phản ứng nước áp lực K15, công suất 150MW
Tốc độ tối đa ở chế độ lặn: 25 hải lý/giờ
Tốc độ tối đa ở chế độ nổi: 20 hải lý/giờ
Độ sâu hoạt động: 300m
Độ lặn sâu tối đa: 500m
Vũ khí: 16 tên lửa đạn đạo và 4 ống phóng ngư lôi 533mm
Thời gian hoạt động tối đa: 60 ngày (giới hạn bởi số thực phẩm mang theo)
Thủy thủ đoàn 126 người
Theo Kiến Thức
Sức mạnh bộ ba tên lửa đạn đạo hàng đầu thế giới
Tên lửa đạn đạo liên lục địa mới của Trung Quốc và Nga có sức mạnh đến đâu so với tên lửa đạn đạo của Mỹ?
Tên lửa DF-41 của Trung Quốc
Ngày 18/12, khi tờ Washington Free Bacon cho biết, Trung Quốc đã bí mật thử nghiệm tên lửa DF-41 có tầm bắn vươn tới Mỹ, thì báo chí Nga cũng đưa tin, đến năm 2020, Nga sẽ trang bị loại tên lửa đạn đạo có sức mạnh hủy diệt mới. Vậy những tên lửa này có sức mạnh đến đâu so với tên lửa đạn đạo của Mỹ?
Thông tin Trung Quốc bí mật thử nghiệm tên lửa DF-41 được tờ Washington Free Bacon dẫn lời giới chức quân sự cho hay, vụ thử tên lửa mới Dong Feng (Đông Phong - 41), hay DF-41 diễn ra vào thứ sáu tuần trước từ trung tâm phóng tên lửa Wuzhai, ở tỉnh Sơn Tây.
Đây là vụ thử thứ hai của tên lửa liên lục địa trên bệ phóng di động của Trung Quốc, tên lửa được giới chức tình báo Mỹ đánh giá là có thể nhắm bắn một lúc tới 10 mục tiêu khác nhau.
DF-41 là tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn 3 tầng đẩy, có chiều dài 15m, đường kính 2m, có trọng lượng 30 tấn. DF-41 được bố trí trên xe phóng đặc chủng, hoặc đặt trong giếng phóng cố định.
Tên lửa DF-41 có khả năng phóng lạnh, sử dụng các rocket phụ để đẩy tên lửa ra khỏi ống phóng tới một độ cao nhất định trước khi động cơ chính của tên lửa được khởi động. Cơ chế này tương tự cơ chế phóng của tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) RS-12M Topol của Nga.
Như vậy, ngoài các ICBM tầm ngắn như DF-31 và DF-31A, được cho là nhằm vào Ấn Độ và Nga, thì DF-41 được cho là thiết kế để tấn công phủ đầu đạn hạt nhân nước Mỹ.
Vậy Mỹ có gì để đáp trả nếu Trung Quốc thực hiện một cuộc tấn công bằng DF-41? Hiện nay, trong kho tên lửa đạn đạo chiến lược của mình, quân đội Mỹ sở hữu hàng loạt tên lửa đạn đạo với nhiều tầm bắn khác nhau, đặc biệt trong số đó là tên lửa LGM-118A Peacekeeper với những công nghệ ưu thế hơn Nga và vượt xa Trung Quốc về khả năng dẫn đường, tự động hóa cao và CEP cực thấp trong "thế giới ICBM".
Peacekeeper là tên lửa đạn đạo lớn nhất và tấn công mục tiêu chính xác nhất Mỹ từng chế tạo. ICBM loại này lớn hơn đáng kể so với Minuteman III với chiều dài tên lửa nguyên khối đạt 21,4m và nặng hơn 100 tấn.
Trọng lượng của Peacekeeper chỉ thua ICBM Satan của Nga, nhưng lại có tính ổn định và thời gian triển khai tốt hơn do sử dụng động cơ đẩy nhiên liệu rắn.
ICBM Peacekeeper có kết cấu 4 tầng phòng hỗn hợp (3 tầng đầu sử dụng nhiên liệu rắn, tầng thứ 4 sử dụng nhiên liệu lỏng) để tăng khả năng cơ động của các đầu đạn và hiệu chỉnh chúng tấn công chính xác mục tiêu. Tầm bắn của dòng ICBM này đạt 9.600km và sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính.
Theo thiết kế ban đầu, Peacekeeper có thể mang được 11 đầu đạn dạng MIRV W87/Mk-21 có khả năng tự hiệu chỉnh quỹ đạo với sức công phá tương đương 300 kilotone/đầu đạn (sau này do quy định của START, mỗi ICBM Peacekeeper chỉ được mang tối đa 10 đầu đạn).
Công nghệ MIRV của Mỹ khác biệt so với Nga ở việc khối đầu đạn được xác định quỹ đạo trước khi tiến vào bầu khí quyển nhờ các động cơ hiệu chỉnh đặc biệt. Ngoài ra, khả năng tự xác định quỹ đạo bay trước khi xâm nhập khí quyển của các đầu đạn trên ICBM Peacekeeper cũng giúp CEP của chúng thấp nhất trong các dòng ICBM từng được chế tạo vào khoảng 120m.
Trung Quốc với DF-41, Mỹ với Peacekeeper, vậy Nga sắp trang bị loại tên lửa có sức mạnh đến đâu?
Theo kế hoạch trang bị của quân đội Nga được Tư lệnh Lực lượng Tên lửa Chiến lược, Tướng Sergei Karakayev cho biết, Moscow sẽ bắt đầu triển khai loại tên lửa tầm xa mới vào năm 2018 để thay thế loại tên lửa thời Chiến tranh Lạnh mà Phương Tây gọi là "quỷ Satan".
Ông Karakayev nêu rõ loại ICBM mới có tên Sarmat được triển khai để thay thế tên lửa RS-20B Voyevoda và Nga hy vọng có thể trang bị hệ thống tên lửa mới vào khoảng năm 2018-2020.
Tên lửa RS-20B Voyevoda (NATO gọi là SS-18 Satan) được phát triển trong những năm 1970 và được đưa vào trực chiến vào cuối thập niên 1980, từng được đánh giá là cơn ác mộng đối với Mỹ trong thời kỳ chiến tranh lạnh.
Đến nay, tên lửa này vẫn là loại có sức công phá mạnh nhất trong số tất cả mọi loại tên lửa của Nga. Dù đã có thâm niên sử dụng, RS-20B vẫn đạt hiệu quả trong điều kiện triển khai hệ thống phòng thủ lá chắn tên lửa như trước đây.
Tướng Karakayev khẳng định tên lửa Voyevoda vẫn sẽ còn trong thành phần chiến đấu của các lực lượng tên lửa cho đến năm 2022 và sẽ được rút ra từ từ.
Theo Xahoi
Những điều chưa biết về sức mạnh vũ khí hạt nhân Triều Tiên Tờ Guardian dẫn lời cơ quan nghiên cứu Mỹ nói hình ảnh vệ tinh cho thấy các lò sản xuất plutonium của Triều Tiên đã được khởi động lại. Hình ảnh vệ tinh về tổ hợp hạt nhân Yongbyon Trong bức ảnh vệ tinh chụp tổ hợp hạt nhân Yongbyon của Triều Tiên ngày 31/8 cho thấy những vệt khói trắng bốc lên...