5 sự kiện nổi bật ngành ôtô thế giới 2011
2011 là một năm đáng nhớ của nền công nghiệp ôtô thế giới, với hàng loạt những sự kiện nổi bật, góp phần mang lại cục diện hoàn toàn mới mẻ cho lĩnh vực này.
1. Vụ bê bối gián điệp tại Renault
Ba quan chức cấp cao của hãng sản xuất xe hơi nổi tiếng Renault của Pháp bị sa thải vì liên quan tới vụ rò rỉ thông tin mật về chiến lược mở rộng kinh doanh của hãng này, được phát hiện ngày 5/1/2011. Cụ thể, Renault cho rằng dự án phát triển ôtô chạy điện trị giá hàng tỷ USD của công ty đang triển khai với đối tác Nissan đã bị rò rỉ thông tin độc ra bên ngoài.
Tuy nhiên, vụ việc càng trở nên rắc rối khi những cáo buộc “gián điệp” nhắm vào 3 vị lãnh đạo hàng đầu của hãng được xác định là giả tạo và không có căn cứ. Thủ phạm đích thực của trò bịp này cũng đã được xác định là một cựu sĩ quan tình báo Pháp, đã bị bắt giam.
Vụ việc liên quan đến công nghệ sản xuất xe ôtô điện do liên minh Renault-Nissan cùng sáng chế và sản xuất. Đây là kiểu xe hoàn toàn mới và khác hẳn loại xe “lai” chạy bằng điện và khí đốt. Vụ án không chỉ làm cho Hãng xe Renault chao đảo, mà còn gây chấn động cả ngành sản xuất ôtô Pháp và thế giới. Vụ việc đã dấy lên làn sóng lo ngại về tình trạng gián điệp công nghiệp phát triển mạnh mẽ đến mức “nhìn đâu cũng thấy gián điệp”, khiến cho các ông chủ công nghiệp không thể tin tưởng bất cứ ai.
Sự kiện cũng gây nên sự nghi ngờ nhắm vào Trung Quốc – quốc gia đang nỗ lực phát triển ngành công nghiệp ôtô, đồng thời cũng là “khách hàng” trong một vụ gián điệp công nghiệp khác xảy ra ở công ty sản xuất phụ tùng xe ôtô Valeo (cũng của Pháp) cách đây không lâu.
Mặc dù, ngày 14/3/2011, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Hãng xe Renault Carlos Ghosn đã xuất hiện trên chương trình tin tức buổi chiều của truyền hình Pháp xác nhận rằng 3 vị lãnh đạo cao cấp của hãng Renault – trong đó có ông Michel Balthazard là thành viên Hội đồng quản trị – bị cáo buộc làm “gián điệp công nghiệp” là hoàn toàn vô tội. Ông Ghosn đã đưa ra lời xin lỗi đối với 3 vị lãnh đạo bị sa thải và cho rằng họ cũng như hãng xe Renault đều là nạn nhân của một vụ lừa đảo.
Ông Ghosn và ban lãnh đạo hãng Renault đã tự đưa ra mức “phạt” là cắt toàn bộ tiền thưởng trong năm 2011, và dùng số tiền đó bù đắp thiệt hại cho 3 vị giám đốc. Tuy nhiên, dư luận vẫn chưa hài lòng với mức độ xử lý vụ việc của ban lãnh đạo hãng. 3 vị lãnh đạo bị sa thải tỏ vẻ không muốn quay trở lại hãng sau vụ việc tệ hại làm mất uy tín và hình ảnh, đồng thời đang dự tính đâm đơn kiện hãng xe ra tòa để đòi bồi thường thỏa đáng. Đối với ông Ghosn, những dự tính thay đổi hình thức đối tác đối với hãng Nissan cũng sẽ bị ảnh hưởng. Chắc chắn ông sẽ khó thuyết phục Tổng thống Pháp Sarkozy.
2. Ngành xe hơi Nhật tê liệt sau thảm họa động đất, sóng thần
Có thể nói, năm 2011 là năm mà các nhà sản xuất xe hơi chịu tác động nặng nề bởi những thảm họa thiên nhiên, trong đó, các hãng xe Nhật thấm thía điều này nhất. Trận động đất mạnh 9 độ richter và sóng thần tấn công khu vực đông bắc Nhật Bản ngày 11/3 không gây thiệt hại nghiêm trọng về nhà xưởng cho các hãng ôtô ở Nhật, nhưng kéo theo nhiều hệ quả.
Video đang HOT
Xáo trộn tức thì trong ngành công nghiệp ôtô sau trận động đất lịch sử tại Nhật Bản là hàng loạt nhà máy ngừng hoạt động. Tiếp đó là tình trạng thiếu điện kéo dài trong vài tháng, đặc biệt vào thời điểm đó, Nhật Bản đang phải đối mặt với sự cố tại các nhà máy hạt nhân. Bên cạnh đó là hệ thống giao thông bị tàn phá nghiêm trọng.
Sau thảm họa động đất, trong vòng một tháng, bảy hãng xe của Nhật chịu thiệt hại tổng cộng 516.000 xe. Toyota đứng đầu danh sách với việc sụt giảm sản lượng lên tới 260.000 xe tại tổng cộng 18 nhà máy trong nước của hãng.
Honda cũng giảm mất sản lượng khoảng 58.000 xe sau khi hai dây chuyền lắp ráp của hãng phải đóng cửa tới tận 8/4. Khó khăn cũng xảy ra tương tự với Nissan khi bị hụt sản lượng lên tới 55.000 chiếc.
Tính tới ngày 31/3, thiệt hại của Suzuki cũng lên tới 45.000 xe. Đến 9/4, con số này đã tăng lên thành 59.000 chiếc nếu tính cả lượng thâm hụt do sản xuất bị hạn chế sau khi tái hoạt động các nhà máy.
Mazda không thể xuất xưởng khoảng 43.000 xe. Trong khi đó, Sabaru hứng chịu tổn thất 29.000 xe, tính tới ngày 5/4. Một trong những nhà sản xuất đầu tiên cho mở cửa lại các nhà máy là Mitsubishi cũng chịu tổn thất khoảng 26.000 xe.
3. Quan hệ Volkswagen và Suzuki tan vỡ
Năm 2009, Volkswagen (VW) mua 19,9% cổ phần của Suzuki với mục đích củng cố vững chắc tiến trình vượt mặt Toyota để trở thành hãng xe hơi số 1 thế giới. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa hai hãng chỉ êm đẹp trong vòng 2 năm.
Quan hệ giữa hai bên xuống dốc từ tháng 3 năm nay, khi VW nêu trong bản báo cáo thường niên rằng, tập đoàn có thể “tác động lớn đến những sách lược và quyết định tài chính” của Suzuki, miêu tả hãng xe Nhật Bản như một “cộng sự”. Tình hình càng xấu thêm khi Volkswagen cáo buộc Suzuki vi phạm thoả thuận khi mua động cơ diesel của Fiat. Và Suzuki không chấp nhận tuyên bố này của VW. Từ đó, hai bên công khai chỉ trích nhau, dẫn tới việc VW ngừng kế hoạch đầu tư 222,5 tỷ Yên (2,9 tỷ USD) vào một liên doanh của hai bên.
Đỉnh điểm của sự xuống dốc trong mối quan hệ giữa hai bên là vào ngày 18/11 khi Suzuki tuyên bố hủy thỏa thuận hợp tác, yêu cầu Volkswagen bán trả 19,9% cổ phần Suzuki. Tuy nhiên, Volkswagen không phản hồi yêu cầu của Suzuki.
Ngày 23/11, Suzuki đã triển khai các thủ tục khiếu kiện tại Toà án trọng tài quốc tế, thuộc Phòng Thương mại quốc tế (ICC), ở London để đòi Volkswagen AG bán trả lại cổ phần cho Suzuki, hoặc một bên thứ 3 do Suzuki chỉ định.
Hiện tại, đại diện của hãng Volkswagen chưa có bất kỳ phản hồi nào về quyết định của Suzuki. Tuy nhiên, khi thấy hãng xe Nhật đe dọa về việc sẽ đưa các vấn đề ra giải quyết tại tòa án quốc tế thì đại diện Volkswagen đã chia sẻ với giới truyền thông: “Chúng tôi vô cùng thất vọng khi Suzuki tuyên bố chấm dứt hợp đồng. Không có cơ sở pháp lý nào buộc chúng tôi phải từ bỏ những cổ phần đã có được từ Suzuki. Chắc chắn chúng tôi sẽ giữ cổ phần của Suzuki”.
Trước thái độ kiên quyết của cả 2 hãng sản xuất, chắc chắn ngành công nghiệp ôtô thế giới trong năm tới sẽ có những biến động không hề nhỏ.
4. GM trở lại ngôi vị số 1 thế giới
Sau 3 năm để mất ngôi vị số 1 thế giới vào tay Toyota, “gã khổng lồ” xứ sở Detroit General Motors (GM) đã vươn lên mạnh mẽ và chính thức lấy lại ngôi vương trong năm 2011. Với doanh số 6,79 triệu xe bán ra sau khi quý ba của năm 2011 kết thúc, GM bỏ xa Toyota tới 1 triệu xe.
Vậy đâu là nguyên nhân cho sự hồi sinh thần kỳ của một tập đoàn cách đây 3 năm còn đứng trước nguy cơ phá sản và phải cầu cứu sự đến sự trợ giúp của chính phủ Mỹ.
Sự chững lại của Toyota do bê bối và kiện tụng dẫn đến cuộc thu hồi xe lớn nhất trong lịch sử của nhà chế tạo xe lớn nhất Nhật Bản; thảm họa động đất và sóng thần gây ra thiếu hụt trầm trọng nguồn cung xe Toyota trên toàn cầu hay sự chậm trễ của những nhà chế tạo khác đã tạo cơ hội không thể tốt hơn cho GM trở lại vị trí số 1?
Tất cả các lý do trên đều đúng nhưng không quan trọng bằng những thay đổi nội tại trong GM từ bộ máy quản lý cho đến sản phẩm.
Bằng cách thu gọn bộ máy quản lý, GM đã có một ban điều hành gọn nhẹ và trực tiếp hơn. Bên cạnh đó, chiến lược loại bỏ những dòng xe không còn phù hợp với nhu cầu hiện tại và bổ sung các dòng xe nhỏ hơn, tiết kiệm nhiên liệu hơn và xanh hơn… đã đem đến sự hồi sinh cho GM.
“GM hiện nay khác hoàn toàn so với GM cách đây 3 năm. Hãng xe Mỹ đã mất đi một thế hệ khách hàng nhưng họ đã trở lại một cách thật đáng nể”, giáo sư Willy Shih của trường Harvard Business School khẳng định. Ông Shih còn cho biết, GM là một biểu tượng điển hình của ngành công nghiệp xe hơi đang bước vào một kỷ nguyên mới.
GM mới cho biết doanh số bán xe toàn cầu đã tăng 9,2% trong năm nay, mức tăng lớn nhất kể từ 20 năm nay.
5. Công nghiệp ôtô Trung Quốc tiến bước dài ra thị trường thế giới
Từ một vương quốc của xe đạp, đến nay Trung Quốc (TQ) đã trở thành một trong những “đế chế” của xe ôtô với sản lượng tiêu thụ đứng đầu trên toàn thế giới. Ngày 29/11 vừa qua, Hãng SAIC Motor Corp và Zhejiang Geely đã vượt qua được các tiêu chuẩn kiểm tra an toàn của châu Âu, đánh dấu một bước tiến dài của nền công nghiệp ôtô nước này.
Đợt kiểm nghiệm này được thực hiện bởi Euro NCAP – một đơn vị quản lý về an toàn xe cơ giới tại châu Âu, 2 dòng xe của TQ đã nhận được tiêu chuẩn 4 sao và đây là tiêu chuẩn cao nhất chứng nhận cho các dòng xe đến từ TQ từ trước tới nay. Cả 2 dòng sản phẩm đạt được tiêu chuẩn này là MG6 của SAIC Motor Corp và Emgrand EC7 của Geely. Các dòng xe được kiểm tra đâm va và được đánh giá độ bảo vệ an toàn cho người trưởng thành, trẻ em, khách bộ hành và các chế độ an toàn hỗ trợ. Cả 2 dòng xe được đánh giá khá thấp cho việc bảo vệ khách bộ hành nhưng lại đạt điểm tốt ở các hạng mục còn lại.
“Kết quả này đã đánh dấu một cột mốc của ngành công nghiệp ôtô thế giới” – Michiel van Ratingen, Chánh văn phòng của Euro NCAP phát biểu. “Đây là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy các nhà sản xuất ôtô TQ đang gây dựng các kinh nghiệm và không ngừng đầu tư cho các kỹ thuật về an toàn cho xe hơi”. Và ông cũng cho rằng hai công ty nói trên sẽ sớm đạt được tiêu chuẩn 5 sao (tiêu chuẩn cao nhất).
Được biết, trong 4 năm qua, các dòng xe sản xuất từ TQ luôn đứng thứ hạng thấp trong các đợt kiểm tra đâm va bởi châu Âu. Năm 2006, dòng xe Landwind X6 SUV của Jiangling Motor không qua được mức thấp nhất của tiêu chuẩn (số điểm bằng 0), tiếp theo đó 1 năm, dòng xe hạng trung Zunchi của Brilliance China Automotive chỉ được 1 sao trong tiêu chuẩn kiểm tra nói trên.
Gia Minh
Theo Infonet
BYD G3 - phép thử mới của ôtô Trung Quốc
Mẫu sedan có kích thớc tng Toyota Altis đợc phân phố chính hãng tạ Vit Nam vớ mức giá trong khoảng 400 triu đồng, đã gồm thuế.
BYD G3 nằm cùng phân khú Daewoo Lacetti.
Hãng ôtô Trung Quốc làm nhái Audi A4 Tại triển lãm ôtô quốc tế ở Thành Đô (Tứ Xuyên, Trung Quốc), hãng Yema Auto trình làng những bản sao của các mẫu xe đã phổ biến khắp thế giới. Những thương hiệu nổi tiếng bị Yema nhái sản phẩm có Audi, Volkswagen và Infiniti. Chỉ cách đây vài năm, hãng xe Trung Quốc từng trình làng hàng nhái của Subaru Forester...