5 sự kiện hải quân lớn năm 2014 của Hải quân Mỹ
Gồm có Mỹ tấn công IS, hiện diện ở Biển Đen, thử nghiệm máy bay chiến đấu F-35C trên tàu sân bay, tàu tuần duyên quay lại châu Á, trang bị vũ khí laser.
Trang mạng tin tức Học viện hải quân Mỹ ngày 30 tháng 12 năm 2014 đã điểm lại các sự kiện lớn được Hải quân Mỹ quan tâm nhất trong năm 2014.
Máy bay chiến đấu F-18E Mỹ tiếp đầu để tấn công các mục tiêu của IS
Sự kiện thứ nhất chính là cuộc không kích của Quân đội Mỹ đối với “Nhà nước Hồi giáo” (IS)
Bắt đầu từ tháng 8 năm 2014, Hạm đội 5 của Hải quân Mỹ bắt đầu tập kích quân đội IS ở Iraq, đến tháng 9 cuộc chiến mở rộng đến Syria. Thực hiện nhiệm vụ không kích vòng đầu tiên là tàu sân bay USS George H.W. Bush (CVN-77) của Hải quân Mỹ, kéo dài đến trung tuần tháng 10 năm 2014.
Tàu khu trục USS Donald Cook (DDG-75) Mỹ
Sự kiện thứ hai là sự xuất hiện của Quân đội Mỹ ở Biển Đen
Tháng 2 năm 2014, Mỹ điều tàu chỉ huy USS Mount Whitney (LCC-20) và tàu hộ vệ USS Taylor (FFG- 50) đến Biển Đen chi viện cho Olympic mùa đông năm 2014 được tổ chức ở Sochi, Nga. Tuy nhiên, 1 tháng sau, do xung đột Ukraine và khu vực Crimea, tàu chiến của Quân đội Mỹ và NATO lập tức thường xuyên xuất hiện ở Biển Đen.
Trong thời gian này, tàu khu trục USS Donald Cook (DDG-75) từng bị một chiếc máy bay chiến đấu Su-24 Nga theo dõi 90 phút, trong tháng 4 tàu hộ vệ FFH-333 HMCS Toronto của Canada cũng bị 3 máy bay Nga bay qua.
Ngày 3 tháng 11 năm 2014, máy bay chiến đấu F-35C lần đầu tiên hạ cánh thành công có cáp hãm đà trên tàu sân bay USS Nimitz Hải quân Mỹ
Sự kiện lớn thứ ba là thử nghiệm máy bay chiến đấu F-35C
Máy bay chiến đấu F-35C lần đầu tiên đổ bộ lên tàu sân bay thử nghiệm vào tháng 11 năm 2014.
F-35C được thử nghiệm đã hoàn thành kiểm tra bay hoàn chỉnh, cho thấy nó đã giải quyết được các vấn đề trước đây như máy bay chiến đấu F-35 hạ cánh, móc vào cáp hãm đà. Hiện nay, Hải quân Mỹ có kế hoạch lần lượt mua 260 và 80 chiếc F-35C cho Hải quân và Thủy quân lục chiến.
Video đang HOT
Tàu tuần duyên USS Forth Worth LCS-3 Hải quân Mỹ
Sự kiện lớn thứ tư là tàu tuần duyên Mỹ quay trở lại châu Á
Để tham gia đợt triển khai thứ hai của tàu tuần duyên ở Thái Bình Dương, vào trung tuần tháng 11 năm 2014, tàu tuần duyên LCS3 đến châu Á. Ngay từ đầu năm 2014, Tư lệnh lực lượng mặt nước Hải quân Mỹ khi đó, Thiếu tướng Tom Karpman đã nói với phóng viên, tàu tuần duyên LCS 1 USS Freedom từ bỏ huấn luyện toàn cầu do nó có nhiều nhiệm vụ ở Biển Đông.
Điều này báo hiệu hoạt động của tàu tuần duyên LCS3 ở châu Á sẽ có tham vọng hơn so với LCS1, sẽ trở thành tàu tuần duyên đầu tiên sử dụng máy bay không người lái MQ-8B Fire Scout.
Vũ khí laser lắp trên tàu vận tải đổ bộ USS Ponce Hải quân Mỹ
Sự kiện lớn thứ năm chính là Hải quân Mỹ trang bị vũ khí laser
Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ đã phê chuẩn sử dụng một loại vũ khí phòng thủ laser cho tàu vận tải đổ bộ USS Ponce ở vịnh Ba Tư, tàu này được Quân đội Mỹ dùng làm căn cứ triển khai ở tuyến đầu.
Hệ thống vũ khí laser trị giá 44 triệu USD này trong tương lai sẽ đem lại năng lực triển khai vũ khí này trên các tàu chiến khác cho Hải quân Mỹ.
Nhưng, hiện nay, năng lượng vũ khí laser khá thấp, chỉ có thể tấn công máy bay không người lái nhỏ và tàu nhỏ phi quân sự. Cơ quan nghiên cứu hải quân Mỹ dự định thử nghiệm một vũ khí laser có công suất lớn hơn vào năm 2016 hoặc năm 2017.
Theo Giáo Dục
Quân đội Mỹ thay đổi mô hình tác chiến đặc biệt khi có vũ khí laser
Hiện nay, lực lượng đặc nhiệm Quân đội Mỹ đã phát triển nhanh chóng, trở thành lực lượng chủ lực ở nước ngoài, phục vụ chiến lược toàn cầu Mỹ.
Tư lệnh Bộ tư lệnh tác chiến đặc biệt (JSOC) Mỹ Joseph L. Votel III
Tân Hoa xã ngày 19 tháng 12 đưa tin, ngày 6 tháng 12, lực lượng đặc nhiệm Quân đội Mỹ tiến vào Yemen cứu con tin nhưng kết thúc thất bại, 2 con tin bị thiệt mạng. Một số phương tiện truyền thông Mỹ cho rằng, sự việc này đã thể hiện tính hạn chế của tác chiến đặc biệt với tính chất là một thủ đoạn chống khủng bố.
Trên thực tế, từ năm 2001 đến nay, quy mô lực lượng đặc nhiệm Quân đội Mỹ nhanh chóng phình to, ngân sách thường niên lên tới 10,5 tỷ USD, nhưng, các loại "sơ suất" liên tiếp lộ trên mặt báo lại khiến cho năng lực của lực lượng đặc nhiệm Quân đội Mỹ bị nghi ngờ.
Do đó, tháng 6 năm 2014, sau khi Joseph L. Votel III lên làm người đứng đầu Bộ tư lệnh tác chiến đặc biệt, đã bắt tay cải tạo lực lượng, nỗ lực xây dựng "đội tiên phong" can thiệp tình hình thế giới của Washington.
Thành phần tích cực của cuộc chiến chống khủng bố
Ngày 14 tháng 2 năm 1958, Joseph L. Votel III sinh ra ở thành phố Saint Paul, bang Minnesota, Mỹ. Do bang Minnesota là nơi cung cấp binh sĩ lớn truyền thống của Mỹ, trong gia tộc của Joseph L. Votel III không thiếu quân nhân, cha của ông và vài chú đều từng tham gia Chiến tranh thế giới lần thứ hai, ông từ nhỏ cũng muốn trở thành một thuỷ binh, ngồi tàu chiến đi vòng quanh thế giới.
Nhưng, khi ông tốt nghiệp cấp 3 vao năm 1976, lại bị Học viện Hải quân Annapolis từ chối do hạn chế về sức khỏe. May mắn là, thông báo trúng tuyển của Trường quân sự West Point Lục quân đã phần nào an ủi "trái tim bị thương tổn" của ông.
Năm 1980, Joseph L. Votel III tốt nghiệp Trường quân sự West Point, trước sau đã phục vụ cho sư đoàn bộ binh cơ giới số 4, sư đoàn bộ binh cơ giới số 3 và tập đoàn quân số 7, từng đóng ở nhiều nước châu Âu. Vào thập niên 90 của thế kỷ trước, Mỹ và NATO đi đầu can thiệp xung đột bán đảo Balkan, Joseph L. Votel III chỉ huy thành công lực lượng đặc nhiệm tiền trạm lục quân thực thi nhiều đợt kiểm soát cứ điểm quan trọng, trinh sát tuyến đầu và hành động phá hoại đặc biệt, do đó ông được thăng chức làm trung đoàn trưởng trung đoàn biệt động 75 (75th Ranger Regiment) chuyên tác chiến đặc biệt.
Tháng 10 năm 2001, Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh Afghanistan, Joseph L. Votel III đích thân dẫn hơn 100 binh sĩ từ Trung Á đột nhập Afghanistan, phối hợp chặt chẽ với lực lượng vũ trang liên minh phương Bắc, trong vòng 1 tháng đánh bại Taliban va chủ lực của tổ chức Al Qaeda, từ Mazar-iSharif đánh tới Kabul, đã kết thúc sự thống trị của giáo sĩ Omar của Taliban.
Joseph L. Votel III (phải) và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel
Sau khi chiến tranh Iraq nổ ra vào năm 2003, Joseph L. Votel III từng bị cấp trên cho dừng chiến đấu, chuyển tới trụ sở Bộ Chỉ huy lực lượng đặc biệt (SOCOM) thực hiện chức vụ huấn luyện.
Sau khi tổ chức Al Qaeda xâm nhập và lực lượng vũ trang chống Mỹ phát triển gây ra căng thẳng tình hình Iraq, Joseph L. Votel III đã được giao trọng trách, chỉ huy đội đặc nhiệm tinh nhuệ được lấy từ các quân chủng, đến Iraq thực hiện "tác chiến chống nổi loạn", đồng thời trước sau đã bắt nhiều quan chức cấp cao của cựu chính quyền Saddam và những tên đầu sỏ của chi nhánh tổ chức Al Qaeda tại Iraq.
Sau đó, Joseph L. Votel III lại nhậm chức phó trưởng tiểu ban liên hợp chống bom gài trên đường của Lầu Năm Góc, bày mưu tính kế cho Quân đội Mỹ tiến hành ngăn chặn các cuộc tấn công bom ven đường.
Phá giải vấn đề khó khăn cho Lầu Năm Góc
Thực ra, Joseph L. Votel III ban đầu được bên ngoai chú ý tới trong một vụ việc xảy ra vào tháng 10 năm 2010. Khi đó, đội biệt động của SOCOM bị bất ngờ khi ứng cứu con tin người Anh tên là Norgrove ở Afghanistan, con tin mất mạng trong cuộc hỗn chiến. Bao cao điều tra công bố ban đầu của Quân đội Mỹ cho răng, Norgrove thiệt mạng do kẻ bắt cóc làm nổ mìn.
Nhưng, phóng viên Anh không chỉ đã quay video hành động của binh sĩ Mỹ, mà còn thông qua điều tra pha quay chậm, khẳng định con tin đã bị chết bởi mảnh đạn trong tay của Quân đội Mỹ. Trong một thời gian, sóng gió con tin nhanh chóng nổi lên, thậm chí ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao giữa hai nước Mỹ-Anh. Joseph L. Votel III khi đó làm Tham mưu trưởng SOCOM đã được bổ nhiệm khẩn cấp làm trưởng ban điều tra, phụ trách làm lặng sóng tình hình.
Joseph L. Votel III nhanh chóng đưa ra một báo cáo, xác nhận Quân đội Mỹ ngộ sát là sự thực, đồng thời xử phạt nhiều binh sĩ liên quan đến sự việc. Sau đó, Joseph L. Votel III lại đại diện cho Quân đội Mỹ tiến hành cam kết, bảo đảm tiến hành cảnh cáo đối với quan chức cố ý làm sai lệch báo cáo, cuối cùng đã cứu nguy cho chính quyền Obama từ dòng xoáy dư luận. Trải qua sự việc này, Joseph L. Votel III được Nhà Trắng và Lầu Năm Góc quan tâm.
Tư lệnh Bộ tư lệnh tác chiến đặc biệt (JSOC) Mỹ Joseph L. Votel III
Tháng 6 năm 2011, Joseph L. Votel III đảm nhiệm Tư lệnh Bộ chỉ huy tác chiến đặc biệt (Joint Special Operations Command, JSOC) trực thuộc SOCOM. Đây là một cơ quan đặc biệt chuyên săn tìm và tiêu diệt các "mục tiêu có giá trị cao", bên dưới có các lực lượng tinh nhuệ như trung đoàn biệt động 75 (75th Ranger Regiment), biệt đội Delta (Delta Force), biệt đội SEAL số 6 (SEAL Team Six).
Tháng 9 năm 2012, lãnh sự quán Mỹ tại Benghazi, Libya bị các phần tử vũ trang tấn công, 4 quan chức ngoại giao Mỹ bị thiệt mạng. Vụ việc này trực tiếp khiến cho Ngoại trưởng Hillary ra đi, Tổng thống Obama cũng bị đảng đối lập phê phán mạnh mẽ. Ông Obama đã ra "lệnh chết" cho SOCOM và JSOC, bằng mọi giá diệt trừ "bàn tay đen đằng sau" của sự kiện lãnh sự quán bị tấn công.
Dưới sự chỉ huy của Joseph L. Votel III, Quân đội Mỹ xâm nhập các nước như Libya, Niger, Mali, Chad, triển khai liên tiếp các hành động bí mật, cuối cùng vào ngày 17 tháng 6 năm 2014 bắt được kẻ tình nghi chính Ahmed Khatallah ở khu vực Cyrenaica, Libya. Dư luận phân tích cho rằng, công lao này đã đặt nền tảng cho Joseph L. Votel III tiếp quản SOCOM.
Làm thay đổi mô hình tác chiến đặc biệt
SOCOM là một trong vài bộ tư lệnh tác chiến liên hợp lớn của Mỹ, trụ sở chính ở Tampa, bang Florida, có khoảng 66.000 quân nhân và nhân viên dân sự, bên dưới có 5 bộ tư lệnh hành động như JSOC, phạm vi hoạt động vươn tới trên 70 quốc gia, là lực lượng quan trọng thực hiện chiến lược toàn cầu của Mỹ.
Theo phân tích của sĩ quan từng làm việc với Joseph L. Votel III, SOCOM do ông lãnh đạo đã từ "sản phẩm phụ" của lực lượng thông thường trở thành chủ lực trong các hoạt động tại nước ngoài của Quân đội Mỹ. Joseph L. Votel III cũng lấy cải tạo SOCOM làm nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, nỗ lực làm cho các đơn vị thuộc quyền từ "chuyên chống khủng bố" chuyển sang "đa năng".
Ông cho rằng, trong tương lai, SOCOM có 4 nhiệm vụ lớn: Tấn công mạng lưới chủ nghĩa cực đoan bạo lực, tìm diệt vũ khí hủy diệt hàng loạt, ứng phó với tác chiến "chống can dự/ngăn chặn khu vực", răn đe vu lưc hoặc phát động "chiến tranh người đại diện/chiến tranh ủy nhiệm".
Vũ khí laser trên tàu chiến USS Ponce Mỹ
Tạp chí "The National Interest" Mỹ cho rằng, mặc dù tổ chức Al Qaeda bị thiệt hại nặng trong 10 năm qua, nhưng sự thù hận của các phần tử cực đoan tôn giáo đối với Mỹ chưa hề yếu đi. Nhưng năm gân đây, tình hình bất ổn của các nước Ai Cập, Libya, Syria cho thấy tình hình thế giới vẫn không ổn định, Mỹ vẫn là mục tiêu của những hoạt động ngầm. Trong môi trường này, SOCOM phải giỏi sử dụng mạng lưới chống khủng bố quốc tế được xây dựng hơn 10 năm qua, "liên kết hoặc dựa nhiều hơn vào các đối tác" để xây dựng môi trường an ninh lâu dài.
Joseph L. Votel III cho rằng, để đạt được những mục tiêu trên, SOCOM cần phải coi trọng xây dựng năng lực tác chiến độc lập cho các phân đội nhỏ, triển khai nhiều đơn vị tác chiến đặc biệt quy mô nhỏ hơn ở khu vực tuyến đầu, điều này cần triển khai nhiều cơ sở tiếp tế hơn ở các khu vực trên toàn cầu.
Những năm gần đây, Quân đội Mỹ đã tìm cách triển khai các thử nghiệm liên quan như cải tạo tàu đổ bộ USS Ponce thành "căn cứ tiến lên đảo nổi" triển khai ở vịnh Ba Tư, đồng thời lắp vũ khí laser trên tàu USS Ponce, làm cho nó trở thành căn cứ trên biển của lự lượng đặc biệt.
Nếu kế hoạch này được thúc đẩy, một khi các đơn vị tác chiến đặc biệt quy mô nhỏ tiến đến khu vực cách xa căn cứ của Quân đội Mỹ thực hiện nhiệm vụ sẽ có thể nhận được sự hỗ trợ của các căn cứ ở trên biển, thực hiện triển khai bất cứ lúc nào, tấn công bất cứ lúc nào và tiếp tế bất cứ lúc nào.
Theo Giáo Dục
Hải quân Mỹ lần đầu tiên triển khai vũ khí laze trên tàu đổ bộ USS Ponce Hải quân Mỹ đã lần đầu tiên triển khai vũ khí laze trên tàu đổ bộ USS Ponce đang hoạt động ở vịnh Ba Tư. Vũ khí laze này được cho là rất hữu hiệu trong việc tiêu diệt hàng loạt các mục tiêu cỡ nhỏ. Hệ thống vũ khí laze 30kW được trang bị trên tàu đổ bộ USS Ponce từ cuối...