5 sai lầm phổ biến của chủ xe khi tự rửa ô tô tại nhà
Sử dụng nước rửa chén, xà bông giặt hay các loại khăn lau khô cứng… là một trong những sai lầm phổ biến của các chủ xe khi tự rửa ô tô tại nhà.
Những sai lầm khi rửa xe có thể làm ảnh hưởng đến lớp sơn ngoại thất xe
Thay vì mang ô tô ra tiệm, nhiều chủ sở hữu ô tô hiện nay thường có thói quen tự rửa xe tại nhà vào mỗi dịp cuối tuần. Cách làm này, với nhiều người vừa tiết kiệm được một phần chi phí, vừa có thể chăm sóc kỹ lưỡng chiếc “xế cưng” của mình. Tuy nhiên, trong thực tế không phải chủ xe nào cũng trang bị đầy đủ dụng cụ và rửa xe đúng cách, dẫn đến những hư tổn cho lớp sơn ngoại thất xe. Dưới đây là những sai lầm phổ biến nhất của các chủ xe khi tự rửa ô tô tại nhà:
Rửa xe dưới trời nắng gắt
Một số lái xe thường rửa xe khi trời nắng gắt hay sau khi xe vừa di chuyển một chặng đường dài, nhằm tận dụng sức nóng giúp xe nhanh khô hơn. Tuy nhiên, đây thực sự là sai lầm, bởi dưới hấp thụ của ánh nắng mặt trời cũng như sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, dễ làm tổn hại lớp sơn ngoại thất của xe.
Trước khi rửa xe nên đưa xe vào những khu vực thoáng mát
Những giọt nước nhỏ kết hợp chất tẩy rửa đọng lại trên xe nhanh chống bị làm khô bởi nhiệt độ môi trường, tạo ra vết ố trên bề mặt sơn cũng như các chi tiết khác. Theo thời gian, thói quen rửa xe dưới trời nắng gắt có thể làm giảm độ bóng cũng như gây bong tróc bề mặt sơn. Vì vậy, nếu tự rửa xe nên đỗ xe ở các khu vực có bóng râm hoặc chọn những thời điểm sáng sớm hay buổi chiều khi nắng không quá gắt.
Dùng nước rửa chén, xà bông giặt
Để thuận tiện, nhiều tài xế thường sử dụng nước rửa chén hoặc xà bông giặt hoà với nước để rửa ô tô. Tuy nhiên, theo anh Tống Quang Phú – Giám đốc Công ty Mobile Car Care chuyên về chăm sóc, bảo dưỡng ô tô tại Việt Nam: “Đây là một sai lầm của tài xế khi rửa xe. Bởi nước rửa chén hay xà bông giặt vốn chứa nhiều chất tẩy rửa, tính kiềm cao… khi dùng để rửa xe sẽ tác động trực tiếp lên lớp bảo vệ bề mặt sơn, theo thời gian sẽ làm giảm màu sơn của xe.”
Nên sử dụng các dung dịch tẩy rửa chuyên dụng dành cho ô tô
Thay vì nước rửa chén, khi rửa xe tại nhà các chủ xe nên mua dung dịch chuyên dụng dùng cho ô tô. Các dung dịch tẩy rửa này gồm những thành phần làm sạch chất bám bẩn góp phần loại bỏ những vết bẩn “cứng đầu” cũng như không làm tổn hại đến bề mặt sơn.
Video đang HOT
Chỉ dùng một xô nước khi lau xe
Khi tự rửa ô tô tại nhà, nhiều người thường dùng một xô nước hoà dung dịch tẩy rửa để lau xe. Việc này sẽ giá tiếp làm tổn hại bề mặt sơn, bởi cứ sau mỗi lần lau và nhúng khăn lau vào xô những hạt cát nhỏ hay bụi bẩn sẽ tích tụ lại trong xô hoặc có thể bám vào khăn gây nên những vết xước nhỏ trong những lần lau tiếp theo.
Không nên chỉ dùng một xô nước khi rửa xe
Vì vậy, khi lau xe nên chuẩn bị ít nhất 2 xô nước có lót miếng lưới lọc rửa bụi bẩn ở đáy xô. Trong đó, 1 xô chứa nước sạch, xô còn lại hòa dung dịch tẩy rửa chuyên dụng với lượng nước nhất định. Sau mỗi lần dùng khăn lau hoặc miếng bọt biển để lau bề mặt xe nên nhúng vào xô chứa nước, giặt sạch trước khi nhúng vào xô chứa dung dịch tẩy rửa để tiếp tục lau. Cách làm này sẽ loại bỏ những hạt cát bám trên khăn hoặc miếng bọt biển giúp xe không bị trầy xướt sau mỗi lần lau chùi.
Sử dụng khăn kém chất lượng
Thông thường khi tự rửa ô tô tại nhà, nhiều người thường tận dụng mẫu quần áo cũ, hay các loại khăn bình thường để lau xe. Ngoài ra, để thao tác thuận tiện một số người thường lau bề mặt xe theo hình tròn. Việc dùng các loại khăn lau khô cứng, không đảm bảo chất lượng kết hợp cách lau không đúng rất dễ gây ra những vết trầy xước theo vòng xoáy trên bề mặt sơn xe.
Dùng khăn lau chuyên dụng để không làm trầy xước bề mặt sơn
Để bảo vệ bề mặt sơn khi rửa xe, các chủ xe nên sử dụng khăn chuyên dụng được làm bằng vải sợi mềm rất mềm, có tính hút nước cao. Động tác lau xe nên theo chiều ngang hoặc chiều dọc.
Không che các mối điện khi xịt rửa khoang động cơ
Kết hợp với việc rửa xe, một số chủ xe thường tự tay làm sạch khoang động cơ. Khu vực này dù được che đậy bằng nắp capô nhưng sau một thời gian sử dụng, động cơ cùng nhiều bộ phận khác sẽ bị bám bụi, dầu mỡ làm giảm hiệu quả thoát nhiệt. Để vệ sinh bộ phận này, ngay sau khi mở nắp capô, một số người thường chủ quan dùng vòi phun nước xịt mạnh vào khoang động cơ. Việc làm này giúp nhanh chống loại bỏ bụi bẩn nhưng có thể ảnh hưởng đến các mối điện. Nước có thể xâm nhập vào các mối nối điện gây hiện tượng chập điện.
Nên chú ý đến các mối mối điện khi rửa khoang động cơ
Theo lời khuyên của các chuyên gia, để đảm bảo an toàn trước khi rửa khoang động cơ nên dùng các loại băng keo chống thấm nước bọc các mối điện. Thay vì xịt nước, nên sử dụng dung dịch vệ sinh chuyên dụng làm sạch từng ngóc ngách các chi tiết của máy cũng như các bộ phận khác.
Những bộ lọc cần vệ sinh, thay thế định kỳ trên ô tô
Được ví như những "buồng phổi" trên mỗi chiếc ô tô, bộ phận lọc gió động cơ, điều hòa hay lọc dầu... cần được về sinh thay thế định kỳ để đảm bảo cho xe vận hành ổn định.
Tùy thuộc vào điều kiện sử dụng ô tô, mỗi bộ lọc cần được về sinh, thay mới theo định kỳ Trần Hoàng
Trên hầu hết các mẫu ô tô hiện nay đều được trang bị hệ thống lọc gió điều hòa, lọc dầu động cơ cũng như lọc nhiên liệu nhằm hạn chế cặn bã, bụi bẩn, các tác nhân cản trở quá trình lưu thông không khí, dầu nhớt hay nhiên liệu trên xe.
Tùy thuộc vào điều kiện môi trường sử dụng ô tô, mỗi bộ lọc cần được về sinh, thay mới theo định kỳ để góp phần giúp động cơ, hệ thống điều hòa... hoạt động ổn định. Tuy nhiên, không phải tài xế nào cũng hiểu được tầm quan trọng cũng như thời gian cần vệ sinh thay thế các bộ lọc trên ô tô.
Lọc gió động cơ
Lọc gió thường đặt trong khoang động cơ dưới nắp capô, bộ phận này có vai trò lọc bụi bẩn trong không khí trước khi được đưa vào buồng đốt động cơ. Sau một thời gian sử dụng, bụi bẩn, hơi ẩm bám vào màng lọc, lấp đầy lỗ thông khí của bộ lọc. Nếu không được vệ sinh, thay thế sẽ gây cản trở lượng không khí vào động cơ, gây sai lệch tỉ lệ hòa khí (nhiên liệu và không khí) làm giảm công suất, nóng máy và gây muội than trong buồng đốt.
Hệ thống lọc gió động cơ nên vệ sinh định kỳ sau khi xe vận hành được 5.000 km, đồng thời thay lọc gió mới sau 20.000 km
Vì vậy, theo khuyến cáo của các nhà sản xuất, người dùng ô tô nên chú ý vệ sinh định kỳ hệ thống lọc gió động cơ sau khi xe vận hành được 5.000 km, đồng thời thay lọc gió mới sau 20.000 km. Với các xe đời cũ, thường xuyên sử dụng trong môi trường nhiều bụi bẩn, nên vệ sinh lọc gió sau 3.000 - 4.000 km và thay mới sau 15.000 km. Ngoài ra, nên thường xuyên kiểm tra hệ thống lọc gió, nếu phát hiện bọ lọc bị rách, ẩm... nên thay thế bằng lọc gió mới.
Lọc gió nằm trong khoang động cơ, việc tháo lắp bộ phận này cũng khá đơn giản nên người dùng ô tô có thể tự kiểm tra, vệ sinh hay thay lọc gió mới mà không cần mang xe tới gara.
Lọc dầu động cơ
Thường được người dùng ô tô gọi là "cốc lọc dầu", bộ phận này có cấu tạo nhỏ gọn nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc lọc sạch cặn bẩn, tạp chất trong dầu nhớt, đảm bảo cho việc bôi trơn các chi tiết bên trong động cơ.
Nên chú ý kiểm tra mức dầu động cơ và thay thế bộ lọc dầu sau 10.000 km
Không giống như lọc gió, hệ thống lọc dầu động cơ không thể vệ sinh mà phải thay mới định kỳ sau một thời gian sử dụng. Hầu hết các sách hướng dẫn sử dụng, chăm sóc trên các mẫu ô tô, người dùng nên chú ý kiểm tra mức dầu động cơ và thay thế bộ lọc dầu sau 10.000 km. Để không bỏ quên bộ phận này, một số người có kinh nghiệm dùng ô tô thường thay "cốc lọc dầu" sau 2 lần thay dầu nhớt động cơ. Trường hợp lọc dầu bị hỏng nên thay thế để không làm ảnh hưởng đến quá trình bôi trơn động cơ.
Trên một số mẫu xe, "cốc lọc dầu" thường được bố trí dưới gầm động cơ, vì vậy khi thay thế cần chú ý việc lắp đặt để không làm rò rỉ. Ngoài ra, nên lựa chọn các bộ lọc dầu chính hãng, đảm bảo chất lượng và tìm hiểu kĩ các thông tin kỹ thuật của động cơ để chọn bộ lọc dầu phù hợp.
Lọc gió hệ thống điều hòa
Tương tự như lọc gió động cơ, lọc gió hệ thống điều hoà hay còn gọi là lọc gió cabin có vai trò lọc bụi bẩn, làm sạch không khí trước khi qua hệ thống điều hòa vào trong nội thất xe.
Kiểm tra vệ sinh sau khi sử dụng xe khoảng 5.000 km, đồng thời thay mới sau 20.000 km
Trong quá trình sử dụng, bụi bẩn bám vào các màng lọc sẽ làm giảm lưu lượng gió hút vào điều hòa ở chế độ lấy gió ngoài, gây ảnh hưởng đến thời làm mát khoang nội thất. Bên cạnh đó, việc tiếp xúc với không khí môi trường làm lọc gió điều hòa bị ẩm mốc, trở thành nơi ẩn náu của nhiều loại vi khuẩn. Không khí qua lọc gió cuốn theo ẩm mốc, tạo mùi khó chịu... làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của người ngồi trong xe.
Với bộ phận này, người dùng ô tô nên chú ý kiểm tra vệ sinh sau khi sử dụng xe khoảng 5.000 km, đồng thời thay mới sau 20.000 km. Trong qúa trình sử dụng, nếu phát hiện không khí đi qua điều hoà giảm, hệ thống quạt gió phát ra tiếng kêu hay mùi hôi khó chịu... nên kiểm tra, thay thế lọc gió điều hòa.
Lọc nhiên liệu
Bên cạnh bộ lọc không khí, dầu động cơ... lọc nhiên liệu là một bộ phận quan trọng góp phần loại bỏ cặn bẩn, rỉ sắt trong nhiên liệu xăng, dầu bơm vào xe. Qua đó, tạo nguồn nhiên liệu sạch trước khi đưa vào buồng đốt động cơ.
Lọc nhiên liệu hay còn gọi là lọc xăng, lọc dầu diesel... cấu tạo từ giấy tiêu chuẩn, hỗn hợp của xen-lu-lô, sợi tổng hợp, sợi thủy tinh. Trên một số dòng xe, bộ phận này thường nằm ở dưới gầm xe, gần động cơ dưới nắp capô hoặc trong bình nhiên liệu. Xăng, dầu diesel bán trên thị trường khi bơm vào xe sẽ qua bộ lọc nhiên liệu trước khi vào động cơ để được đốt cháy.
Trong quá trình sử dụng, nếu bị bám cặn bẩn hay hư hỏng sẽ làm bộ lọc nhiên liệu bị tắc, dòng nhiên liệu đến chế hòa khí hoặc vòi phun bị chặn lại khiến động cơ khó khởi động, bị giật cục, xe vận hành không ổn định. Với chất lượng xăng dầu hiện nay, người dùng nên chú ý mang xe đến trung tâm chăm sóc ô tô để kiểm tra vệ sinh lọc nhiên liệu định kỳ. Sau quá trình sử dụng khoảng 40.000 km, nên thay mới lọc nhiên liệu.
Đậu xe ngoài trời và những nguy hại tiềm ẩn trong thời tiết nắng nóng Nhiệt độ cao tai khu vưc TP.HCM va miên Nam không những khiến xe bị hư hỏng, mà còn gây nguy hiểm cho người bên trong xe nêu không đươc trang bi cân thân nhưng chi tiêt sau Xe hơi vốn được coi là phương tiện "mưa không đến mặt, nắng chẳng đến đầu", tuy nhiên người sử dụng vẫn cần chú ý...