5 sai lầm nguy hiểm khi sử dụng các sản phẩm tẩy rửa
Đối với những người không quen sử dụng các chất tẩy trắng, ammoniac, và các hóa chất độc hại khác, nên xem lại cách sử dụng và lưu trữ cho đúng cách để giữ an toàn cho bản thân và gia đình.
Tránh đựng chất tẩy rửa vào chai hoặc cốc không được dán nhãn, tốt nhất nên giữ nguyên trong chai gốc – SHUTTERSTOCK
Những chất tẩy rửa này rất mạnh, đủ để tiêu diệt 99,9% vi sinh vật, nhưng nếu biết sử dụng đúng cách thì không gây nguy hiểm, theo Realsimple.
Sau đây là một số lỗi phổ biến cần tránh.
1. Không bao giờ pha thuốc tẩy chung với các chất tẩy rửa khác
Không nên pha thuốc tẩy với ammonia. Hỗn hợp nguy hiểm này tạo ra khí chloramine độc hại. Để an toàn hơn, nên tránh dùng thuốc tẩy với bất kỳ chất tẩy rửa nào khác. Thuốc tẩy dùng chung với giấm hoặc với cồn cũng nguy hiểm, theo Realsimple.
Để an toàn, chỉ nên pha loãng thuốc tẩy với nước.
2. Đừng quên mở cửa cho thoáng
Video đang HOT
Luôn luôn giữ phòng thông thoáng để tránh hít nhiều khí độc. Mở cửa sổ hoặc cửa chính và bật quạt. Cố gắng làm sạch nhanh để giảm thiểu thời gian tiếp xúc với các hóa chất này.
Nếu có thể, hãy chỉ sử dụng chất tẩy rửa hóa học ở các nơi thường xuyên tiếp xúc như mặt bàn, tay nắm cửa, vòi nước; ở các khu vực khác như cửa sổ và gương nên sử dụng các dung dịch tẩy rửa tự nhiên, theo Realsimple.
3. Nên cất các sản phẩm hóa chất ở đâu?
Không nên cất các hóa chất trong nhà bếp. Đặc biệt nếu có con nhỏ, đây là nơi trẻ dễ tiếp cận nhất.
Đầu tiên, nên đọc các khuyến cáo lưu trữ trên mỗi sản phẩm. Sau đó, cất ở nơi trẻ em không thể với tới. Cũng không nên để trên cao, khi cần dùng sẽ khó với tới và có khả năng bị đổ. Tránh các nơi có nhiệt độ cao, như nhà để xe hoặc tầng hầm.
Cần dán nhãn rõ ràng để mọi người trong gia đình biết họ đang sử dụng loại hóa chất nào. Tránh đựng chất tẩy rửa vào chai hoặc cốc không được dán nhãn, tốt nhất nên giữ nguyên trong chai gốc, theo Realsimple.
4. Chỉ sử dụng sản phẩm theo mục đích khuyến cáo
Nếu khăn lau được thiết kế để lau bàn thì đừng sử dụng để lau tay. Công thức pha chế đối với các sản phẩm dành cho vệ sinh tay khác với để vệ sinh vật dụng như mặt bàn, vòi nước hoặc tay nắm cửa. Không được sử dụng các chất tẩy rửa gia dụng để vệ sinh tay, nên đeo găng tay trong khi sử dụng và sau đó rửa tay, theo Realsimple.
Không được nuốt và không sử dụng các chất tẩy rửa để làm sạch vật dụng trong nhà.
5. Đừng vứt bỏ không đúng nơi
Đầu tiên, kiểm tra xem trên nhãn có hướng dẫn cách xử lý không. Nếu có vứt bỏ, nên ghi rõ bằng chữ to rằng đây là hóa chất độc hại, để người dọn rác cảnh giác.
Liên tiếp 7 bệnh nhi nhập viện do ngộ độc dầu hỏa, thuốc tẩy, thuốc chữa bệnh: Bác sĩ chỉ cách sơ cứu khi trẻ uống nhầm hoá chất
Khi trẻ nuốt phải những hóa chất có tính ăn mòn thì việc đầu tiên là cần sơ cứu sớm để tránh tổn thương sâu.
Tổn thương hóa chất rất nguy hiểm
Tính riêng từ đầu tháng 5/2020 đến nay, khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đã tiếp nhận 7 bệnh nhân nhập viện do ngộ độc dầu hỏa, thuốc tẩy, thuốc chữa bệnh... May mắn các trường hợp trên đều được kịp thời điều trị thải độc chất và theo dõi an toàn.
Mới đây nhất là trường hợp của cháu V.N.H.G, 2 tuổi, trú tại thị xã Cửa Lò, nhập viện cấp cứu vì uống phải chất tẩy rửa dạng bột, sau uống cháu buồn nôn, quấy khóc, môi sưng nề, tấy đỏ. Cháu được các bác sĩ khoa Hồi sức cấp cứu tiến hành tiêm kháng sinh, truyền dịch, giảm đau, chống sưng, rửa vết bỏng, kiểm tra mức độ ảnh hưởng đến thực quản.
Trường hợp của cháu H.T.T.U, 4 tuổi, trú tại Xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu, nhập viện do ngộ độc dầu hỏa. Nguyên nhân do cha mẹ cháu để dầu trong chai giống chai nước giải khát. Sau khi phát hiện con gái uống nhầm, mẹ bé đã lập tức đưa con vào viện và được các bác sĩ kịp thời cứu chữa.
BS.CKI Nguyễn Hùng Mạnh, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho biết, việc ăn, uống nhầm hóa chất là một dạng tai nạn khá phổ biến ở trẻ em. Hóa chất trẻ uống nhầm có thể là xăng, dầu hỏa, dung dịch cọ rửa, axit, chất diệt cỏ... Trẻ uống nhầm hóa chất thường có một số biểu hiện như ho sặc sụa, cơ thể tím tái, hơi thở có mùi hóa chất... Ngoài ra, có thể có vết bỏng quanh vùng miệng tái nhợt do trẻ đã nuốt phải một loại chất độc ăn mòn. Tổn thương còn tùy theo loại hóa chất, nồng độ hóa chất, thời gian và liều lượng mà trẻ nuốt hoặc ăn phải.
Theo BS.CKI Nguyễn Hùng Mạnh khi trẻ nuốt phải những hóa chất có tính ăn mòn thì việc đầu tiên là cần sơ cứu sớm để tránh tổn thương sâu. Người lớn nên nhanh chóng quan sát thứ cháu uống nhầm là chất gì. Thông tin này rất quan trọng trong việc xử lý ban đầu cũng như cung cấp cho bác sĩ khi bé nhập viện.
Cháu V.N.H.G nhập viện cấp cứu vì uống nhầm thuốc tẩy bồn cầu.
Cách sơ cứu trẻ uống nhầm hóa chất
Theo BS.CKI Nguyễn Hùng Mạnh nếu chất uống nhầm là hóa chất không bay hơi, khi phát hiện bệnh nhi sặc hãy giúp nôn ra. Đơn giản nhất là dùng một miếng vải nhỏ bọc đầu ngón tay đặt nhẹ vào nửa bên trong của lưỡi sẽ kích thích cho bé nôn. Sau khi nôn, nhanh chóng đưa bé tới cơ sở y tế gần nhất để xử lý.
Trường hợp bé uống phải chất bay hơi, ví dụ như nước rửa sơn móng tay, xăng dầu... thì tuyệt đối không được gây nôn sẽ khiến hơi của hóa chất tác động xấu đến phổi vô cùng nguy hiểm. Tình huống này thì phụ huynh phải đưa bé vào viện cấp cứu gấp, không nên mất thời gian tìm cách sơ cứu ban đầu vì vào viện mới có đủ những phương tiện cần thiết để giúp bé.
BS.CKI Nguyễn Hùng Mạnh khuyến cáo đề tránh trẻ uống nhầm hóa chất các gia đình cần lưu ý:
Để các loại thuốc, hóa chất xa tầm tay của trẻ. Những chất có độc tính cao như các hóa chất diệt côn trùng, dung môi pha sơn... cần để những hộp riêng, có khóa, không để ở tầm với của trẻ.
Không đựng đồ uống vào chai lọ vốn là bao bì đựng hóa chất. Ngược lại, không đựng các hóa chất vào các vỏ chai vốn đựng nước uống nhằm tránh nhầm lẫn.
Không để bất cứ loại hóa chất nào trong khu vực trẻ em thường vui chơi qua lại.
Không nên để trẻ tự chơi một mình nên có người lớn hướng dẫn và theo dõi chăm sóc trong quá trình vui chơi.
Bé 2 tuổi uống nhầm bột tẩy rửa bồn cầu Bệnh nhi 2 tuổi được đưa vào Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cấp cứu vì uống phải chất tẩy rửa bồn cầu dạng bột. Tại khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, bé V.N.H.G. (2 tuổi, trú tại thị xã Cửa Lò) được đưa vào cấp cứu trong tình trạng buồn nôn, quấy khóc, môi sưng nề, tấy...