5 Sai lầm khi chăm sóc bàn chân người tiểu đường mùa lạnh
Theo các chuyên gia y tế, trời lạnh sẽ làm cho biến chứng bàn chân tăng nặng lên. Điều này càng trầm trọng hơn với những người tiểu đường mắc các sai lầm trong chăm sóc bàn chân ngày lạnh. Đây là nguyên nhân chính khiến họ có nguy cơ bị viêm loét, thậm chí hoại tử, phải cắt cụt chi.
Biến chứng bàn chân nặng thêm khi trời lạnh
Theo thầy thuốc ưu tú Doãn Thị Tường Vy: “Khi gặp lạnh, vùng tưới máu đến lớp da bên ngoài sẽ bị co lại, đặc biệt ở tay và chân. Do đó, tốc độ dẫn truyền của máu đến chân giảm đi, nhất là ở các mạch máu nhỏ. Cộng với cảm giác bị tê cóng chân tay do thời tiết khiến cho bàn chân rất dễ bị tổn thương mà người bệnh không cảm nhận được. Hệ quả là, chỉ cần một vết xước nhỏ cũng có thể dẫn tới loét, nhiễm khuẩn và cắt cụt bàn chân”.
Những sai lầm phổ biến
Theo các chuyên gia, người bệnh cần tránh các sai lầm thường gặp sau. Vì tưởng rất nhỏ, nhưng nó lại gây nên tổn thương cho bàn chân. Lâu ngày sẽ tạo thành viêm, loét, thậm chí phải cắt cụt chi.
Vệ sinh chân không đúng cách
Người tiểu đường thường không có thói quen kiểm tra chân hàng ngày. Sai lầm này khiến cho họ không hề hay biết mình bị bỏng hoặc bị những tổn thương ở chân dù là rất nhỏ.
Một số trường hợp cắt móng chân quá sát phần da và cắt vào khóe của móng cũng gây ra những tổn thương cho chân.
Sử dụng tất, giầy, dép không đúng cách
Đi chân trần hoặc dùng dép xỏ ngón dưới nền nhà, đi tất quá chật, tất có nhiều đường may ở bên trong hoặc đi giầy chật, đi giầy mà không đi tất, hay không kiểm tra giầy trước khi đi cũng là sai lầm rất dễ tạo thành các vết loét, vết xước ở chân của người tiểu đường.
Video đang HOT
Sử dụng kem nẻ, kem dưỡng ẩm sai cách
Không bôi kem nẻ, kem dưỡng ẩm cho gót chân hoặc bôi quá nhiều kem dưỡng ẩm vào kẽ ngón chân cũng là môi trường rất thuận lợi để vi khuẩn, nấm tụ tập ở những vùng này. Đồng thời tạo thành vết loét.
Chườm nóng, sưởi chân hoặc ngâm chân nước nóng
Bên cạnh đó, thời tiết lạnh cũng khiến nhiều người có thói quen chườm nóng, sưởi chân, hoặc ngâm chân bằng nước nóng. Tuy nhiên, do sự nhạy cảm về cảm giác của người tiểu đường mùa lạnh thường giảm, nên không ít trường hợp đã bị bỏng do cắm máy sưởi quá lâu, hoặc ngâm chân bằng nước quá nóng.
Ngồi sai tư thế
Các chuyên gia cũng khuyến cáo, nhiều người tiểu đường hay ngồi bắt chéo chân quá lâu cũng là nguyên nhân làm tốc độ tưới máu xuống chân giảm đi. Bởi vậy, biến chứng tê bì chân tay càng tăng nặng.
Cách chăm sóc bàn chân đúng cách
Các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh tiểu đường nên kiểm tra chân, vệ sinh chân sạch sẽ bằng xà bông diệt khuẩn, sát trùng hàng ngày. Đồng thời nên sử dụng nhiệt kế đo nước để không gây bỏng cho chân.
Lau khô chân nhẹ nhàng bằng khăn. Đồng thời bôi kem dưỡng ẩm ở gót chân để phòng tránh nứt nẻ do thời tiết. Lưu ý, không bôi nhiều vào kẽ ngón chân.
Nên đi tất và dép đi trong nhà. Chọn tất rộng vừa phải, và nên lộn trái tất để tránh các tổn thương do đường may ở tất trà sát vào vết xước.
Không nên chườm nóng, sưởi chân hoặc ngâm chân nước nóng, kể cả khi thấy tê bì hoặc lạnh chân để tránh bị bỏng hoặc tổn thương do nhiệt.
Ngoài ra, nên điều chỉnh tư thế ngồi, không nên bắt chéo chân quá lâu, và nên kê cao chân nếu có thể.
Cách nào phòng ngừa biến chứng bàn chân tiểu đường?
Theo các chuyên gia y tế, nếu hạ và giữ được đường huyết và mỡ máu ổn định ở mức an toàn, hoàn toàn có thể ngăn ngừa được biến chứng bàn chân ở người tiểu đường.
Hiện nay, các nhà khoa học đã tìm ra một loại dược liệu giúp hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết rất tốt cho người tiểu đường. Tháng 4/2018 loại cây này chính thức được ghi vào dược điển Việt Nam -văn bản quy phạm kỹ thuật quan trọng về tiêu chuẩn hóa thuốc được áp dụng trong ngành Dược.
Trước đó, tháng 3/2018 loại dược liệu này được công bố trong nghiên cứu của các giáo sư Hàn Quốc tìm ra 9 chất mới có tác dụng hạ đường huyết trên tạp chí quốc tế Phytochemistry. Mẫu nghiên cứu là Dây thìa canh chuẩn hóa đạt chuẩn GACP của Tổ chức Y tế Thế giới của Công ty Nam Dược.
Được biết, sau khi thu hoạch, toàn bộ dây thìa canh đạt chuẩn quốc tế sẽ được đưa về nhà máy Nam Dược sản xuất trên dây chuyền công nghệ đạt tiêu chuẩn thế giới GMP-WHO (thực hành tốt sản xuất thuốc) để trở thành TPBVSK Diabetna.
Theo Dân trí
Miếng lót giày y khoa chữa bệnh lý bàn chân
Người bệnh phải được bác sĩ đo đạc hình dáng bàn chân, độ vòm, lõm, bẹt, cần nâng đỡ ở vị trí nào để lựa chọn lót giày phù hợp.
Trên thị trường hiện nay bán nhiều loại miếng lót giày nhiều xuất xứ. Lót giày y khoa được cấu tạo gồm có khung định vị, đệm giữ thăng bằng, nôi nâng đỡ, lớp đệm hấp thụ lực... Sản phẩm có nhiều chất liệu khác nhau như nhựa tổng hợp, silicon, lót vải nhung... giá từ 280.000 đến 795.000 đồng một bộ tùy vào chất liệu và thương hiệu.
Lót giày được thiết kế có độ cong giúp nâng đỡ, tạo vòm bàn chân và điều chỉnh cấu trúc xương khớp. Sản phẩm được quảng cáo có thể phòng tránh các bệnh đau nhức liên quan đến bàn chân, thích hợp cho người có bệnh lý viêm khớp hoặc tiểu đường.
Các loại lót giày làm từ nhiều chất liệu với hình dáng khác nhau được giới thiệu có chức năng nâng đỡ, tạo độ vòm bàn chân và điều chỉnh cấu trúc xương khớp. Ảnh: WC
Theo bác sĩ Nguyễn Đức Thành, chuyên khoa Cơ Xương Khớp, bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, miếng lót trong giày có vai trò nhất định phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh lý về bàn chân như gai xương gót hay còn gọi là viêm cân gan bàn chân. Những người phải đứng quá nhiều, mang giày dép cứng, hay đi chân đất là nhóm nguy cơ mắc nhiều bệnh lý trên. Miếng lót sẽ tạo độ êm giảm bớt áp lực khi đi giày dép quá cứng, nâng đỡ vòm bàn chân đúng theo sinh lý bình thường.
Tuy nhiên, đây không phải là dụng cụ hỗ trợ "thần thánh" và cũng có nhiều hạn chế. Những người mắc các bệnh lý nặng khiến bàn chân biến dạng như bệnh tiểu đường sẽ không thể sử dụng miếng lót bán trên thị trường. Việc lạm dụng có thể khiến bệnh trở nên nặng hơn, gây ra nhiều di chứng sau này.
"Lót giày được bán trên thị trường chỉ như một dụng cụ hỗ trợ, tương tự thực phẩm chức năng và không cần bác sĩ kê toa. Dù người bán có gắn mác y khoa, sản phẩm vẫn không phải là dụng cụ để chữa trị cụ thể một căn bệnh nào", bác sĩ Thành nhấn mạnh.
Lót giày được gọi là y khoa khi nó có chức năng điều trị bệnh lý và được bác sĩ khám, kê toa và theo dõi định kỳ. Trong đó, các chuyên viên thiết kế lót giày cùng bác sĩ chỉnh hình bàn chân sẽ trực tiếp chữa trị. Bệnh nhân phải lấy khuôn bàn chân bằng thiết bị chuyên dụng để đo đạc hình dáng, độ vòm, lõm, bẹt, cần nâng đỡ ở vị trí nào. Từ khuôn đó, các bác sĩ sẽ phân tích và cung cấp những miếng lót phù hợp với từng dạng bàn chân khác nhau.
Cẩm Anh
Theo VNE
12 triệu chứng có thể cảnh báo bệnh nghiêm trọng, có cả ung thư, cái thứ 3 tưởng không liên quan nên rất nhiều người bỏ qua Những cục u, vết sưng, phát ban hay vết bớt đỏ thường là vô hại nhưng cũng có thể là triệu chứng lạ cảnh báo bệnh nào đó nghiêm trọng hơn rất nhiều so với bạn nghĩ. 1. Vết bẩn trên cổ không thể làm sạch được Todd Sontag, chuyên gia về y học gia đình của Tổ chức y tế Orlando Health...