5 rừng tràm hút tín đồ xê dịch ở miền Tây
Trà Sư, Tân Lập, Xẻo Quýt… là những rừng tràm được nhiều bạn trẻ lựa chọn khám phá khi về miền Tây.
1. Rừng tràm Trà Sư thuộc tỉnh nào?
Rừng tràm Trà Sư nằm trên địa bàn xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Với diện tích 845 ha, khu rừng này là nơi sinh sống của nhiều loài động, thực vật.
2. Cây cầu nằm trong khu du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư được xác lập kỷ lục gì?
Cây cầu có tổng chiều dài trên 10 km, được thiết kế uốn lượn để phù hợp với địa hình. Trải nghiệm đi dạo trên cầu tre và ngắm cảnh rừng tràm xanh mướt là điều du khách không thể bỏ lỡ khi đến vùng đất này.
3. Đâu là điểm nhấn của rừng tràm Tân Lập?
Rừng tràm Tân Lập có con đường xuyên rừng tràm độc đáo, được xây ghép từ những tấm đan nhỏ chiều ngang chỉ chừng 1 m nối kết lại. Con đường chia thành nhiều nhánh, dài khoảng 5 km. Trải nghiệm trekking con đường này là điều thú vị bạn nên thử.
Video đang HOT
4. Du khách có thể trải nghiệm hoạt động gì tại rừng tràm Xẻo Quýt?
Rừng tràm Xẻo Quýt thuộc xã Mỹ Hiệp và Mỹ Long, TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Bạn có thể khám phá địa điểm này bằng cách di chuyển trên con đường trải dài, tìm hiểu những địa điểm nổi bật tại đây như đường hầm, bếp dã chiến, nhà tre. Ngoài ra, hoạt động ngồi thuyền len lỏi qua các con lạch nhỏ giữa những tán cây xanh mát rượi cũng là trải nghiệm “phải thử”. Đừng quên thưởng thức cơm nắm muối mè – món ăn gắn liền với thời kháng chiến của khu căn cứ quân sự này.
5. Món ăn không nên bỏ qua khi đến rừng tràm Gáo Giồng?
Một trong những món ăn chỉ có ở vùng quê sông nước này là cơm huyến rồng gói lá sen dân dã. Món cơm này cuốn hút bởi hương thơm ngậy, nhai kỹ sẽ cảm nhận được vị ngọt bùi và thường ăn kèm với muối mè.
6. Con sông nào chia cắt rừng tràm U Minh thành 2 vùng?
Rừng U Minh bị sông Trẹm chia cắt thành 2 vùng U Minh Thượng và U Minh Hạ. Cả hai vùng đều được coi là khu sinh quyển, lá phổi xanh của Đồng bằng sông Cửu Long.
7. Khu vực nào của rừng U Minh thuộc vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau?
U Minh Hạ, vườn quốc gia Mũi Cà Mau, dãy phòng hộ ven Biển Tây là 3 vùng nhỏ thuộc vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau.
Khám phá hang động thạch nhũ tuyệt đẹp ở miền Tây Nghệ An
Nhờ thiên nhiên kiến tạo, hang Nàng Màn có các măng đá, nhũ đá, cột đá với nhiêu hình thù kỳ thú như hình mẹ bồng con, hình bách thú tụ hội, cột chống trời, ruộng bậc thang, hình ô dù tàn lọng...
Cách Quốc lộ 7 khoảng chừng 500m, hang Thắm Nàng Màn nằm trên dãy núi đá đầu bản Pha, xã Yên Khê (Con Cuông), có diện tích khá rộng và bằng phẳng, hệ thống nhũ đá phong phú về hình dáng, màu sắc, âm thanh và gắn với một huyền thoại về tình yêu đôi lứa.
Chuyện kể rằng: Ngày xưa, có một gia đình giàu nhất vùng sinh được một người con gái đẹp người, đẹp nết, lại hát hay, múa đẹp, đặt tên là nàng Màn. Lớn lên, nàng Màn có nhiều người giàu có tìm đến dạm hỏi nhưng nàng chỉ đem lòng yêu thương chàng trai nghèo cùng bản.
Mối tình ấy bị ngăn cấm vì lý do gia đình nàng cho rằng không môn đăng hộ đối. Bị cấm đoán nhưng đôi trẻ vẫn tìm cách để hẹn hò, trao duyên, rồi nàng Màn có thai. Theo lệ của bản, nàng Màn bị giam vào một cái hang có hình thù xấu xí để tự lo việc sinh nở.
Cảm thương với nỗi éo le, bất hạnh của đôi trẻ, đặc biệt là với nghịch cảnh của nàng Màn, Ngọc Hoàng sai các tiên nữ xuống hạ giới sắp xếp, bài trí lại cảnh vật trong hang thật đẹp để nàng được sinh nở mẹ tròn, con vuông.
Một buổi sáng tỉnh dậy, nàng Màn thấy ánh bình minh rọi thẳng vào cửa hang làm cho hệ thống thạch nhũ ánh lên nhiều màu sắc, cảnh vật trở nên lộng lẫy. Nàng dạo quanh hang, gõ vào từng nhũ đá phát ra những âm thanh huyền diệu.
Sau khi sinh con, nàng Màn ôm con đứng hướng về phía cửa hang, nhìn ra bản làng với niềm khát khao được trở về cuộc sống bản làng, bên người mình yêu thương. Cho đến một ngày, mẹ con nàng hóa đá...
Đồng bào Thái nơi đây xem Thắm Nàng Màn là một điểm sinh hoạt văn hóa tâm linh của mọi người dân, và họ tin rằng các chàng trai, cô gái yêu nhau đến cầu may, cầu tình duyên, mong hạnh phúc bên nhau sẽ được linh hồn của mẹ con nàng phù hộ.
Ngày nay, Thắm Nàng Màn là điểm dừng chân ưa thích của du khách trên hành trình khám phá miền Tây xứ Nghệ. Nơi đây có nhiều hoạt động giao lưu văn hóa, giới thiệu sản phẩm đặc trưng của địa phương như thổ cẩm, đồ uống có cồn men lá, cam Con Cuông, dược liệu, mây tre đan, tre mét mỹ nghệ và các nông sản, ẩm thực của đồng bào Thái.
Ghé thăm Thắm Nàng Màn không thể không trải nghiệm những phong tục truyền thống như làm vía, buộc chỉ tay cầu may mắn,.. của đồng bào Thái.
Ngày 28/12/2017, UBND tỉnh Nghệ An xếp hạng Thắm Nàng Màn là di tích, danh thắng cấp tỉnh. Phong cảnh hữu tình, bản làng trù phú, phong tục và văn hóa đặc sắc của Con Cuông... cùng với vẻ đẹp kỳ bí và hấp dẫn của Thắm Nàng Màn đang chờ du khách dừng chân khám phá.
Độc lạ tượng Phật Quan Âm cao nhất miền Tây Nằm tại ấp Phú Tòng, xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu, chùa Hưng Thiện là nơi có bức tượng Phật Quan Âm cao nhất miền Tây. Với chiều cao hơn 40m, bức tượng khiến nhiều người choáng ngợp khi chiêm ngưỡng. Chùa Hưng Thiện ở ấp Phú Tòng, xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu là một trong...