5 quy tắc ứng xử bàn ăn vận vào đời công sở, hội chị em đọc ngay để tránh bị ghét mà không biết
Cùng điểm lại 5 nguyên tắc thú vị xoay quanh bữa cơm gia đình khi áp vào môi trường văn phòng công ty, tưởng không liên quan nhưng lại liên quan không tưởng dưới đây chị em nhé!
Từ lâu, những quy tắc trên bàn ăn như không được cắm đũa vào bát cơm, không được khua đũa vào bát, không được chọc khuấy lựa thức ăn… đã được các cụ mang ra để răn dạy con cháu mình. Ấy thế, thời gian trôi qua, thời đại ngày mỗi một khác, những nguyên tắc kia không những vẫn còn giữ nguyên được tính giáo dục như ban đầu mà còn mang nhiều giá trị khi ứng vận vào các môi trường khác nhau, điển hình là nơi công sở.
Cùng điểm lại 5 nguyên tắc thú vị xoay quanh bữa cơm gia đình khi áp vào môi trường văn phòng công ty tưởng không liên quan nhưng lại liên quan không tưởng dưới đây chị em nhé!
Ăn cơm hớt
Ăn cơm hớt ban đầu mang ý nghĩa dạy các cô gái khi xới cơm cho gia đình thì phải xới tơi cả nồi, đảo cơm cuối nồi (chín dẻo) và cơm trên mặt nồi (thường khô hơn) cho đều nhau, không hớt phần ở trên cùng để ăn. Sau này, thành ngữ này trở thành câu nói hay dùng để chỉ những kẻ thích chen ngang, người ta đang làm gì lại nhảy ngang vào giành phần. Tất nhiên, hành vi này chẳng xinh đẹp chút nào. Nhất là trong môi trường công sở thuộc các lĩnh vực như sáng tạo và nghệ thuật, thật không hiếm những kẻ “núp lùm bắn tỉa” đợi người khác phát kiến cái gì là cứ thế tìm cách “ăn theo”, có khi còn nhanh nhẩu tài lanh cuỗm luôn đề tài, dự án, ý tưởng của team khác.
Kiếm tiền, kiếm danh bằng cách đó, không biết tối về ngủ có ngon hay không mà hầu như môi trường công sở nào cũng có vài ba đối tượng. Mình kiếm tiền để sống, còn đồng nghiệp chắc hít thở không khí cũng đủ bất tử trường tồn? Đừng quên, hành vi này, đồng nghiệp biết hết cả đấy, dừng lại ngay trước khi bị tẩy chay hoặc cả một tập thể mắng thẳng mặt thì bẽ bàng lắm nhé!
(Ảnh minh họa)
Chĩa đũa vào người khác
Trên bàn ăn, hành vi vừa ăn vừa nói, vừa cầm đũa chỉ chỉ chĩa chĩa vào người khác là một hành vi cực kỳ xấu, xấu đến mức chẳng ai dám nhận là người quen. Riêng trong môi trường công sở, câu này mang ý nghĩa hơi “bóng gió” để ám chỉ những kẻ thích đâm thọc người khác. Thậm chí còn thêm mắm thêm muối, đi mách lẻo kể xấu khắp nơi như thể ngày nào mình cũng nằm hóng chuyện dưới gầm giường đồng nghiệp mỗi khi đêm về.
Hình ảnh hội chị em xì xầm bán tán, tụm năm tụm bảy buôn dưa lê không còn hiếm ở khắp các văn phòng công ty, tuy nhiên, lẫn trong đó chắc hẳn là có không ít những cô nàng thích “chĩa đũa vào mặt người khác”. Lời khuyên chân thành: Hãy dừng lại đi trước khi quá muộn, hành vi này dù ở bàn ăn hay môi trường công sở đều nhận về nhiều hậu quả không hay đâu, các cụ nói cấm có sai bao giờ.
Video đang HOT
(Ảnh minh họa)
Liệu cơm gắp mắm
Câu này có lẽ dành riêng cho những cá nhân “ảo tưởng” trong môi trường công sở, luôn nghĩ mình hơn người, tài giỏi mà thích nhận những việc khó. Xong không hoàn thành, mọi chuyện vỡ ra thì lại đổ thừa hoàn cảnh. Vậy nên, trong cuộc đời làm dân văn phòng “đoan chính”, nên biết “liệu cơm gắp mắm”, tiến một bước liền tính một bước, nghĩ sâu nghĩ xa để bao quát hết khối lượng công việc xem có vừa tầm khả năng của mình không. Tốt nhất cũng đừng ôm một đống về mình, kẻo không xong lại gây phiền cho cả một tập thể.
(Ảnh minh họa)
Ăn thủng nồi trôi rế
Trong môi trường công sở, xét về nghĩa bóng, câu này dùng để nhắc nhở mỗi cá nhân không được tham lam, tranh đấu trong công việc mà giành hết phần lợi về bên mình. Đây là cái tính xấu xí nhất nhì khiến biết bao chàng và bao nàng phải lao đao vì nằm trong top những “thành phần” đáng ghét nhất ở nơi làm việc. Mọi người chẳng ai ưa, cũng chẳng thèm giao tiếp mến thương mỗi sáng đi làm. Giành hết cái ngon, cái dở để cho ai?
Còn về nghĩa đen, dễ thấy nhất là trong những cuộc ăn uống với đồng bọn nơi văn phòng, không khó để bắt gặp những cá nhân liền tay liền mồm gắp lấy gắp để, bốc lấy bốc để, ăn “thủng nồi trôi rế” chẳng cần biết tới mọi người xung quanh. Thêm nữa là việc đang trong giờ làm việc, mà cứ nhai chóp chép làm bao đồng nghiệp cảm thấy khó chịu vô cùng.
(Ảnh minh họa)
Ăn trông nồi, ngồi trông hướng
Là câu nói dùng để khuyên răn các thành viên trong gia đình, khi ăn uống phải nghĩ về người khác, không được giành phần, không được ăn hết món ngon và phải nhìn trước ngó sau xem mình có đang bất lịch sự với ai không, nhất là khi trong bàn có những người lớn tuổi. Trong môi trường công sở, câu nói này cũng có ý nghĩa khá gần như vậy. Luôn luôn biết vị trí của mình là ở đâu, không khệnh khạng với đồng nghiệp, không láo lếu với cấp trên, liệu đường mà sống chan hòa với tất cả mọi người.
Mà để được như thế, chắc có lẽ mỗi người phải tự vấn bản thân mình ở 4 ý bên trên, xem mình có đang thường xuyên “ăn cơm hớt”, “chĩa đũa vào người khác”, “ăn thủng nồi trôi rế” và “ảo tưởng sức mạnh” hay không. Nếu có, nhanh chóng mà sửa chữa trước khi bị đồng nghiệp lánh xa và gán cho mình cái mác xấu tính.
Min
Theo guu.vn
Tại sao chia tay rồi phải "chặn nick" nhau: Đây là câu trả lời khiến ai cũng gật gù!
Có người cho rằng, có lẽ nút block được sinh ra là để giành cho những người đã chia tay nhau. Nhưng cũng có người cho rằng, tâm có tĩnh thì tình mới đoạn.
Khi yêu ai cũng từng hạnh phúc, từng vui trong tình yêu. Thế nhưng, sau khi chia tay, đối diện với người cũ như thế nào lại là "trăm người mười ý". Có người vẫn làm bạn với nhau nhưng cũng có người thẳng thay block người ta không chút ngần ngại.
Có lẽ, sau khi chia tay là thời điểm con người chông chênh nhất. Có khi thật mệt mỏi, đau buồn, hoài nghi, có khi hận thù, căm ghét đối phương. Đôi khi tỏ ra mình vẫn ổn, thế nhưng vô tình bắt gặp những hình ảnh xưa cũ hay vô tình chứng kiến ngày người yêu cũ có người yêu mới trên mạng xã hội lại khiến người ta "chông chênh" hơn bao giờ hết. Vậy nên, nhẹ thì unfriend, nặng thì block nhau trên mạng xã hội cũng là điều không phải hiếm gặp.
Thế nhưng, liệu rằng, nút block kể trên có làm chúng ta thật sự thanh thản, dễ chịu hơn sau khi chia tay?
Có người nói rằng: "Chia tay mà unfriend, mà block nhau thì đấy không phải là chia tay. Đấy là chạy trốn, bản thân không đủ dũng cảm để nhìn người ta sống một cuộc sống mà không có mình. Có nhiều người block, unfriend người ta xong, vẫn log acc clone vào xem tường nhà người ta thì làm như thế để làm gì?
Chúng mình không còn đi chung một con đường nữa nhưng không có nghĩa là những gì vui buồn mà ta đã từng trải qua nó phải hoàn toàn biến mất. Vui thì cứ vui, buồn thì cứ buồn. Làm gì mà bản thân cảm thấy thoải mái thì làm. Nhưng đừng có tìm kiếm một người mới chỉ để lấp một chỗ trống rỗng trong lòng mình".
Quan điểm của bạn trẻ kể trên đang nhận được rất nhiều ý kiến đồng tình và cả phản đối của cư dân mạng.
Có người cho rằng: "Chia tay rồi, block người ta rồi những vẫn vào tường nhà người ta xem chỉ là một tâm lý bình thường. Nói chung là một thời gian sau thì ai cũng ổn thôi, block hay không block thì cũng vậy cả".
"Cơ bản là mình ghét, không muốn thấy mặt của người ta. Chẳng có sự hãi, yếu đuối gì ở đây!".
"Lời khuyên chân thành là nên đóng gói tình yêu vào 1 album, khi cần thiết là nhấn nút xóa cho dễ. Mình sợ hãi và trốn tránh khi block người ta đấy. Cố tỏ ra mình ổn thì dối lòng quá".
Bên cạnh đó, nhiều bạn trẻ cũng đưa ra lời khuyên rằng, không cần thiết phải nói lời khó nghe hay block người ta bởi "tâm có tịnh thì tình mới đoạn".
"Người yêu cũ không phải lúc nào cũng tệ, không phải lúc nào cũng phải mãi mãi không gặp lại, mãi mãi là người dưng. Chỉ là không đi cùng con đường này nữa, nhưng sự thật vẫn là, đó là một người đã từng gần gũi và quan trọng hơn rất nhiều người còn lại trên đời này. Muốn hỏi thăm thì hỏi thăm, đừng đổi sang ăn nói như người dưng hoặc tệ hơn. Đau thế nào cũng nghĩ chúng ta hết tình còn nghĩa. Nếu mình buồn 10 thì người ta cũng buồn ít nhất 8,9".
"Chân chính buông tay là không phải unfriend facebook càng không xoá tin nhắn, cũng không cho số điện thoại người đấy vào blacklist. Cao thượng nhất vẫn giữ nguyên nick người ấy ở đó nhưng sẽ không bao giờ nói 1 câu nào nữa cho dù người đó có gọi điện vẫn sẽ nghe máy nhưng nói xog sẽ cúp ngay lập tức. Nếu có tình cờ gặp thì cũng chỉ cười khẽ rồi bước đi".
"Chân chính buông tay là yên lặng không 1 tiếng động. Buông tay càng phô trương càng thể hiện sự do dự của bản thân".
Về phía bạn, chẳng may rơi vào trường hợp kể trên, bạn sẽ ứng xử như thế nào?
Theo yan.vn
Thói xấu ngồi lê đôi mách Ngồi lê đôi mách làm ảnh hưởng khá nhiều đến việc xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp trong cộng đồng. Những câu chuyện được mang ra ngồi lê đôi mách thường là những câu chuyện đời thường vụn vặt của những người xung quanh: vợ chồng nhà nọ mới cãi nhau hôm qua; cô A. có chiếc áo mới mà mặc...