5 quán cà phê ‘gặp nhau dưới trời thu Hà Nội’
Hà Nội đã sang thu – thời gian thích hợp nhất để rủ bạn bè tụ tập, hàn huyên ở những quán cà phê ngoài trời, nhiều cây xanh.
Nằm trên con phố Lê Thạch, cách hồ Gươm, phố đi bộ, kem Tràng Tiền, phố sách Đinh Liệt… chỉ vài bước chân, The Ylang – Gardenista sở hữu vị trí ngay trung tâm thành phố. Không gian quán rộng rãi, thoáng đãng, ngập tràn màu xanh, là điểm hẹn ngày cuối tuần lý tưởng cho những ai muốn hưởng không khí mùa thu mà không phải chen chúc trong khu phố cổ. Quán giống như một khu vườn nhỏ giữa lòng thành phố với nhiều loại cây xanh được trồng xen kẽ ở khắp các không gian trong nhà, ngoài trời, trên tầng 2, ban công, dọc lối đi. Ngay cả khu vực trong nhà cũng được thiết kế trần kính, nhiều cửa sổ để tận dụng tối đa ánh sáng.
Nơi này còn có một hồ cá koi nhỏ để sống ảo theo phong cách Nhật Bản và một quầy bán cây cảnh cho những ai muốn tập tành làm “nông dân”. Nhờ những ưu điểm về không gian, ánh sáng, quán từng được lựa chọn quay một số show và phim truyền hình, trong đó có Về nhà đi con. Địa chỉ: số 2 Lê Thạch, Hà Nội.
Đúng với tên gọi của mình, Hiên Coffee có khu vực phía ngoài hiên đắt giá, hướng mặt ra con phố Hai Bà Trưng. Quán được thiết kế theo phong cách Hàn Quốc, phần mái hiên nhỏ xinh ốp ngói màu ghi xám tựa như những ngôi làng cổ ở xứ sở kim chi. Tường thô, bàn ghế, khung cửa tone màu gỗ trầm hiện đại, tối giản. Phía trên lại là một hình ảnh Hà Nội xưa cũ điển hình với tường vàng, ô cửa sổ xanh rộng mở cùng giàn hoa giấy đu đưa trong nắng đầy thơ mộng.
Quán có diện tích nhỏ, bên trong chỉ ngồi được khoảng 5-6 người, bên ngoài kê được vài chiếc bàn nên phù hợp để mua mang đi hơn. Tuy nhiên, nếu may mắn đi ngang qua vào đúng lúc vắng khách, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội ngồi lại tận hưởng tiết trời thu Hà Nội, vừa thưởng thức nhâm nhi ly cà phê, vừa ngắm nhìn phố xá và ghi lại những bức ảnh sống ảo. Địa chỉ: 55 Hai Bà Trưng, Hà Nội.
MONO Coffee Lab có 2 cơ sở nhưng cơ sở ở Vân Hồ có phần nổi tiếng trên mạng xã hội hơn nhờ không gian ngoài trời. Tọa lạc trên con phố nhỏ gần công viên Thống Nhất, quán trở thành điểm check in hấp dẫn với giới trẻ Hà thành thời gian gần đây, thậm chí là trong cộng đồng người nước ngoài sinh sống tại Hà Nội.
Quán có 2 tầng, tầng 1 có khu vực trong nhà và ngoài trời, không gian gần gũi, thích hợp cho nhóm bạn tới tán gẫu trò chuyện; tầng 2 rộng hơn và khá yên tĩnh, phù hợp cho những người đến học tập, làm việc. Đặc biệt, ở phần sân trước, thực khách được xếp chỗ ngồi khá thoải mái, dưới tán cây cổ thụ, mát mẻ, phù hợp với tiết trời vào thu. Quán thiết kế một chiếc ghế ngay phía trước, lấy được toàn cảnh quán phía sau, khách chỉ cần ngồi vào là có ảnh đẹp. Địa chỉ: 19/55 Vân Hồ, Hà Nội.
Nếu không thích sự đông đúc của khu vực trung tâm, các quán cà phê quanh khu hồ Tây chắc chắn sẽ là lựa chọn phù hợp cho những ngày đầu thu mát mẻ này. Tọa lạc trong một con ngõ vắng trên đường Tô Ngọc Vân, đây không chỉ là quán cà phê mà còn là tổ hợp mini gồm tiệm đồ sứ, nội thất và thời trang.
Đúng như tên gọi Dreamers - điểm đến cho những kẻ mộng mơ, quán sở hữu kha khá điểm sống ảo từ trong nhà đến ngoài trời. Quán thiết kế không quá nhiều bàn, để luôn có lượng khách vừa phải, đảm bảo sự riêng tư. Tiết trời sang thu, bạn có thể ngồi ở dãy ghế dài, dưới dàn cây dây leo xanh mướt hay ngồi bên hồ cá koi mini. Để lên tới tầng 2, thực khách sẽ bước qua những bậc thềm là các phiến đá dài, một cánh cổng gỗ và bụi cây xanh tốt, cảm giác như lạc vào xứ sở thần tiên. Địa chỉ: 92 Tô Ngọc Vân, Hà Nội.
Video đang HOT
Quán cà phê Dreamers dành cho những kẻ mộng mơ. Video: Nguyên Chi
Nhắc đến Café de Flore là nhắc tới khoảng sân phía sau của quán với thiết kế mang tính thương hiệu. Sân sau hoàn toàn sử dụng ánh sáng tự nhiên, gạch lát hoa, tường sơn màu cam nổi bật mang phong cách kiến trúc Morocco. Đặc biệt, quán lựa chọn trồng những tán cây họ cọ (palms) mang đặc trưng của vùng Bắc Phi, tạo nên khung hình sống ảo ấn tượng. Khu vực này thường có rất đông thực khách xếp hàng chụp ảnh vì chỉ cần giơ máy lên là có ảnh đẹp. Quán chỉ có một tầng, diện tích không lớn, nếu đi vào ngày cuối tuần sẽ khá đông. Địa chỉ: 46 Nguyễn Trường Tộ.
Biến tiềm năng du lịch thành thế mạnh phát triển kinh tế ở Vân Hồ
Vân Hồ là một huyện miền núi mới thành lập, được tách ra từ huyện Mộc Châu, có tiềm năng không kém gì Sa Pa hay Đà Lạt. Nhưng làm thế nào để đánh thức tiềm năng này lại là một câu chuyện khác.
Có nhiều tiềm năng du lịch to lớn nhưng dường như ngành du lịch của huyện Vân Hồ (tỉnh Sơn La) vẫn như nàng công chúa đang ngủ say. Làm thế nào để đánh thức tiềm năng này thành nguồn lực phục vụ việc phát triển kinh tế hiệu quả, bền vững chính là trăn trở, quyết tâm của lãnh đạo huyện Vân Hồ trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2025.
Vân Hồ không kém gì Sa Pa hay Đà Lạt
Vân Hồ là một huyện miền núi mới thành lập, được tách ra từ huyện Mộc Châu vào năm 2013. Hai cửa ngõ của huyện nằm sát hai địa chỉ du lịch nổi tiếng cấp quốc gia là vùng hồ Hòa Bình của tỉnh Hòa Bình và nông trường Mộc Châu của huyện Mộc Châu. Song, trên bản đồ du lịch của Việt Nam, nơi đây vẫn đang là một chấm mờ.
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, phần lớn địa bàn huyện Vân Hồ được hưởng không khí mát mẻ quanh năm với nền nhiệt độ bình quân khoảng 18,5 độ, lượng mưa trung bình bình mỗi năm, khoảng 1.500mm và độ ẩm không khí trung bình là 85%.
Chính nhờ khí hậu dễ chịu này, Vân Hồ thường được ví với những điểm du lịch nghỉ dưỡng nổi tiếng có khí hậu tương đồng như Sa Pa hay Đà Lạt. Nhưng có một điểm khác biệt là không khí ở Vân Hồ sạch và trong lành hơn những nơi kia rất nhiều bởi địa phương này vẫn còn tương đối nguyên sơ, chưa bị ô nhiễm.
Năm 2020, khi miền Bắc phải trải qua một mùa Hè nóng kỷ lục, với mức nhiệt độ lên tới gần 50 độ C, thì ở những xã như Lóng Luông, Vân Hồ vẫn duy trì mức nhiệt mát mẻ khoảng 22 độ C, ban đêm đi ngủ vẫn phải đắp chăn mỏng. Đây thực sự là một sự ưu đãi khí hậu tuyệt vời mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất này.
Khí hậu mát mẻ và lượng mưa ổn định của Vân Hồ rất thích hợp cho nền sản xuất nông nghiệp đa dạng như cây ăn trái, rau quả, rau gia vị, cây dược liệu hay các thực vật ôn đới. Điều này biến Vân Hồ thành vùng nguyên liệu, cung cấp những sản phẩm nổi tiếng như đào, lê, mận, dâu tây, đặc biệt là chè.
Về mặt địa lý, Vân Hồ chỉ cách thủ đô Hà Nội 170 km về phía Tây Bắc, đường xá đi lại thuận tiện, chỉ mất nhiều nhất 4 giờ đồng hồ chạy xe. Trong tương lai, khi tuyến đường cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu được khởi công, hoàn thành và đi vào hoạt động, kết nối với hệ thống đường cao tốc Láng - Hòa Lạc và Hòa Lạc - Hòa Bình, hạ tầng giao thông - vận tải còn được cải thiện hơn nữa.
Ngoài hai điều kiện thuận lợi trên, Vân Hồ còn sở hữu nhiều tiềm năng du lịch nhờ địa hình cảnh quan đa dạng với núi đồi trùng điệp, rừng đặc dụng bảo tồn nhiều nguồn gien động vật, thực vật quý hiếm, suối nước nóng, hang động đá vôi. Những điểm tiềm năng này phân bố rộng trên địa bàn toàn huyện.
Có thể kể ra đây những điểm du lịch cẩm tú, sơn thủy hữu tình ở huyện Vân Hồ như khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha, rừng Pa Cốp, hồ sông Đà, hang mộ Tạng Mè, suối nước nóng Chiềng Yên, rừng thông Hua Tạt, thác Tạt Nàng, và còn bạt ngàn đồi chè, rừng mận, rừng đào tạo thành cảnh thần tiên kỳ diệu.
Mặt khác, với hơn 90% dân số là người của các dân tộc miền cao như dân tộc Thái, dân tộc Dao, dân tộc H'mông... nơi đây có một nền văn hóa phong phú, nhiều sắc màu, vẫn được bảo tồn và phát triển bền bỉ cho đến ngày nay.
Rõ ràng, huyện Vân Hồ đang sở hữu nhiều tiềm năng to lớn để có thể phát triển ngành du lịch đa dạng, từ du lịch truyền thống, du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa gắn liền với nền sản xuất nông nghiệp, du lịch khám phá - mạo hiểm cho đến du lịch nghỉ dưỡng cao cấp.
Những khó khăn trong việc đánh thức du lịch Vân Hồ
Với những đặc điểm lợi thế và tiềm năng kể trên, đáng lẽ Vân Hồ đã phải là một địa phương mạnh về du lịch. Tuy nhiên, người ta vẫn chỉ biết đến Mộc Châu chứ chưa biết nhiều về Vân Hồ, vẫn chỉ đi qua Vân Hồ để đến điểm đích là Mộc Châu. Cũng bởi còn rất nhiều trở ngại, khó khăng đang trói buộc sự phát triển du lịch nơi đây.
Theo ông Nguyễn Huy Anh - Phó Bí thư huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Vân Hồ - khó khăn lớn nhất chính bởi Vân Hồ là một huyện mới thành lập. Trước đây, huyện Mộc Châu có 27 xã và thị trấn, đến năm 2013, có 14 xã được tách ra để thành lập huyện mới Vân Hồ, và đa phần đều là những xã ở miền cao biên giới và thuộc diện khó khăn.
Bài toán xây dựng hạ tầng của huyện Vân Hồ càng trở nên nan giải bởi từ năm 2013 đến năm 2016, huyện vẫn chưa thu xếp được kinh phí. Đó cũng là thời điểm Chính phủ đưa ra chính sách thắt chặt chi tiêu để đối phó với vấn đề lạm phát. Cho đến đầu giai đoạn 2016 - 2020, nguồn vốn để xây dựng trung tâm huyện, cũng như cơ sở hạ tầng cũng chưa được phê duyệt.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Vân Hồ (Ảnh: Hải An/Vietnam )
Từ những khó khăn khách quan này, huyện Vân Hồ gần như không thể thực hiện công tác quảng bá thế mạnh du lịch, mời gọi các nhà đầu tư. Thêm vào đó, cái bóng của lịch Mộc Châu quá lớn, bao phủ toàn bộ huyện Vân Hồ, càng làm cho con đường phát triển kinh tế bằng du lịch trở nên gập ghềnh.
Ngoài khó khăn lớn nhất này, ông Nguyễn Huy Anh còn chỉ ra rất nhiều trở ngại khác khiến cho du lịch của huyện Vân Hồ chưa thể cất cánh. Đó là vấn đề nhận thức của người dân.
Với truyền thống sản xuất nông nghiệp lâu đời, vốn được hỗ trợ bởi điều kiện thiên nhiên, khí hậu cho việc chăn nuôi, đa số nhân dân không bị sức ép về thu nhập, hài lòng với hoàn cảnh tự cung tự cấp. Họ rất xa lạ với khái niệm làm dịch vụ, chỉ muốn bám đất, bám rừng để mưu sinh.
Cho dù sống giữa những điểm du lịch phát triển mạnh như lòng hồ Hòa Bình, Mai Châu, và Mộc Châu nhưng người dân trong huyện phần lớn không nghĩ đến chuyện có thể dùng chính mảnh đất đang canh tác nuôi trồng để làm du lịch. Thậm chí, trong những năm trước, tại Vân Hồ đã có một số cá nhân, tập thể bắt đầu đi theo hướng làm du lịch nhưng vẫn chỉ ở mức độ manh mún, không có sức lan tỏa.
Thêm vào đó, huyện Vân Hồ khi đó vẫn chưa tìm được những người có khả năng đứng mũi chịu sào, đủ tâm, đủ tầm và đủ năng lực tài chính, có kinh nghiệm làm du lịch để có thể làm thay đổi nhận thức của người dân, đồng thời phá bỏ lớp băng đang đóng chặt cánh cửa đón du khách đến với Vân Hồ. Họ cần những nhà đầu tư từ bên ngoài để thay đổi thực trạng này.
Quá trình trải thảm đỏ và những tín hiệu lạc quan
Muốn thu hút được các nhà đầu tư đến Vân Hồ phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng, phải tạo được sự quy hoạch phát triển đồng bộ và cơ chế hỗ trợ các nhà đầu tư. Đó là suy nghĩ, trăn trở và quyết tâm của huyện ủy và chính quyền huyện Vân Hồ.
Vấn đề quy hoạch có yếu tố sống còn được đặt lên hàng đầu. Toàn huyện đã được quy hoạch đồng bộ, xác định rõ khu cơ quan hành chính, khu dân cư, khu thương mại - dịch vụ, khu phát triển sản xuất nông nghiệp, khu chăn nuôi trang trại, khu trồng rừng đặc dụng, khu dành cho phát triển du lịch...
Tất cả đều được giám sát chặt chẽ bằng quy hoạch bởi như lời của ông Nguyễn Huy Anh "Nếu làm sai, làm không đúng, sẽ không có cơ hội sửa chữa". Quy hoạch của huyện Vân Hồ được thực hiện với tầm nhìn lâu dài, hạn chế điều chỉnh để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhà đầu tư.
Huyện cũng đưa ra chủ trương hỗ trợ nhà đầu tư bằng chỉ đạo trực tiếp chứ không phải bằng chính sách cụ thể. Điều này tạo sự linh hoạt và thuận tiện cho các nhà đầu tư, đồng thời cũng đảm quyền lợi cho nhân dân và chính quyền. Đồng thời, huyện sẽ hỗ trợ nhà đầu tư trong việc hướng dẫn thủ tục, giải phóng mắt bằng...
Đến nay, tại huyện Vân Hồ, đã có nhiều nhà đầu tư có năng lực và thực lực đến đầu tư. Có thể kể đến nhà máy chế biến hoa quả của hãng sữa TH Milk dự định sẽ khánh thành vào cuối tháng này. Hay như một công ty 100% vốn Hàn Quốc chế biến rau gia vị hoặc một công ty sản xuất chè Nhật Bản cũng đang hoạt động tại đây.
Song, lãnh đạo huyện Vân Hồ cũng đưa ra chủ trương không hút nhà đầu tư bằng mọi giá, mà phải sàng lọc kỹ càng để chọn ra nhữn nhà đầu tư có khả năng. Huyện cũng tránh tình trạng phát triển nóng hay đánh đổi môi trường lấy lợi ích kinh tế, không để môi trường bị ô nhiễm.
Ở mảng du lịch, hiện đang có 6 nhà đầu tư đang đổ vốn để làm du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp. Đây cũng là mong muốn lãnh đạo huyện. Người dân địa phương phải có thu nhập ngay trong nhà của mình, nền sản xuất nông nghiệp của mình và văn hóa, tập quán của dân tộc mình, tham gia sâu vào chuỗi giá trị của dự án.
Giai đoạn 2020- 2025 tới đây, huyện ủy và chính quyền huyện Vân Hồ cũng xác định nhiệm vụ, mục tiêu gắn phát triển du lịch địa phương dựa trên tiềm năng, lợi thế của của ngành sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh xu hướng du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa - khám phá để hài hòa được lợi ích chung cho sự phát triển bền vững trong tương lai.
Quy hoạch du lịch chia 3 vùng (14 xã) vùng khí hậu mát mẻ Lóng Luông và VH, vùng cận sông Đà gắn với với khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình, vùng cao biên giới 3 xã giáp biên có rừng đặc dụng 16hecta, Trên dịa bàn các điểm du lịch có tiềm năng trải dài cả huyện nên có thể cả huyện làm du lịch, cho dù tỉ trọng có thể khác nhau.
Điểm du lịch cộng đồng Family 64 kinh doanh khi chưa đủ điều kiện Điểm du lịch cộng đồng Family 64 hay còn gọi Khu nghỉ dưỡng Family 64 Home tại Km 178 700 Quốc lộ 6 (bản Chiềng Đi 1, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La) do Công ty Cổ phần ATP 64 Vân Hồ xây dựng. Công trình này có diện tích hơn 15.000m2. Mặc dù chưa hoàn thiện các thủ tục...