5 phương pháp chữa cận thị cho người không muốn đeo kính
Phẫu thuật laser bề mặt, Lasik, Femto Lasik, Smile hay nội nhãn là những phương pháp can thiệp giác mạc giúp người cận thị không cần đeo kính.
Bác sĩ Trần Hải Yến, bộ môn mắt, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP HCM, cho biết phương pháp điều trị cận thị không can thiệp phổ biến hiện nay là đeo kính gọng, kính áp tròng hay chỉnh hình giác mạc bằng Ortho-K. Người không muốn lệ thuộc các loại quang cụ thì chọn giải pháp phẫu thuật.
Phẫu thuật laser bề mặt
Phương pháp này nhằm bóc bỏ 5 đến 6 lớp tế bào biểu mô rất mỏng trên bề mặt của giác mạc (tròng đen). Sau đó bác sĩ dùng laser excimer để làm bay hơi từng lớp mô vùng trung tâm. Giác mạc sẽ mỏng và dẹt giúp giảm công suất quang học, cải thiện thị lực.
Ưu điểm là kỹ thuật đơn giản, không tạo vạt giác mạc. Nhược điểm là chậm hồi phục thị lực, gây đau nhức khi lớp biểu mô chưa phục hồi, nguy cơ sẹo giác mạc và tái cận khi mổ độ cao. Chi phí phẫu thuật khoảng 21 triệu đồng cho cả hai mắt.
Phương pháp này giải quyết những hạn chế của phẫu thuật laser bề mặt. Một lớp vạt mỏng khoảng 120 micron bao gồm biểu mô và nhu mô được tạo bằng một dao vi phẫu cơ học tự động. Lớp biểu mô trong phẫu thuật Lasik được giữ nguyên vẹn nên thị lực lành nhanh, không gây sẹo. Chi phí phẫu thuật khoảng 21 triệu đồng cho hai mắt.
Các bước trong phương pháp phẫu thuật Lasik. Ảnh: DMD
Bác sĩ dùng một loại laser để tạo vạt giác mạc chính xác về bề dày. Nhờ đó trong quá trình phẫu thuật không gặp các biến chứng như thủng, rách vạt, vạt cắt không đều, vạt cắt dở dang. Phẫu thuật Femto Lasik an toàn hơn dao cơ học.
Vạt giác mạc được để lành tự nhiên nên có nhiều nguy cơ sau mổ. Ví dụ, nếu bệnh nhân dụi tay lên mắt trong những ngày đầu hậu phẫu, vạt giác mạc có thể bị bong tróc, nhăn rách gây giảm hoặc mất thị lực. Sau khoảng 3 đến 6 tháng, nguy cơ này thấp hơn do vạt giác mạc đã có độ bám dính xuống nền nhu mô. Tuy nhiên, một chấn thương mạnh từ bên ngoài vào mắt vẫn có thể gây sự cố. Chi phí phẫu thuật khoảng 40 triệu đồng cho hai mắt.
Phẫu thuật Smile thu hẹp đường mổ của Lasik từ 22 mm (chiếm 3/4 chu vi giác mạc) xuống còn 2 đến 4 mm (chưa tới 1/5 chu vi) nhằm giải quyết tình trạng bong, tróc vạt giác mạc do chấn thương. Mức giá phẫu thuật khoảng 70 triệu đồng cho hai mắt.
Mỗi người có một cấu trúc giác mạc với độ dày khác nhau, quyết định việc có mổ bằng laser hay không. Những trường hợp không áp dụng được laser, phẫu thuật nội nhãn là giải pháp được các bác sĩ lựa chọn.
Phương pháp này gồm hai nhóm: Đặt thêm thấu kính nội nhãn vào mắt (Phakic IOL) hoặc thay thế thủy tinh thể bằng một thấu kính nội nhãn nhân tạo (Phaco). Do không tác động đến giác mạc nên phương pháp phẫu thuật này không bị tái cận, biến chứng vạt… . Giá phẫu thuật khoảng 16 triệu đồng một mắt.
Video đang HOT
Bác sĩ Yến cho biết, chưa có phương pháp phẫu thuật khúc xạ nào được xem là phù hợp cho tất cả bệnh nhân hay thay thế được tất cả phương pháp khác. Chọn phương pháp nào cần phù hợp với các thông số đo đạc, yếu tố đặc thù và đặc điểm mắt của từng bệnh nhân. Cụ thể như mức độ cận, loạn, chiều dày giác mạc, nhu cầu về mức an toàn, khả năng chịu đau và điều kiện tài chính.
Người bị cận nên đi khám để được bác sĩ tư vấn cụ thể và đưa ra quyết định tốt nhất cho đôi mắt của mình.
Theo báo cáo của Viện Thị giác Brien Holden, Australia, ước tính số người bị cận thị đến năm 2050 sẽ lên tới gần 50% dân số thế giới.
Cẩm Anh
Theo Vnexpress
Làm gì khi có hiện tượng đỏ mắt?
Đỏ mắt là biểu hiện phổ biến của nhiều vấn đề khác nhau nhưng đa phần là chỉ dấu của các bệnh về mắt, từ lành tính đến nghiêm trọng.
Hiện tượng mắt đỏ?
Hiện tượng mắt đỏ có rất nhiều kiểu khác nhau. Nó có thể là các tia hồng hoặc đỏ vằn rõ trên giác mạc hay toàn bộ giác mạc có màu hồng hoặc đỏ.
Hiện tượng mắt đỏ có thể gặp ở một hoặc cả hai mắt cùng lúc và kèm theo những triệu chứng sau đây:
Kích thích/Mẩn đỏ
Ngứa
Khô
Đau đớn
Chảy mủ
Thường xuyên chảy nước mắt
Nhạy cảm với ánh sáng
Tầm nhìn bị mờ
Trong một số trường hợp, hiện tượng mắt đỏ không kèm theo bất kỳ biểu hiện nào khác.
Nguyên nhân của mắt đỏ?
Hiện tượng đỏ mắt là do sự giãn nở của các mạch máu nhỏ nằm giữa màng cứng và kết mạc trong mắt.
Thường thường, mắt bị đỏ do dị ứng, mỏi mắt, hay đeo kính áp tròng hoặc các bệnh nhiễm trùng thông thường (bệnh viêm kết mạc...). Tuy nhiên, tình trạng mắt bị đỏ có thể là báo hiệu cho những bệnh nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như viêm màng bồ đào hoặc bệnh tăng nhãn áp.
Các nguyên nhân do môi trường gây ra, bao gồm:
- Chất gây dị ứng trong không khí, gây ra dị ứng mắt
- Ô nhiễm không khí
- Khói (Lửa, khói thuốc lá,...)
- Khí hậu khô cằn (Cabin máy bay, văn phòng làm việc có máy lạnh,...)
- Bụi bặm
- Khí trong không khí (Xăng, dung môi,...)
- Tiếp xúc với hóa chất (Clo trong bể bơi,...)
- Phơi nắng quá nhiều dưới ánh sáng mạnh mà không đeo kính râm nhằm chống tia cực tím
Các bệnh về mắt thường gặp gây ra đau mắt đỏ:
- Khô mắt
- Dị ứng mắt
- Viêm kết mạc
- Sử dụng kính áp tròng
- Mỏi mắt kỹ thuật số
Các bệnh mắt:
- Viêm mắt
- Chấn thương mắt
- Mới phẫu thuật mắt (LASIK, phẫu thuật thẩm mỹ mắt,...)
- Viêm màng bồ đào
- Bệnh tăng nhãn áp cấp tính
- Loét giác mạc
Các yếu tố về lối sống cũng góp phần vào nguy cơ khiến mắt bạn bị đỏ. Ví dụ như hút thuốc (thuốc lá hoặc cần sa) hoặc uống nhiều đồ uống có cồn. Việc thường xuyên sử dụng các thiết bị điện tử, kỹ thuật số và ngủ không đủ cũng là những nguyên nhân gây ra mắt đỏ.
Làm thế nào để khắc phục tình trạng mắt đỏ?
Do nhiều nguyên nhân gây đỏ mắt nên bạn nên đi khám mắt ngay lập tức. Đặc biệt, nếu màu đỏ trong mắt xuất hiện đột ngột có thể khiến bạn khó chịu và tầm nhìn mờ dần.
Hãy gặp bác sĩ để khám trước khi sử dụng bất kì loại thuốc nhỏ mắt nào. Vì những giọt này có thể chứa các loại thuốc có tác dụng làm cho các mạch máu trên màng cứng co lại khiến mắt bớt đỏ. Tuy nhiên, nếu lạm dụng sẽ có thể khiến bạn bị lệ thuộc vào nó. Hơn thế nữa, khi ngừng sử dụng thuốc, mắt của bạn sẽ bị đỏ nặng hơn.
Với người thường đeo kính áp tròng thì không nên đeo chúng khi có hiện tượng mắt đỏ và nên báo bác sĩ về điều này để bác sĩ đánh giá xem kính áp tròng có phải nguyên nhân gây ra mắt đỏ của bạn hay không.
Bạn có thể tăng độ ẩm cho mắt bằng các nước nhỏ mắt an toàn cho đến khi gặp bác sĩ.
Hồ Tiên
Theo Allaboutvision
Thói quen rất nhiều người mắc phải nhưng gây ra tới 4 cái hại cho mắt Chắc chắn khi biết được đây là thói quen gì thì nhiều người sẽ cảm thấy bất ngờ và không tin rằng nó lại gây ra nhiều vấn đề sức khỏe ảnh hưởng tới mắt đến vậy. Theo phản xạ, mỗi khi có vật thể lạ bay vào mắt hoặc có cảm giác ngứa thì bạn sẽ đưa tay lên dụi mắt. Tuy...