5 phụ kiện ôtô dễ khiến bạn “tiền mất tật mang”
5 loại phụ kiện ôtô dưới đây tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn và làm giảm tuổi thọ của xe.
Thanh cân bằng
Về mặt lý thuyết, thanh cân bằng có tác dụng gia cố thêm phần khung gầm, giúp cho phần khung gầm trở nên cứng cáp hơn. Từ đó, giúp xe kiểm soát ổn định khi xe xuống dốc hoặc có khúc cua gấp.
Tuy nhiên, trên thực tế, thanh giằng cân bằng này chỉ có tác dụng rõ rệt trên các xe thể thao với khung gầm nhẹ cần gia cố và ổn định thân xe. Trong khi đó, các dòng xe phổ thông được độ thêm thanh cân bằng phía trước với giá chỉ vài triệu đồng, chắc chắn sẽ không đem lại hiệu quả rõ rệt.
Đệm cao su giảm chấn
Miếng đệm cao su được quảng cáo có một số tính năng như: giảm xóc, tạo sự cân bằng khi vào cua, tăng thêm chiều cao cho thân xe. Nhưng việc lắp thêm phụ kiện này là “lợi bất cập hại” và có khả năng cao bị từ chối đăng kiểm.
Hơn nữa, khi di chuyển qua đường xóc, giảm xóc sẽ bị thu hẹp chiều dài của lò xo, các nấc xoắn lò xo sẽ rút ngắn khoảng cách và phân bổ đều khoảng cách với nhau. Việc chèn miếng đệm vào khoảng cách một mắt trong lò xo sẽ có thể tăng được khoảng cách lên một chút, nhưng lực nén là không đổi.
Do vậy, việc lắp thêm bộ giảm chấn với giá chỉ từ 300.000 – 1 triệu đồng là vô bổ và không có ý nghĩa cho việc giảm xóc.
Video đang HOT
Tài xế nên hạn chế sử dụng các phụ kiện ôtô không cần thiết. (Đồ họa: TT)
Đệm cho trẻ ngồi ghế sau
Nếu không muốn trẻ con bị lăn khỏi ghế sau những cú xô xe mỗi khi tăng tốc hoặc phanh đột ngột, bạn nên thắng dây an toàn cho trẻ hoặc ngồi trong bàn tay chắc chắn của người lớn. Với phương pháp sử dụng đệm cho ghế sau thật sự không phát huy được tác dụng trong những trường hợp này.
Lắp thêm giá để đồ trên nóc xe
Không ít chủ xe đã lắp thêm giá để đồ trên nóc xe, giúp chở thêm nhiều hành lý cồng kềnh. Tuy nhiên, với những dòng xe cỡ nhỏ, giá đồ trên nóc rất gây mất thẩm mỹ hay nhiều khi không được sử dụng đến, trở thành nơi tích tụ bụi bẩn, ẩm mốc,…
Hơn nữa, với tất cả các loại xe nếu lắp thêm giá để đồ trên nóc xe sẽ khiến trọng lượng xe bị nặng hơn, trong quá trình vận hành sẽ phải tiêu tốn rất nhiều nhiên liệu. Kết quả sinh ra tiếng ồn, cửa hậu bị sập sệ và xuống cấp nhanh chóng.
Thay màu đèn pha, đèn sương mù
Nhiều người cho rằng đèn pha và đèn sương mù cần thay màu sắc phát sáng để tầm nhìn được tốt hơn. Song, chất lượng chiếu sáng của đèn pha sẽ bị giảm nghiêm trọng do ảnh hưởng từ màu sắc của hai loại đèn kia tác động đến trọng tâm chùm sáng. Vì vậy, hãy sử dụng đèn do nhà sản xuất trang bị cho xe, nếu hỏng bạn có thể thay thế bằng đèn cùng loại để đảm bảo an toàn khi lái xe vào ban đêm.
Xe ôtô cũ hoạt động kém hiệu quả, chủ xe cần làm gì?
Để xe ôtô cũ hoạt động mượt mà và hiệu quả hơn, chủ xe không nên bỏ qua các công việc đơn giản dưới đây.
Thay dung dịch làm mát
Dung dịch làm mát cần phải được thay thế định kỳ để động cơ có thể hoạt động hiệu quả nhất. Bởi, sau khoảng thời gian 5 năm, các thành phần hóa học và các chất chống ăn mòn trong dung dịch làm mát thường không còn tác dụng, nếu cố sử dụng tiếp có thể dẫn đến sự ăn mòn của bộ phận tản nhiệt và các bộ phận khác trong hệ thống làm mát.
Vì vậy, tài xế nên thay nước làm mát theo định kỳ 5 năm hoặc theo số km để chăm sóc bảo dưỡng xe tốt nhất. Bên cạnh đó, nếu nhận thấy ô tô cũ nóng bất thường hoặc động cơ hoạt động không hiệu quả, tài xế nên kiểm tra mực nước làm mát trong ca-po.
Thay dầu phanh
Với xe ô tô cũ, sau thời gian dài hoạt động, dầu phanh sẽ bị nhiễm ẩm, làm giảm nhiệt độ và tăng nguy cơ dầu bị sôi, đồng thời khiến bàn đạp phanh bị mòn do đạp phanh sớm.
Thay dầu phanh định kỳ cho xe ôtô cũ. (Ảnh: oto.com)
Bên cạnh đó, các chất chống ăn mòn trong dầu phanh cũng bị thay đổi khiến oxy hóa cùm phanh, xy-lanh bánh con, xy lanh chính và bộ điều khiển phanh ABS. Vì vậy, tài xế nên thay dầu phanh theo chu kỳ từ 3-5 năm để có thể kéo dài tuổi thọ và giảm nguy cơ cháy phanh.
Thay dầu hộp số
Dầu hộp số nên được thay sớm khi xe vận hành trong điều kiện bất lợi hoặc môi trường khắc nghiệt, giúp hạn chế tối đa chất lượng dầu xuống cấp, ảnh hưởng đến động cơ xe. Ngay cả khi xe chưa đạt đến số km theo chỉ định, chủ xe cũng nên thay dầu để đảm bảo cho động cơ luôn hoạt động trong trạng thái tốt nhất.
Ngoài ra, tài xế nên sử dụng đúng loại dầu ATF được chỉ định cho xe, vì trên thị trường có rất nhiều loại dầu hộp số khác nhau, sử dụng sai sẽ gây nên vấn đề cho hộp số. Dầu hộp số có màu đỏ hoặc màu xanh, dầu động cơ có màu vàng óng.
Thay dây đai cam
Thông thường, dây đai cam có tuổi thọ khoảng 97.000 - 160.000 km di chuyển và tùy thuộc vào tình trạng hoạt động của động cơ. Cũng giống như các bộ phận khác, dây cam không có tuổi thọ vĩnh cửu, do vậy chúng cần được thay thế định kỳ.
Dây đai cam trong hệ thống động cơ ôtô. (Ảnh: oto.com)
Trong trường hợp tài xế không thay dây đai cam, nếu dây đai cam bị đứt, động cơ sẽ ngừng hoạt động; đồng thời làm pít-tông có thể đội vào xupap khi trục cam ngừng quay. Điều này có thể dẫn đến hư hỏng nghiêm trọng cho động cơ.
Thay bộ lọc gió
Theo khuyến cáo của các nhà sản xuất, tài xế nên vệ sinh bộ lọc gió của động cơ sau 5.000 km di chuyển, đồng thời thay lọc gió mới sau 20.000 km di chuyển. Tuy nhiên, với các xe ô tô cũ, thường xuyên di chuyển trong thời tiết khắc nghiệt, tài xế nên vệ sinh sau 3.000 - 4000 km di chuyển, thay mới sau 15.000 km di chuyển.
10 quan niệm sai lầm về xe ô tô hiện nay Dưới đây là 10 quan niệm "nực cười" về xe hơi vẫn được tin tưởng, bất chấp mọi điều chứng minh ngược lại. Xăng cao cấp cải thiện hiệu suất xe Khi đổ xăng, nhiều người vẫn lựa chọn loại xăng cao cấp với mức giá đắt tiền hơn vì cho rằng nó tốt hơn nhiều so với xăng bình thường. Họ tin...