5 phụ kiện gây lãng phí tiền bạc khi ‘độ’ ô tô
Phụ kiện là một trong những thứ “ngốn” rất nhiều tiền của chủ xe, tuy nhiên, không phải phụ kiện nào cũng mang lại giá trị thật sự, một số thậm chí còn gây hại cho xe.
Tăng áp là một trong những bước phát triển lớn nhất trong ngành công nghiệp ô tô. Thiết bị được thiết kế để tăng cường hiệu suất xe mà không cần thay đổi quá nhiều bên trong động cơ, và tất nhiên là chúng có giá không hề rẻ.
Trên mạng có rất nhiều nơi bán bộ tăng áp điện giá rẻ, giúp tăng lượng khí nạp thông qua một quạt điện được kết nối vào hệ thống 12 volt của xe. Tuy nhiên, theo trang Jalopnik thì đây chỉ là một sự lãng phí tiền bạc, không có quạt 12 volt nào có thể đủ tạo ra lực để tăng công suất trong động cơ.
Việc sửa đổi động cơ có thể không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả hoạt động, vì tiết kiệm nhiên liệu là mối quan tâm lớn đối với hầu hết người dùng.
2. Thiết bị giúp tiết kiệm nhiên liệu
Các mẫu xe hiện đại được hưởng lợi đáng kể từ những công nghệ mới, giúp động cơ hoạt động hiệu quả hơn và sạch hơn. Để làm được điều này, các nhà sản xuất phải chi hàng tỉ USD cho việc nghiên cứu, phát triển và chế tạo.
Video đang HOT
Tuy nhiên, điều đó không ngăn cản được một số công ty sản xuất phụ kiện ăn theo, đơn cử như EcoTune. Theo thông tin quảng cáo, người dùng chỉ cần cắm thiết bị vào cổng OBD II để tiết kiệm nhiên liệu trên xe.
Trang Tire Meets Road đã nghiên cứu thiết bị này và kết luận rằng EcoTune không có tính năng giúp tiết kiệm nhiên liệu trên xe, và đây chỉ là trò lừa đảo đơn thuần. Khi kiểm tra mạch điện bên trong, họ không thấy bất cứ phần cứng nào có khả năng kết nối với ECU của ô tô, duy nhất chỉ có nguồn điện 12 volt để nhấp nháy đèn LED.
3. Đuôi gió
Phần đuôi gió trên những mẫu xe cao cấp thường được đội ngũ kỹ sư nghiên cứu rất kĩ các giải pháp khí động học, giúp xe chạy tốc độ cao tốt hơn. Do đó, khi bạn mua đuôi gió rời và tự lắp đặt lên xe, việc này sẽ không giúp ích gì nhiều ngoài việc mang lại cảm giác đẹp hơn.
Trang The Globe and Mail đã xem xét vấn đề này và nhận thấy đuôi gió hầu như không có tác dụng khi đi dưới vận tốc 96 kilomet/giờ. Hơn nữa, không phải mẫu xe nào cũng phù hợp để lắp đặt đuôi gió, thậm chí việc lắp đặt không đúng cách còn tạo ra lực cản.
Bugi ngày nay không khác nhiều so với loại được Karl Benz sử dụng trong chiếc xe Motorwagen của ông năm 1885. Hình thức, cấu tạo và các bộ phận của bugi vẫn nhất quán qua nhiều thập kỷ, nhưng vật liệu đã thay đổi đáng kể.
Những tiến bộ trong luyện kim, cho phép các nhà sản xuất chuyển từ sử dụng niken sang bạch kim, iridi và gần đây nhất là ruthenium, giúp tăng độ bền và hiệu suất đánh lửa.
Theo MotorBiscuit, trên thị trường có rất nhiều loại bugi với đủ mọi mức giá và hiệu suất. Vậy chúng ta có nên bỏ tiền ra để mua bugi cao cấp hay không?
Các hệ thống trên ô tô có khả năng tối ưu hiệu suất thông qua nhiều phương thức, do đó, việc mua bugi mắc tiền không tạo ra bất kì sự khác biệt nào trừ khi bạn đang sử dụng các mẫu ô tô hiệu suất cao như McLaren.
5. Nam châm tiết kiệm nhiên liệu
Trên mạng có rất nhiều sản phẩm quảng cáo giúp tiết kiệm nhiên liệu cho ô tô, tuy nhiên thực chất chỉ toàn là những sản phẩm lừa đảo, đơn cử như nam châm tiết kiệm nhiên liệu.
Tạp chí Popular Mechanics đã thử nghiệm dyno để đo mã lực xe sử dụng và không sử dụng nam châm, kết quả cho thấy không có sự thay đổi về mã lực và tiết kiệm nhiên liệu.
Nhiên liệu không có đặc tính từ tính, vì vậy các phân tử không bị ảnh hưởng bởi nam châm. Do đó, việc sử dụng nam châm tiết kiệm nhiên liệu chỉ khiến bạn lãng phí tiền bạc.
Giá phụ tùng ô tô tăng tới 60% do đứt gãy nguồn cung
Theo các báo cáo, do đứt gãy nguồn cung toàn cầu nên giá phụ tùng ô tô tại Malaysia đã tăng từ 25 - 60%. Theo báo cáo của The Star, giá phụ tùng ô tô đã tăng từ 25 - 60% tại Malaysia.
Các hiệp hội nước này cho rằng đây là kết quả của việc nguồn cung toàn cầu bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Thậm chí, tình hình trở nên tồi tệ hơn do xung đột Nga - Ukraine đang diễn ra cũng như cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.
Giá phụ tùng ô tô tại Malaysia đang tăng mạnh
"Thiếu phụ tùng thay thế, đặc biệt là đối với những chiếc xe sản xuất tại châu Âu. Điều này đã khiến giá tăng khoảng 25%", bà Lim Bee Choo, chủ tịch Hiệp hội các nhà kinh doanh phụ kiện ô tô của Malaysia cho biết. Bà nói thêm rằng châu Âu hiện đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng năng lượng. Điều này đã hạn chế hoạt động của các nhà máy ở lục địa này.
Bà Lim giải thích thêm và đề cập đến chính sách zero Covid nghiêm ngặt của Trung Quốc: "Rất nhiều linh kiện cho ô tô sản xuất tại Nhật Bản và Hàn Quốc xuất xứ tại Trung Quốc. Do đó, chính sách này đang ảnh hưởng đến nguồn cung". Vì vậy cả dầu động cơ và lốp xe, cũng đã tăng giá do tình hình toàn cầu hiện nay.
Giá phụ tùng tăng cao nhưng cũng không nên ham rẻ mua phụ tùng trên mạng
Trong khi đó, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân ngành Ô tô Malaysia, ông Mohd Karim A. Rahman cho biết giá phụ tùng đã tăng tới 60% tùy thuộc vào các bộ phận cần thay thế. Ông nói thêm rằng bên cạnh các bộ phận, giá của lốp xe, dầu động cơ và chất bôi trơn cũng tăng từ 10 - 15%: "Giá dầu nhờn thường chỉ tăng 2 - 3% sau mỗi 2 - 3 năm, nhưng năm nay giá đã tăng gấp đôi".
Ông Mohd Karim cũng lưu ý xem xét việc tăng giá, cố vấn kỹ thuật sẽ trao đổi về giá cả với khách hàng trước khi đặt mua phụ tùng thay thế. "Thông thường, chúng tôi sẽ mất khoảng một tuần để đặt hàng các bộ phận từ nhà cung cấp của chúng tôi nhưng hiện nay, phải mất một tháng để các bộ phận đến nơi," ông giải thích và cho biết thêm rằng khách hàng sẽ chịu bất kỳ mức giá nào cao hơn.
Mặc dù có thể bị hấp dẫn bởi việc tìm kiếm các bộ phận rẻ hơn trên mạng, nhưng Mohd Karim cảnh báo các chủ xe nên cảnh giác với chất lượng của sản phẩm được bán, vì các bộ phận nhái có thể gây hại cho xe về lâu dài.
Loạt phụ kiện giúp bảo vệ xe ô tô trong mùa nắng nóng Không phải phụ kiện nào cũng cần thiết cho chiếc "xế cưng" của bạn. Nhưng loạt phụ kiện dưới đây lại khác đấy nhé. Nền nhiệt ngoài trời cao cũng như sự thay đổi thất thường của thời tiết chính là những yếu tố có thể dẫn tới việc khoang nội thất trong xe ô tô bị xuống cấp nhanh chóng, ảnh hưởng...