5 phim xác sống ngon – bổ – rẻ, không cần đầu tư trăm tỷ như Peninsula vẫn ghi điểm nhiệt tình
Từ trước tới nay, dòng phim zombie vẫn luôn chú trọng ý tưởng hơn là kinh phí khủng.
Ra mắt từ năm 1932, zombie là một trong những thể loại lâu đời bậc nhất thế giới điện ảnh. Qua quá trình phát triển gần một thế kỷ, thể loại phim này đã được nhiều quốc gia trên thế giới thực hiện với hàng loạt các ý tưởng sáng tạo. Không cần đầu tư trăm tỷ như World War Z (2013) hay Peninsula (2020), nhiều tác phẩm có kinh phí thấp hơn nhưng lại vô cùng xuất sắc.
1. The Night Eats the World (Phủ Tối Thế Giới)
The Night Eats the World là tác phẩm của Pháp với nhân vật chính là chàng nhạc công tên Sam (Anders Danielsen Lie). Một ngày nọ, anh tới nhà bạn gái cũ thuộc một khu chung cư để lấy lại những cuốn băng nhạc. Nhưng vì cô đang có tiệc, Sam đành vào một phòng ngồi chờ rồi vô tình ngủ quên. Khi tỉnh dậy vào sáng hôm sau, anh bàng hoàng nhận ra cả thế giới đã biến thành xác sống do thảm họa vào tối đó.
Từ đây, chàng nhạc công buộc phải tìm cách sống sót bằng số thực phẩm ít ỏi còn lại và tìm đường thoát khỏi nơi đây. The Night Eats the World có nội dung chậm và khai thác sâu tâm lý chứ không phải những màn tẩu thoát kịch tính hay đổ máu. Song, phim vẫn hấp dẫn vì mượn bối cảnh xác sống để nói về sự cô đơn của con người. Yếu tố kinh dị vừa phải và cao trào những phút cuối là một chút gia vị để tác phẩm trở nên trọn vẹn.
2. The Girl with All the Gifts (Vùng Xác Sống)
The Girl with All the Gifts là bộ phim xác sống của Anh, dựa theo quyển tiểu thuyết ăn khách cùng tên. Tác phẩm lấy bối cảnh tương lai gần khi phần lớn nhân loại biến thành những thây ma khát máu do một loại nấm kí sinh bí ẩn. Niềm hi vọng cuối cùng của nhân loại là thế hệ trẻ em nhiễm bệnh nhưng vẫn giữ được ý thức.
Chúng bị giam trong một căn cứ quân sự để nghiên cứu và được dạy dỗ bởi Helen Justineau (Gemma Arterton). Thảm họa xảy đến khi đàn xác sống phá được cổng rào để lọt vào trong. The Girl with All the Gifts được đánh giá xuất sắc không kém gì 28 Days Later (2002). Không chỉ kịch tính, kinh dị bởi những màn trốn chạy liên tục, phim còn đặt ra câu hỏi về tương lai của con người trong mối quan hệ với thiên nhiên.
3. REC (Góc Quay Đẫm Máu)
REC là cơn gió lạ của điện ảnh Tây Ban Nha với kinh phí vỏn vẹn chỉ 2 triệu USD và được quay theo phong cách found-footage (góc nhìn bằng máy quay cầm tay của chính nhân vật). Phim theo chân nữ phóng viên Ángela Vidal (Manuela Velasco) trong một chuyến phóng sự thực địa theo chân các anh lính cứu hỏa. Tuy nhiên, họ không biết rằng bản thân đã lọt vào một ổ dịch xác sống vừa bùng phát.
Nhờ lợi thế found-footage, REC mang đến những trải nghiệm chân thật hệt như người xem cũng đang mắc kẹt trong một tòa chung cư đầy xác sống. Những màn tấn công, cắn xé cũng vì thế mà trở nên bất ngờ và đáng sợ hơn hẳn. Không những thế, những bí ẩn về nguồn gốc căn bệnh dần xuất hiện xuyên suốt hành trình sinh tồn tàn khốc khiến phim hấp dẫn đến từng giây phút.
4. The End? (Thang Máy Định Mệnh)
Mắc kẹt trong một tòa chung cư trong The Night Eats the World hay thậm chí tàu hỏa như Train to Busan vẫn còn thoải mái chán so với chiếc thang máy trong The End?. Bộ phim mới từ Ý này mang đến ý tưởng vô cùng độc đáo khi chàng doanh nhân Claudio (Alessandro Roja) mắc kẹt trong thang máy khi đại dịch zombie bùng phát. Cánh cửa chỉ có thể mở hờ khiến anh thoát khỏi cảnh bị đàn thây ma cắn xé.
Song, lợi thế dần trở thành thảm họa khi Claudio không thể thoát khỏi cái không gian chật hẹp này. Mà dẫu có thoát được, anh sẽ ngay lập tức rơi vào vòng vây của hàng đàn xác sống chờ sẵn. Không những thế, Claudio cũng bất lực khi chứng kiến từng người quen của anh dần trở thành con mồi của zombie. Có lẽ chỉ khi rơi vào trường hợp này, khán giả mới có thể hiểu rõ nỗi sợ kinh hoàng mà anh phải chịu đựng.
5. # Alive (#Sống Còn)
#Alive là bộ phim xác sống mới nhất của Hàn Quốc với sự góp mặt của Yoo Ah In và Park Shin Hye. Phim có nội dung khá tương đồng với The Night Eats the World khi cũng kể về chàng game thủ Joon Woo (Yoo Ah In) chứng kiến đại dịch zombie qua khung cửa sổ. Tác phẩm sau đó cũng tập trung vào cuộc sống cô độc của anh chàng với lượng nhu yếu phẩm, điện, nước ngày một cạn dần còn xung quanh thì toàn thây ma khát máu.
Tuy nhiên, Joon Woo có phần may mắn hơn khi căn hộ đối diện còn một người sống sót khác là Yoo Bin (Park Shin Hye). #Alive không mang nhiều cảnh hành động như Peninsula nhưng ý tưởng mới lạ, nặng tâm lý giúp tác phẩm gợi nhớ tới Train to Busan vô cùng thành công cách đây vài năm. Hình tượng xác sống như… siêu nhân là một điểm cộng cho yếu tố kinh dị của phim.
6 giả thuyết rợn người ở bom tấn Train To Busan 2: "Con gái Gong Yoo" vẫn còn sống, zombie sắp xâm chiếm cả thế giới rồi?
Phần hậu truyện của Train To Busan - Peninsula đã đặt ra loạt câu hỏi bỏ ngỏ, tạo điều kiện để các fan tha hồ trổ tài thám tử với những giả thuyết trên trời dưới đất.
Peninsula (Tựa Việt: Bán Đảo) lấy bối cảnh 4 năm sau Train To Busan và bỏ qua hoàn toàn những sự kiện xảy ra trước đó. Vì thế, rất nhiều câu hỏi từ phần tiền truyện vẫn không được giải đáp thích đáng trong phần phim lần này. Đồng thời, đạo diễn Yeon Sang Ho cũng đã để ngỏ rất nhiều tình tiết mới, nhiều khả năng để dọn đường cho phần thứ ba như một sự kết hợp của cả Peninsula lẫn Train to Busan chăng?
1. Busan thất thủ là do những người sống sót đổ về
Ở đoạn cuối bom tấn năm 2016, Busan thực chất là thành phố duy nhất chưa bị nhiễm bệnh ở Hàn Quốc. Tin này cũng được truyền thông thế giới xác nhận ngay đoạn đầu Peninsula, rằng nơi đây đã thất thủ chỉ ít lâu sau đó. Nếu theo dõi kỹ phần hậu truyện, khán giả sẽ dễ dàng nhận ra đàn xác sống hoàn toàn vô tri và không có khả năng nhận biết nơi nào có người sống sót, và chỉ bị thu hút bởi tiếng ồn mà thôi.
Đây có thể là lý do Busan thất thủ ngay sau khi phim kết thúc.
Điều này được thể hiện ở việc doanh trại của Băng 631 có thể tồn tại suốt 4 năm mà không bị tấn công. Do đó, Busan chắc chắn chẳng thể thất thủ nếu không có ai vô tình kéo đàn thây ma đến. Nhiều khả năng những người sống sót đã nghe tin đồn về sự bình yên của Busan và trốn chạy đến đây. Trên đường đi, họ vô tình thu hút sự chú ý của xác sống khiến thành phố sụp đổ.
2. Virus đến từ chất thải từ nhà máy của Seok Woo
Trong Train To Busan, người xem được cung cấp một vài thông tin ít ỏi về dịch bệnh xác sống, trong số đó có manh mối từ nhà máy hóa chất của Seok Woo (Gong Yoo). Tuy nhiên, thứ gì tạo ra virus hay cách nó lan truyền vẫn không được giải thích kỹ càng. Sang đến Peninsula, chi tiết này cũng không hề xuất hiện hay được đề cập đến. Tuy nhiên, dựa vào bối cảnh phim, chúng ta có thể đoán biết được khá nhiều thông tin ngoài lề.
Virus trong phim gây dịch bệnh ở động vật trước khi tác động lên con người.
Đáng nói nhất chính là sự thật rằng virus thây ma chắc chắn không lan truyền trong không khí. Bởi nếu có thì cả thế giới sẽ tràn ngập thây ma như trong The Walking Dead hay World War Z (2013) chứ không chỉ bán đảo Triều Tiên. Nếu để ý kỹ hơn, Seok Woo từng đọc những bài báo ghi rằng nhà máy hóa chất của anh đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng khiến nhiều động vật chết.
Nhà máy của Seok Woo là nguồn cơn đại dịch?
Trong cảnh đầu tiên của Train To Busan, một chú nai được cho là nạn nhân đầu tiên của dịch bệnh. Điều này chứng tỏ virus chỉ có thể nằm cho chất thải của nhà máy rồi lây sang động vật, cuối cùng là con người. Đây có lẽ cũng là lý do Triều Tiên bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, còn Trung Quốc, vốn được ngăn cách bởi sông Áp Lục, vẫn bình an vô sự.
3. Su An và Seong Kyeong vẫn còn sống
Thông tin Busan thất thủ khiến nhiều fan của Train To Busan đau lòng, nhất là khả năng Su An (Kim Su An) và "chị bầu" Seong Kyeong (Jung Yu Mi) có lẽ đã mất mạng.
Su An liệu có trở lại trong phần 3 của "Train to Busan"?
Tuy nhiên, việc vẫn còn rất nhiều người sống sót ở Hàn Quốc đã mở ra tia hy vọng mới. Có thể cả hai đã trốn thoát và đang xây dựng cuộc sống mới ở một nơi nào đó như mẹ con Min Jung ( Lee Jung Hyun). Với lượng fan đông đảo, Su An rất có thể sẽ trở lại trong phần phim tiếp theo, và sẽ được chàng Đại úy Jung Seok ( Kang Dong Won) trở lại giải cứu.
4. Chính phủ các quốc gia khác cố tình bỏ mặc người sống sót ở Hàn Quốc?
Trong Peninsula, mọi nỗ lực liên lạc với Hàn Quốc từ phần còn lại của thế giới đều đã bị cắt đứt. Nhóm của Jung Seok buộc phải dùng đến điện thoại vệ tinh mới có thể liên lạc được với băng xã hội đen Hong Kong ở ngoài. Tuy nhiên, Sư đoàn trưởng Kim (Kwon Hae Hyo) cho rằng mình đã nói chuyện với Đại tá Jane (Bella Rahim) của Mỹ được một thời gian. Ai cũng cho rằng ông lẩn thẩn vì tuổi già, cho đến khi nữ nhân vật bí ẩn kia xuất hiện ở cuối phim.
Những người sống sót ở Hàn Quốc bị thế giới ngó lơ.
Điều này chứng tỏ rằng những người sống sót hoàn toàn có khả năng liên lạc với thế giới bên ngoài. Song, quân đội tới cứu Jung Seok lại đến từ Liên Hiệp Quốc, từ đó có thể suy ra rằng các quốc gia khác có thể nhận được tín hiệu từ Hàn Quốc, nhưng lại quyết định bỏ mặc vì sợ dịch bệnh sẽ lây lan. Đây có thể cũng là lý do Băng 631 chuyển sang nổi loạn thay vì tập trung tìm cách thoát khỏi nơi địa ngục trần gian này.
5. Dịch bệnh vẫn có khả năng lây lan ra toàn thế giới
Tuy bị các nước xung quanh cấm cửa, nhưng Jung Seok vẫn có thể quay lại Hàn Quốc nhờ băng nhóm xã hội đen Hong Kong. Thậm chí, tay trùm còn nói rằng băng của hắn đã, đang và sẽ thực hiện nhiều chuyến đi như thế, miễn là còn tiền đút lót cho các quan chức. Chúng liên tục quay lại Hàn Quốc nhằm thu gom số tiền vàng khổng lồ mà chẳng ai bảo vệ.
Sẽ ra sao nếu đại dịch bùng phát ra toàn thế giới?
Cuối phim Peninsula, xác sống đã tràn vào và khiến cả con tàu bị nhiễm bệnh. Điều này chứng tỏ rằng dịch bệnh vẫn có khả năng lan truyền ra bên ngoài. Sẽ ra sao nếu một con tàu nhiễm bệnh quay trở về Hong Kong mà không ai hay biết? Phần tiếp theo của thương hiệu thây ma đình đám này liệu sẽ đổi thành Train to Kowloon (một địa điểm thuộc Hong Kong) chăng?
6. Nữ dễ biến thành xác sống hơn nam
Nếu để ý, chúng ta dễ dàng nhận ra Peninsula có rất ít các nhân vật nữ. Ngoại trừ xác sống, phim chỉ có 5 nữ nhân gồm chị của Jung Seok, Jane, Min Jung và hai cô con gái mà thôi. Nhóm người sống sót bị Băng 631 bắt đấu với xác sống để mua vui cũng chẳng có cô gái nào. Thậm chí, trụ sở của chúng cũng vắng bóng phái đẹp tới mức Đại úy Seo (Koo Kyo Hwan) suýt nữa đã tự sát vì cô đơn.
Phải chăng nữ giới có ít cơ hội sống sót hơn nam trong đại dịch zombie?
Như vậy, số lượng lớn nữ giới đi đâu hết rồi? Phải chăng nữ thì dễ bị lây nhiễm hơn nam vì... chạy chậm? Trong Train To Busan, Su An và Seong Kyeong sống sót vì được cha và chồng hy sinh tính mạng cứu giúp. Tuy nhiên, không phải người đàn ông nào cũng sẵn sàng bỏ mạng vì người thân, đơn cử là ở siêu phẩm một thời 28 Weeks Later, nhân vật Don (Robert Carlyle) đã bỏ mặc vợ mình để thoát thân khỏi đàn xác sống. Phải chăng trường hợp này cũng có thể xảy ra trong thế giới của Peninsula?
Trailer "Peninsula" (BÁN ĐẢO PENINSULA)
Peninsula hiện đang công chiếu tại các rạp trên toàn quốc.
Mẹ con tay lái lụa cua xe khét lẹt bán đảo Peninsula: Hai nhân tố ấn tượng vượt mặt Kang Dong Won ở bom tấn Hàn Lee Jung Hyun và Lee Re quả là hai nhân tố gây ấn tượng bậc nhất trong Peninsula bên cạnh cái tên Kang Dong Won vốn đã nhận được nhiều sự chú ý từ trước. Bên cạnh hào quang rất lớn từ Kang Dong Won, Peninsula (Bán Đảo) còn khiến khán giả ngạc nhiên với màn trình diễn của cặp đôi mẹ con...