5 phim Nhật siêu đáng yêu cho các “con sen” mê thú cưng
Nếu đã trót yêu những chú cún con, những chú mèo,… đáng yêu của Nhật, chắc chắn là bạn không thể bỏ qua những bộ phim xoay quanh thú cưng sau đây.
Nổi tiếng là một đất nước “phát cuồng” vì thú cưng, những con vật đáng yêu đã trở thành đề tài quen thuộc của các nhà làm phim Nhật Bản. Nếu đã trót yêu những chú cún con, những chú mèo,… đáng yêu của Nhật, chắc chắn là bạn không thể bỏ qua những bộ phim xoay quanh thú cưng sau đây.
1. Quill (Quill – Chú chó dẫn đường)
Trong số 5 chú chó mới sinh, có một chú chó vô cùng đặc biệt với vết bớt hình chim sải cánh trên lưng. Chú chính là Quill, được huấn luyện trở thành một chú chó dẫn đường. Sau khi được Nii Isamu và vợ anh chăm sóc, tròn 1 tuổi, Quill trở thành bạn đồng hành của Watanabe Mitsuru (Kobayashi Kaoru) – người đàn ông trung niên nóng tính và ngoan cố muốn sở hữu Quill. Dần dần, chính sự đáng yêu của Quill đã giúp ông trở nên vui vẻ và nguôi ngoai dần sự cô đơn trong lòng.
Phim được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết “Modoken Kui-ru no Issho” của tác giả Ishiguro Kengo và Akimoto Ryuhei. Vào năm 2003, đài NHK cũng từng làm một phiên bản truyền hình của bộ phim cảm động này.
2. Inu to Watashi no Jyu no Yakusoku (10 lời hứa với chú chó của tôi)
Akari (Fukada Mayuko đóng lúc nhỏ, Tanaka Rena đóng lúc lớn), một cô bé 12 tuổi luôn tỏ ra mạnh mẽ từ khi mẹ cô bất ngờ bị bệnh. Một ngày nọ, một chú chó con đi lạc vào nhà Akari. Akari rất yêu quý chú chó này và đặt tên chú là Vớ (vì chú có đôi chân rất giống như đang mang vớ). Mẹ Akari đồng ý nhận nuôi Vớ với điều kiện Akari phải hứa 10 điều với chú cún. Dần dần, Vớ trở nên thân thiết và luôn ở bên an ủi cho Akari. Tuy nhiên, lớn lên, những mối quan tâm khác đã khiến Akari không còn thời gian chăm sóc cho Vớ và dần quên cả 10 lời hứa ngày nào. Chỉ tới khi Vớ hấp hối, Akari mới thực sự nhận ra Vớ đã luôn ở bên mình, dù là lúc hạnh phúc hay lúc cô gặp khó khăn nhất.
Inu to Watashi no Jyu no Yakusoku là bộ phim Nhật có doanh thu cao nhất 2008 và được công chiếu tại 6 quốc gia.
3. Buta ga Ita Kyoushitsu (Đến trường cùng với heo)
Video đang HOT
Bộ phim khá đặc biệt khi “thú cưng” ở đây lại là một chú heo con. Vì muốn những học sinh lớp 6 (lớp cuối cấp tiểu học tại Nhật) hiểu được giá trị của cuộc sống cũng như mối liên hệ giữa cuộc sống và thực phẩm, thầy Hoshi (Tsumabuki Satoshi) đã khuyến khích các em cùng nuôi một chú heo con. Cả lớp sẽ cùng nhau nuôi lớn chú heo này với mục tiêu làm thịt chú heo sau một năm. Nhưng khi bạn đã nuôi một con vật, làm sao bạn nỡ đem chúng đi giết thịt cơ chứ, kể cả đó là heo, thực phẩm vẫn nuôi sống chúng ta hàng ngày?
Phim dựa trên câu chuyện có thật và đã gây ra tranh cãi khá nhiều tại Nhật năm 2008. Bộ phim sẽ khiến bạn phải suy nghĩ khá nhiều về việc có nên nuôi một chú heo trong trường cũng như bắt các em học sinh phải quyết định về chính thú cưng của mình.
4. Gou-Gou Datte Neko De Aru (Chú mèo may mắn)
Được chuyển thể từ loạt truyện tranh nổi tiếng cùng tên của tác giả Oshima Yumiko, Gou-Gou Datte Neko De Aru được chuyển thể thành nhiều phiên bản phim khác nhau, mà mở đầu là bản movie năm 2008.
Asako, một họa sĩ truyện tranh đang bước vào độ tuổi bốn mươi, vô cùng đau đớn vì Ca Va đã gắn bó với cô hơn 15 năm, qua đời. Một thời gian sau, cô gặp được chú mèo mới, Gou-gou, chính chú đã mang lại niềm vui và sức sống tưởng chừng đã mất cho Asako. May mắn hơn nữa, Asako còn tìm thấy tình yêu mới của mình, một người đàn ông có tên Seiji.
5. Hoshi Mamoru Inu (Chú chó ngắm sao)
Chó vốn là một loài động vật trung thành, chúng luôn gắn bó với người chủ của mình, ngay cả khi người chủ đã mất. Hoshi Mamoru Inu là câu chuyện về chú chó như vậy.
Xác một người đàn ông trung niên chưa rõ danh tính (Nishida Toshiyuki) được tìm thấy trong ô tô riêng trên vùng núi Hokkaido, bên cạnh đó là xác chú chó của ông. Người đàn ông được xác định đã chết 6 tháng trước và chú chó vẫn ở bên cạnh ông rất lâu sau khi chủ của mình mất. Okutsu Kyousuke (Tamayama Tetsuji) được giao nhiệm vụ đi tìm danh tính của người đàn ông để tiến hành khâm liệm. Trong lúc điều tra, câu chuyện về chú chó trung thành khiến anh nhớ về quá khứ gia đình cùng chú chó Kuro yêu quý của mình.
Theo Trí thức trẻ
Công nghệ chỉnh sửa, xóa yếu tố nhạy cảm trong phim hoạt hình
Không ít các bộ phim hoạt hình Nhật Bản khi xuất khẩu ra nước ngoài đều phải trải qua công đoạn chỉnh sửa, che chắn mới được lên sóng.
Nhật Bản là cường quốc phim hoạt hình với nhiều sản phẩm phục vụ cho mọi lứa tuổi. Chính vì vậy không ít tác phẩm anime có đề tài và hình ảnh khá trưởng thành, phạm vi đề cập rộng lớn. Ngược lại, với hầu hết các quốc gia trên thế giới, phim hoạt hình vẫn là món ăn tinh thần chủ yếu dành cho trẻ em. Khi mua bản quyền phát sóng các bộ phim hoạt hình Nhật Bản, để phù hợp độ tuổi của khán giả, nhà đài đã phải dùng đến "72 phép thần thông" để cắt ghép, chỉnh sửa kỹ càng.
Tình yêu đồng tính được xem là đề tài nhạy cảm tránh nhắc đến trong phim thiếu nhi, ngay cả ở những đất nước nổi tiếng là "thoáng" như Mỹ. Mối quan hệ của Thủy thủ sao Thiên Vương và sao Hải Vương trong Thủy thủ Mặt trăng ở phương Tây bị đổi thành chị em họ, thậm chí có phiên bản còn đổi giới tính Thủy thủ sao Thiên Vương thành nam.
Những cảnh máu me ghê rợn tất nhiên sẽ bị che triệt để. Đội ngũ biên tập có rất nhiều cách để "giấu nhẹm" các hình ảnh bạo lực của phim, từ bôi đen...
... cho đến làm mờ. Nếu xem phim mà đột nhiên bạn thấy xuất hiện những chấm đen, vệt sáng hay lớp sương mờ kỳ quái thì bạn hãy hiểu phim đã được can thiệp, chỉnh sửa.
Một số ekip "có tâm" hơn thì cất công vẽ lại hình ảnh cho phim, xóa bỏ vết máu, đổi màu phim để giảm thiểu tối đa các khung hình bạo lực.
Thủ thuật vẽ lại, vẽ thêm chi tiết được sử dụng rất nhiều trong công đoạn biên tập phim hoạt hình đúng rating. Những hình ảnh tiêu cực như thuốc lá, rượu bia, súng, vũ khí đều bị xóa hoặc chỉnh sửa kỹ.
Thậm chí một chi tiết nhỏ như đi xe hơi không thắt dây an toàn cũng không lọt qua được "mắt xanh" của đội ngũ biên tập. Để các em nhỏ tránh bắt chước thói quen xấu, việc cần làm là... vẽ thêm dây an toàn thôi.
Các địa điểm cụ thể, tên gọi tổ chức hoặc bảng, biển hiệu thường "không cánh mà bay" mỗi khi phim hoạt hình xuất khẩu ra nước ngoài.
Điều này càng quen thuộc hơn với những bộ phim hoạt hình Nhật. Không chỉ bị thay giọng lồng tiếng, những bộ anime cũng thường bị xóa, thay toàn bộ chữ cái tiếng Nhật khi phát sóng ở nước khác.
Thậm chí để phù hợp văn hóa địa phương, nhà đài không ngại đổi cả thoại cho dù vô lý đùng đùng. Ví dụ nổi tiếng nhất cho trường hợp này là khi Brock trong Pokemon cầm hộp cơm nắm (món ăn truyền thống Nhật Bản) nhưng mồm lại nói "những chiếc bánh Donut này thật quá tuyệt".
Các bộ anime thường được chuyển thể từ truyện tranh nên cách thể hiện vẫn đặc sệt chất truyện tranh. Những khung thoại và ý nghĩ hình tròn trên đầu nhân vật khi sang nước khác sẽ bị xóa đi để khán giả ít đọc truyện tranh xem dễ hiểu hơn.
Đặc biệt anime Nhật khá "thoáng" với cảnh nhạy cảm nên mọi phân cảnh hở da thịt dù ít hay nhiều trên phim cũng đều có kết cục bị cắt bỏ, bôi mờ như trên.
Nếu không cũng sẽ được vẽ thêm để nhân vật bớt sexy và hở hang.
Theo VNE
Vì sao phim Nhật vắng bóng trên màn ảnh Việt? Những năm qua, phim Nhật Bản gần như biến mất trên các kênh truyền hình Việt Nam, để lại sự tiếc nuối cho không ít khán giả. Hơn chục năm trở lại đây, Việt Nam mở cửa tiếp nhận nhiều làn sóng văn hóa từ các nước khác nhau trong khu vực như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Ấn Độ......