5 phim Hàn vạch trần sự thật trần trụi
Những bộ phim này khiến khán giả bất ngờ vì sự thật trần trụi của những câu chuyện có thật đã xảy ra.
Dựa trên những sự kiện đã xảy ra gây rúng động xã hội Hàn Quốc, nhiều nhà làm phim đã dựng lại những câu chuyện, phản ánh nhiều mặt tối của xã hội. Có những bộ phim đã khiến khán giả sốc và ám ảnh vì sự thật quá đỗi đen tối, lại có những thước phim chứa đầy cảm xúc mà lấy đi nước mắt của khán giả.
1. Taxi Driver
Không thể phủ nhận độ nổi tiếng của series Taxi Driver (Tài Xế Ẩn Danh) khi ghi nhận rating đạt mức 21%, ngay khi mùa 2 vừa kết thúc, nhà sản xuất đã thông báo sẽ cho ra mắt mùa 3 của bộ phim. Taxi Driver xoay quanh câu chuyện về nhóm Taxi Cầu Vồng – một dịch vụ taxi báo thù và sau này chuyển sang dịch vụ giúp đỡ những người yếu thế để phục vụ công lý và đem lại công bằng cho xã hội. Hầu hết những vụ án mà nhóm Taxi tiếp nhận đều được dựa trên những vụ án có thật trong xã hội Hàn Quốc như vụ án Cho Doo Soon, việc phóng thích một tội phạm tình dục khỏi nhà tù, nạn buôn người khuyết tật được nêu bật trong các sự kiện ở Đảo Tím thuộc tỉnh Jeolla hay vụ án Burning Sun nổi tiếng.
2. Midnight (2021)
Bộ phim xoay quanh cuộc trốn tìm nguy hiểm của một tên sát nhân tâm thần Do Shik (Wi Ha Joon thủ vai) và cô gái khiếm thính (Kyeong Mi (Jin Ki Joo thủ vai). Được biết nhân vật phản diện chính trong phim được dựa trên Yoo Young Chul, kẻ giết người hàng loạt khét tiếng ở Hàn Quốc. Hắn được biết đến với biệt danh “kẻ giết người mặc áo mưa”, đã sát hại hơn 20 nạn nhân và ăn thịt một số người trong số họ.
3. Hope (2013)
Video đang HOT
Ra mắt được hơn 1 thập kỷ nhưng bộ phim Hope (Hy Vọng) vẫn là một cái tên khiến nhiều khán giả rơi nước mắt và chua sót thay khi ngẫm nghĩ về những nạn nhân nhỏ tuổi của nạn ấu dâm. Bộ phim gây ám ảnh kể về cô bé So Won (Lee Re thủ vai) – bị một gã say rượu bạo hành và cưỡng hiếp trên đường đi học về nhà. Bộ phim dựa trên sự kiện có thật năm 2008, khi cô bé Na Young, 8 tuổi, bị Choo Doo Soon, một kẻ ấu dâm say rượu, tấn công tình dục và đánh đập trong nhà vệ sinh của nhà thờ. Điều gây phẫn nộ là hắn chỉ bị kết án 12 năm tù do được xác định có vấn đề về tâm thần.
4. Hijack 1971 (2024)
Tác phẩm mới nhất vừa được lên sóng kể về câu chuyện sinh tồn kịch tính nhưng chứa đựng giá trị nhân văn. Bộ phim lấy bối cảnh trên một chuyến bay tới Seoul và tên khủng bố Yong-dae (Yeo Jin Goo thủ vai) bất ngờ kích nổ một quả bom tự chế rồi đe dọa tính mạng hành khách, ép các phi công phải đổi hướng sang Triều Tiên. Từ đây, mọi quyết định của các nhân vật trong giờ phút sinh tử đều thể hiện rõ bản chất của từng người. Hijack 1971 ( Vây Hãm Trên Không) dựa trên cảm hứng từ một sự kiện có thật năm 1971, khi một thanh niên Hàn Quốc cố gắng cướp một chiếc máy bay chở khách từ thành phố cảng Sokcho đến Seoul.
5. Silcenced (2011)
Silcenced ( Buộc Phải Im Lặng) là bộ phim về đề tài lạm dụng trẻ em khuyết tật đã tạo nên làn sóng căm phẫn lớn tại Hàn Quốc. Bộ phim xoay quanh hành trình phanh phui tội lỗi của thầy giáo trẻ Kang In Ho (Gong Yoo thủ vai) khi phát hiện ra học sinh của mình có dấu hiệu bị lạm dụng từ những tên “ác quỷ” đội lốt người. Kịch bản bộ phim được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết cùng tên của nhà văn nữ nổi tiếng Hàn Quốc Kong Ji Young. Cuốn tiểu thuyết được viết dựa trên sự kiện có thật từng xảy ra từ năm 2000 đến 2005 tại trường khiếm thính Inhwa, thành phố Gwangju, gây chấn động xã hội Hàn Quốc.
"Vây hãm trên không" - Bộ phim có hơi hướng tàn khốc, nghẹt thở và đầy kịch tính
Với mục đích tái hiện cho khán giả những gì chân thật nhất về vụ không tặc gây chấn động Hàn Quốc năm 1971, đạo diễn Kim Sung-han đã mang đến một "Vây hãm trên không" (Tựa gốc: Hijack 1971) đầy kịch tính, nghẹt thở và cảm xúc.
Bộ phim hồi hộp căng thẳng đến từng phút
"Vây hãm trên không" mở đầu bằng một vụ không tặc có thật khác diễn ra vào năm 1969 khi một máy bay chở khách của Hàn Quốc vượt qua biên giới đến Triều Tiên. Tae-in (Ha Jung-woo) chính là phi công quân đội từ chối bắn hạ chiếc máy bay trên. Hành động này khiến anh bị buộc phải giải ngũ và chịu giằng xé nội tâm, không rõ mình đã làm đúng hay sai.
Các diễn biến của "Vây hãm trên không" đều khó đoán và giật gân đến mức ngộp thở.
Hai năm sau, Tae-in giờ đã trở thành cơ phó và cùng cơ trưởng Gyu-sik (Sung Dong-il) lái chiếc máy bay thương mại chở 60 hành khách từ Sokcho đi Seoul. Khi đang ở trên không, tên khủng bố Yong-dae (Yeo Jin-goo) bất ngờ kích nổ một quả bom tự chế rồi đe dọa tính mạng hành khách, ép các phi công phải đổi hướng sang Triều Tiên.
Một lần nữa, Tae-in rơi vào tình huống tương tự nhưng anh giờ đây là người đứng trong buồng lái, chịu trách nhiệm cho sinh mạng của 60 hành khách và trực tiếp đối mặt với kẻ khủng bố. Mọi thứ bỗng chốc trở nên căng thẳng khi khán giả đều biết những gì sẽ xảy ra nếu máy bay bay gần đến biên giới. Tất cả đều như đang đứng trên bờ vực của sự sống và cái chết.
Phim là cuộc chiến căng thẳng cả trong và ngoài buồng lái.
Mọi quyết định, mọi lựa chọn của các nhân vật trong giờ khắc sinh tử được thể hiện một cách rõ nét. Từng hành động đều có thể dẫn đến hậu quả kinh hoàng. Các tình huống phim được xây dựng vô cùng khó đoán khi lần lượt từng sự phản kháng đều phải trả cái giá rất đắt. Máy bay càng gần biên giới cũng là lúc kịch tính được đẩy lên cao trào đến nghẹt thở khi bên trong buồng lái là tên khủng bố máu lạnh, bên ngoài là sự truy đuổi gắt gao của các máy bay chiến đấu.
Tái hiện không gian buồng lái chật hẹp và ngột ngạt
Do dựa trên một sự kiện lịch sử có thật, tính chân thật được đạo diễn Kim Sung-han chăm chút kỹ lưỡng. Anh khẳng định: "Tôi muốn nắm bắt một cách chân thực những cảm xúc và năng lượng của sự kiện có thật". Anh đã sử dụng thân máy bay chở khách F-27 thật và xin ý kiến chuyên gia cũng như nghiên cứu mọi chuyển động để tạo ra phần bối cảnh rõ nét nhất.
Không gian hẹp khiến mọi cảnh phim đều căng thẳng.
Ở không gian nhỏ bé và bức bối ấy, một vụ nổ nhỏ do bom tự chế của Yong-dae cũng có thể khiến mọi thứ trở nên hỗn loạn. Cuộc đấu trí giữa Tae-in và tên khủng bố càng thêm hấp dẫn khi mọi hành động của họ đều có thể dễ dàng bị gã phát hiện. Những gì diễn ra trong chiếc máy bay mang lại cảm giác bí bách và ngột ngạt, khó thở.
Những cảnh hành động cũng được dàn dựng một cách khéo léo để phù hợp với bối cảnh và tăng thêm phần hồi hộp. Bởi lẽ, khi có bất kỳ chuyện gì xảy ra thì tất cả hành khách đều chịu chung một số phận bi thảm. Những mảnh vỡ nhỏ của quả bom hay một viên đạn vô tình bay qua cũng có thể gây ra thảm họa. Kim Sung-han đã làm cho người xem cảm giác như chính mình đang ngồi trong máy bay, đối mặt với tên khủng bố với tính mạng như "ngàn cân treo sợi tóc".
Yếu tố cảm xúc ấn tượng
Bên cạnh phần hành động và cốt truyện hấp dẫn, "Vây hãm trên không" còn lồng ghép thêm nhiều phần cảm xúc. Tâm lý, quá khứ của cả Tae-in lẫn Yong-dae đều được khai thác rõ nét. Cả hai đều có góc khuất trong quá khứ dẫn đến những gì họ đang làm ở thời điểm hiện tại. Với Tae-in là sự giằng xé giữa lý trí và tình cảm, trách nhiệm với hành khách. Với Yong-dae là nỗi buồn và oán hận vì bị phân biệt đối xử.
Phim để lại nhiều cảm xúc cho người xem sau khi rời khỏi rạp.
Từ đó mà phim còn cho thấy nỗi đau của thế hệ người dân Hàn Quốc khi chứng kiến đất nước bị chia cắt và sự ám ảnh anh em trong nhà đánh lẫn nhau. Diễn xuất của Ha Jung-woo, Yeo Jin-goo, Sung Dong-il, Chae Soo-bin cùng dàn diễn viên phụ đều vô cùng ấn tượng, mang lại rất nhiều cảm xúc.
Không chỉ đậm tính giải trí, "Vây hãm trên không" còn là một trải nghiệm điện ảnh hội tụ đủ sự kịch tính, hồi hộp và mãn nhãn mà khán giả khó có thể bỏ qua cuối tuần này.
'Vây hãm trên không' liệu có xuất sắc như lời đồn? Có thể nói Hàn Quốc là quốc gia hàng đầu thế giới trong việc xây dựng cảm xúc trong mỗi tác phẩm. Nhất là ở thể loại phim thảm họa khi mối quan hệ giữa con người với nhau và sự quả cảm, hy sinh trong nghịch cảnh được nhấn mạnh. Vây hãm trên không (Tựa gốc: Hijack 1971) là một bộ phim...