5 phim Hàn không dành cho nhà tuyển dụng: Xem xong chỉ muốn nghỉ việc cho thật nhanh!
Ám ảnh bởi chuông báo thức đi làm mỗi buổi sáng, 5 phim Hàn bên dưới sẽ giúp bạn có động lực nghỉ việc.
Muôn vàn nỗi bực dọc về việc lương có tới tài khoản đúng hạn, công việc này có phải là điều mình ước mơ suốt 16 năm “dùi mài kinh sử” để đạt tới thành công, hay mong chờ tìm “ý chung nhân” tại văn phòng thị phi… những điều ấy chẳng còn ưu tiên khi phải đối mặt với thực tế nghiệt ngã chốn công sở. Mục tiêu cao nhất là phải tồn tại được đã, chuyện khác tính sau, 5 trường hợp dưới đây sẽ cho bạn thấy nơi văn phòng “ồn ào” đến mức nào.
Đâu phải cứ đi làm ở tòa soạn là gặp phó tổng đẹp trai như Ji Sung Joon.
Và đừng có mơ gặp được anh “tổng” kiêm luôn chồng tương lai như Ahn Min Hyuk.
Đây là tôi khi phát hiện sự thật đầy ngang trái chốn công sở!
Và đây cũng là tôi sau khi cố gắng hòa hợp với tất cả các liền anh liền chị đồng nghiệp chỗ làm!
1. Misaeng: Đồng nghiệp sẽ cho bạn biết thế nào là “mùi đời”
Đối với những sinh viên “chân ướt chân ráo” mới rời cổng trường đại học, Misaeng (tạm dịch: Mùi Đời) sẽ cho bạn biết thế nào là thực tế nghiệt ngã của cuộc sống. May mắn có được công việc với mức lương gọi là “tạm ổn”, nhưng dù có cố gắng và chăm chỉ đến thế nào, mọi nỗ lực của một “lính mới” sẽ chẳng dễ dàng được công nhận.
Cuộc đấu chốn công sở gay gắt chẳng khác là bao so với nội chiến hoàng cung.
Misaeng chẳng phải đơn giản là một bộ phim khắc họa câu chuyện, tình huống hàng ngày tại nơi công sở. Khán giả sẽ dễ dàng nhìn thấy được bản thân mình ở mỗi nhân vật trong Misaeng. Bên cạnh Jang Geu Rae (Im Si Wan) là trưởng phòng Oh Sang Shik (Lee Sung Min), một người đàn ông khó với tới chức cao vì tư tưởng đối lập với sếp. Quản lý Sun Ji Young (Shin Eun Jung), một người phụ nữ khó có thể cân bằng giữa công việc và cuộc sống gia đình.
Và cũng chẳng hề thiếu đi những câu chuyện khiến mọi người gật đầu đồng cảm, sự khó khăn của thực tập sinh “thấp cổ bé họng” tại những doanh nghiệp lớn, nhân viên gạo cội cố cống hiến để rồi chẳng có kết quả gì, sự bấp bênh trong sự nghiệp của bất cứ ai khi bước chân vào chốn công sở… tất cả đều được thể hiện vô cùng rõ nét.
Sân thượng – địa điểm quen thuộc giúp nhân viên công sở tìm lại được sự tỉnh táo của bản thân.
2. Not Alright But It’s Alright: Tưởng có việc là sẽ ổn, nhưng chẳng hề ổn một chút nào hết!
Tiếp tục là câu chuyện của những “tân binh” mới vào nghề, những bạn trẻ khó thể nào quen được với tốc độ làm việc cùng deadline “sấp mặt” của sếp. Kim Ji An (So Joo Yun) là hình ảnh quen thuộc của hàng ngàn, hàng vạn những bạn trẻ đang phải nỗ lực tồn tại nơi làm việc hiện nay trong bộ phim Not Alright But It’s Alright (tạm dịch: Không Ổn, Nhưng Rồi Sẽ Ổn).
“Ưu điểm lớn nhất của tôi là có thể sẵn sàng sửa soạn trong vòng chưa đầy năm phút, nhưng nhược điểm của tôi chẳng thể nào dậy sớm để đi làm đúng giờ”. Căn bệnh thế kỉ này chắc chắn là nỗi sợ hãi của không ít bạn trẻ thời nay. Nghe thấy tiếng chuông báo thức nhức óc rồi bất chợt liều mình, “mình có thật sự cần công việc này không nhỉ ?” Và rồi lại nghĩ đời còn dài lắm, trùm chăn ấm tiếp tục say giấc nồng và mặc kệ sự đời…
Lúc nào cũng trực chờ ý định bỏ việc trong đầu…
Rồi cứ như vậy, chẳng biết tới khi nào chúng ta mới sẵn sàng trưởng thành để đối mặt với cuộc sống. Những tưởng cuộc đời nhẹ nhàng và tươi đẹp lắm, cho đến khi nhận ra thực tại khó khăn và vất vả đến nhường nào. Nỗi sợ hãi vì phim kinh dị sẽ chẳng thể nào bằng tiếng chuông báo thức mỗi sáng thứ Hai. Nỗi sợ hãi với bóng tối sẽ chẳng còn hề hấn gì với tiếng giục deadline của sếp.
Có hay không việc luôn sẵn nguyên một tập đơn xin nghỉ việc để “tung hàng nóng” bất cứ lúc nào.
Nhiều lúc cảm thấy mình thuộc về … sao Hỏa, khi con người ta bắt đầu chẳng thể hiểu nổi đối phương đang muốn điều gì ở bản thân mình. Not Alright But It’s Alright (tạm dịch: Không Ổn, Nhưng Rồi Sẽ Ổn) hội tụ tất tần tật về thực tại chốn công sở, khi một cô gái trẻ buộc phải học cách đối mặt với sự khắc nghiệt của cuộc sống, cuộc sống của một người trưởng thành, không còn là sự chở che, bao bọc của bố mẹ thuở ngày nào nữa.
Tìm kiếm được điều ngọt ngào á? Chẳng dễ chút nào đâu.
3. My Ahjusshi: Muốn tồn tại ở nơi công sở dài lâu? Đừng có hiền và lúc nào cũng là người tốt bụng!
Ngồi tại bàn làm việc giữa nơi văn phòng im ắng, chỉ toàn là tiếng lách cách của bàn phím, là tiếng máy photo, là tiếng thở dài trong mỗi “ô tù giam lỏng”, bạn có bao giờ nghĩ tới việc đang có bất cứ ai đó, thậm chí là cả sếp của mình, lên “mưu đồ” đẩy bạn đi khỏi nơi làm việc chán ngắt ấy chưa? My Ahjusshi (tạm dịch: Quý Ông Của Tôi) chính là hồi chuông cảnh tỉnh, báo hiệu bạn buộc phải đề phòng tới những điều diễn ra xung quanh tại nơi mình làm việc.
Sự nghiệp “bết bát”, hôn nhân tan vỡ, Park Dong Hoon còn lại gì?
Ấy vậy mà Park Dong Hoon ( Lee Sun Kyun) buộc phải đối mặt với điều đó mỗi ngày. Nghiệt ngã hơn nữa, sếp của Park Dong Hoon lại chính là đàn em khóa dưới Do Joon Young ( Kim Young Min), người đàn ông đang ngoại tình với vợ mình. Đó chính là lí do mà Do Joon Young muốn đuổi Park Dong Hoon, một nhân viên tài năng, biến mất khỏi công ty. Còn điều gì “chua chát” hơn cuộc sống của Park Dong Hoon nữa? Chưa kể, có một người phụ nữ lạ mặt lắng nghe mọi bí mật trong cuộc sống của Park Dong Hoon, lấy những điểm yếu của anh làm sự trao đổi. Người phụ nữ ấy nỗ lực thay đổi cuộc sống đau đớn, khổ sở của chính mình bằng nỗi đau của người khác.
Liệu có bí mật nào đằng sau những hành động của Lee Ji An với Park Dong Hoon?
Teaser “My Ahjusshi”
4. Miss Independent Ji Eun: Không có kẻ thù thì chẳng thể gọi là chốn công sở!
Phụ nữ chính là “hình thái” khó hiểu nhất trên vũ trụ. Sự đố kị, ganh ghét chính là “gia vị”, là thứ khiến cuộc sống thêm phần mặn mà và “drama” của con gái Miss Independent Ji Eun(tạm dịch: Quý Cô Độc Lập Ji Eun) chính là minh chứng cho nỗi thống khổ của những cô gái mặc kệ sự đời, nhưng vẫn buộc phải đối mặt với những “người con đất mẹ”, luôn tìm cách “đâm chọt” vào cuộc sống vốn dĩ bình yên của những người con gái chẳng mấy quan tâm đến việc ganh đua, “vùi dập” lẫn nhau.
Không châm chọc nhau là không thể chịu được hay sao ấy!
Đáng sợ nhất là mặc đồ trùng nhau, để rồi bị mang ra so sánh
5. I Hate Going to Work: Đúng vậy. Chính xác là tôi ghét đi làm đến chết đi được!
I Hate Going to Work (tạm dịch: Tôi Ghét Đi Làm) chính là cú “chốt hạ” cho nỗi thống khổ của toàn thể anh em bạn dì đang phải đối mặt với cuộc sống bức bối nơi công sở. Lời tuyên bố thẳng thừng và cực kì dứt khoát “Tôi ghét đi làm!” chính là giọt nước tràn li của một bộ phận không nhỏ nhân viên văn phòng hiện nay. Bộ phim như “đi guốc trong bụng” mọi nỗi khổ, sự lo lắng và cả những suy nghĩ và tâm tình ẩn giấu trong những người đang vật lộn với cuộc sống văn phòng.
Bộ phim như một phim tài liệu dài tập, thuật lại cuộc đời khổ sở của nhân viên văn phòng.
Những bữa tiệc công ty không hồi kết, những cuộc gọi “kinh hoàng” giữa đêm khuya về những công việc chưa hoàn thành. Còn đâu là tự do cả những ngày chủ nhật, những ngày nghỉ lễ vốn dĩ được hưởng sự thảnh thơi bỗng chốc tan thành mây khói. Sếp “alo”, nhân viên trả lời, tất cả đều là vòng xoáy không hồi kết, là nỗi ám ảnh của bất cứ nhân viên nào đang làm việc tại chốn công sở ngày nay.
Tạm kết
Dẫu biết bất cứ nghề nghiệp, nơi làm việc nào cũng có nỗi khổ của riêng mình, tuy nhiên, công sở luôn được coi là “chốn cầm tù” của bất cứ ai đã từng bước chân vào đó. Vấn đề này đã được sử dụng triệt để trong bối cảnh phim Hàn, đây là thử thách mà người hiện đại phải cố gắng vượt qua mỗi ngày. Suy cho cùng, tất cả là vì miếng cơm manh áo, cho bản thân và cho gia đình.
Tuy vậy, những điểm sáng về tình đồng nghiệp, tình yêu nảy nở giữa những khó khăn, hay những bài học đầy ý nghĩa đã phần nào giúp khán giả vẫn còn nhìn thấy “ánh sáng cuối đường hầm”. Những bộ phim trở thành lời khích lệ, cổ vũ cho sự nỗ lực cống hiến của những nhân viên văn phòng thời đại ngày nay.
Theo trí thức trẻ
Có nên cho con làm thêm khi vào đại học hay không?
"Nhà có điều kiện, cần gì con phải đi làm thêm cho khổ, có khi ham tiền quá mà con lại lơ là việc học". Đó là câu trả lời của đa số phụ huynh khi được hỏi "Có nên cho con đi làm thêm khi vào đại học hay không?"
Bước vào cánh cửa đại học, một chặng đường mới đang chờ đón các em. Đây là cột mốc đánh dấu con bạn đã bước tới ngưỡng cửa trưởng thành, tự do bay nhảy và chịu mọi trách nhiệm về hành động của mình trước pháp luật. Không còn là những cô công chúa hay hoàng tử nhỏ ở nhà của cha mẹ nữa, thay vào đó, con đã bước ra đời và phải dần tự lập bằng chính đôi chân của mình.
Vừa học đại học vừa đi làm thêm cũng là một trải nghiệm thú vị cho con, giúp con có thêm kinh nghiệm và vốn sống. Nhưng điều này vẫn còn khiến bố mẹ có nhiều lo lắng vì bên cạnh những cái tốt còn tồn tại không ít rủi ro.
Vừa học đại học vừa đi làm thêm cũng là một trải nghiệm thú vị cho con, giúp con có thêm kinh nghiệm và vốn sống.
Đi làm thêm con được những gì?
Điều đầu tiên con có được và chắc chắn cũng là điều hấp dẫn nhất đó chính là việc làm thêm giúp con kiếm được tiền không cần ngửa tay xin tiền bố mẹ nữa. Giờ đây với thu nhập từ công việc làm thêm, con có thể tự mua những món đồ mình yêu thích. Con có thể tự tiết kiệm tiền để đóng học phí, tham gia những khóa học bên ngoài hay tích vốn để khởi nghiệp... Tự tay làm ra đồng tiền, con sẽ biết chi tiêu hợp lý và quý trọng nó hơn.
Thu nhập từ công việc làm thêm của con cũng góp phần giảm bớt áp lực kinh tế cho cha mẹ.
Thứ hai, việc làm thêm giúp con có thêm kinh nghiệm và vốn sống. Khi bước ra một môi trường khác hoàn toàn với môi trường học đường, con sẽ được tiếp xúc với xã hội nhiều hơn. Những bài học trên đường đời là những bài học vô cùng quý báu mà không một nhà trường nào có thể dạy. Nó giúp con tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm sống như: kinh nghiệm trong việc ứng xử, kinh nghiệm quản lý thời gian, kinh nghiệm quản lý tiền bạc... Một công việc làm thêm đúng chuyên môn cũng sẽ hỗ trợ rất nhiều cho chuyên ngành học của con.
Thứ ba, càng nhiều công việc làm thêm, khi ra trường, hồ sơ xin việc của con trong mắt nhà tuyển dụng sẽ càng đẹp. Điều đó chứng tỏ con là một người rất mạnh mẽ, tự lập, hiểu biết nhiều và phong phú, có thể thích nghi được trong các môi trường khác nhau.
Những điều cần lưu ý khi sinh viên đi làm thêm
Khi quyết định đi làm thêm, quỹ thời gian dành cho các hoạt động học tập của con chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. Nếu như con quá ham kiếm tiền, không biết điều chỉnh hợp lý thời gian giữa học và làm thì chắc chắn việc học tập sẽ bị trì trệ. Kết quả học tập sa sút. Con không thể tham gia các hoạt động ngoại khóa bổ ích ở trường cũng như ở ngoài. Sự tương tác và mối quan hệ với bạn bè trên lớp cũng sẽ giảm dần đi. Trường hợp xấu nhất, con có thể thi lại hoặc rớt môn, tốn nhiều thời gian hơn để đăng ký học lại.
Bên cạnh đó, sa đà vào việc làm thêm sẽ phần nào ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Các công việc bên ngoài thường có cường độ làm việc rất cao. Con có thể sẽ không có đủ thể lực và tỉnh táo khi lên lớp, nhiều khi còn ngủ gật trong giờ học hoặc nằm dài trên bàn vì quá mệt mỏi, không thể tiếp thu thêm kiến thức, không còn tâm trí học hành.
Khi quyết định đi làm thêm, quỹ thời gian dành cho các hoạt động học tập của con chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên, nói gì thì nói, với các con, chuyện học vẫn là ưu tiên hàng đầu. Cha mẹ nên tư vấn cho con những công việc vừa phải, phù hợp với thời gian và sức khỏe của con. Tránh để việc làm thêm làm con mệt mỏi và ảnh hưởng đến chuyện học tập.
Nếu con đang có những trải nghiệm làm thêm tuyệt vời và vẫn đảm bảo chuyện học tập thì cha mẹ nên cổ vũ khen ngợi chứ đừng cấm đoán.
Theo thegioitiepthi.vn
Phụ nữ dù đẹp hay xấu cũng đều phải cố gắng phấn đấu Nhiều người nghĩ rằng, chỉ có phụ nữ xấu mới nên phấn đấu hết mình, nhưng với thời đại cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, phụ nữ đẹp hay xấu đều phải dốc hết sức trên con đường mưu cầu hạnh phúc. Trước tiên, xin nói về những người con gái bẩm sinh kém cạnh về mặt ngoại hình. Đã từng tự...