5 phim điện ảnh Hàn gây ám ảnh dựa trên án cưỡng bức, ấu dâm có thật
Các nhà phim đã tái hiện lại những vụ án cưỡng bức, ấu dâm gây chấn động dư luận Hàn Quốc một thời bằng ngôn ngữ điện ảnh cô đọng mà ám ảnh.
Cách đây ít ngày, truyền thông Hàn Quốc đưa tin tên tội phạm nguyên mẫu của bộ phim Hope sắp được ra tù. Tin tức này như trái bom dội vào ký ức tưởng như đã ngủ say của con người về vụ án ấu dâm kinh hoàng năm nào. Đồng thời, những bộ phim ám ảnh dựa trên án ấu dâm, cưỡng bức như Hope cũng được khán giả nhớ lại.
Hope (Hy vọng)
Hope là bộ phim tiêu biểu của điện ảnh Hàn đề cập đến nạn ấu dâm. Tác phẩm của đạo diễn Lee Jun Ik dựa trên câu chuyện có thật xảy ra vào tháng 12/2008. Cô bé 8 tuổi Na Young đã bị một người đàn ông tên Jo Doo Soon (57 tuổi) bắt cóc và cưỡng bức trong một nhà vệ sinh công cộng trên đường đi học về.
Na Young được người dân phát hiện trong tình trạng nguy kịch. Em phải trải qua rất nhiều ca phẫu thuật đau đớn. Khắp cơ thể là những vết bầm dập, trực tràng, đại tràng, hậu môn bị hủy hoại và phải cắt bỏ. Tinh thần của cô bé 8 tuổi trở nên hoảng loạn. Na Young phải đeo hậu môn giả và vĩnh viễn mất đi cơ hội làm mẹ.
Cô bé Na Young đã phải chịu đựng tổn thương sâu sắc về thể xác lẫn tinh thần.
Sự việc thương tâm đó đã khiến hàng triệu người Hàn Quốc phẫn nộ. Hậu quả mà nó để lại cho nạn nhân quá kinh khủng. Dư luận Hàn Quốc càng xót xa và căm phẫn hơn khi kẻ gây ra tội ác chỉ bị phạt 12 năm tù, được giảm án do say sỉn. Hope đã lấy đi nước mắt của hàng triệu khán giả. Bộ phim được ca ngợi là hiện tượng màn ảnh rộng năm 2013.
Don’t cry, mommy (Mẹ ơi đừng khóc)
Nhiều khán giả rùng mình khi biết những tình tiết trong bộ phim Don’t cry, mommy (2012) đều dựa trên một vụ án có thật làm dậy sóng dư luận Hàn Quốc vào năm 2004. Đó là vụ cưỡng bức tập thể nghiêm trọng xảy ra tại Miryang, Nam Gyeong Sang. Nạn nhân là nữ sinh mới chỉ 15 tuổi và thủ phạm là 41 nam sinh.
Bộ phim đã lột trần những lỗ hổng và bất cập của pháp luật Hàn Quốc. Vì thế lực của gia đình các nam sinh trên, tòa án đã không đưa ra phán quyết thỏa đáng. Trong khi nạn nhân bị lộ danh tính, trở thành trò đùa trên mạng thì 41 tội phạm lại sống yên ổn.
Don’t cry, mommy phơi bày sự thật nhức nhối về một xã hội bất công, vô cảm.
Chỉ một năm sau, đám thanh niên kia trở lại cuộc sống bình thường, người vào đại học, người đi nghĩa vụ, thậm chí có người sau nhiều năm còn trở thành cảnh sát. Vụ việc đã khiến đông đảo người dân Hàn Quốc bất bình. Một cuộc biểu tình đã nổ ra và họ còn tổ chức một lễ cầu nguyện dưới ánh nến.
Don’t cry, mommy là tiếng nói đòi sự công bằng và bình đẳng trước pháp luật. Bộ phim lột tả một cách ám ảnh nỗi đau thể xác và tinh thần mà nạn nhân và gia đình phải chịu đựng.
Han Gong Ju là bộ phim thứ hai dựa trên vụ án cưỡng bức rúng động Hàn Quốc giống Don’t cry mommy. Phim tái hiện cuộc sống khổ sở của nữ sinh Gong Ju, sau khi em cùng bạn của mình bị cưỡng bức tập thể bởi 41 nam sinh.
Video đang HOT
Người bạn kia vì quá đau đớn đã tìm đến cái chết. Dưới áp lực từ cha mẹ của các thủ phạm, Gong Ju buộc phải rời khỏi quê hương đến một nơi xa xôi, hẻo lánh. Tại trường học mới, em không dám kết bạn mà luôn sống trong đơn độc và sợ hãi. Ký ức kinh hoàng vẫn đeo bám Gong Ju, khiến em không thể theo đuổi mơ ước âm nhạc.
Không gì có thể chữa lành vết thương tinh thần của những nạn nhân bị cưỡng bức tập thể nhưng Gong Ju.
Bộ phim Han Gong Ju đã lên án gay gắt sự lạnh lùng, vô cảm của xã hội, sự lỏng lẻo của pháp luật. Những kẻ gây ra tội ác không được trừng trị thích đáng. Nạn nhân không những không được bù đắp mà còn bị đổ lỗi và xa lánh. Chính nỗi oan này đã đẩy họ vào bước đường cùng.
Silenced (Sự im lặng)
Silenced (2011) là câu chuyện về Kang In Ho, giáo viên mới được bổ nhiệm tại một trường học khiếm thính. Ở đây, In Ho vô tình phát hiện ra bí mật kinh hoàng của các giáo viên trong trường. Họ thản nhiên lạm dụng, ngược đãi học sinh của mình. Kịch bản phim dựa trên một vụ ấu dâm có thật.
Silenced đã lấy đi nước mắt của hàng triệu khán giả.
Sự việc bắt đầu từ phiên tòa phúc thẩm xét xử thầy giáo của một trường học dành cho trẻ em khuyết tật ở tỉnh Gwangju, Hàn Quốc. Hắn bị buộc tội cưỡng bức em bé khiếm thính 13 tuổi. Bản án quá nhẹ là một năm tù dành cho tên yêu râu xanh đã khiến dư luận mất niềm tin vào pháp luật.
Silenced buộc cả xã hội Hàn Quốc phải nhìn thẳng vào những tệ nạn phía sau cánh cổng trường học, nơi vô số vụ tấn công học đường bị bưng bít. Bộ phim cũng tái hiện cuộc đấu tranh đòi công lý gian nan của các nạn nhân và những người yêu lẽ phải như Kang In Ho.
Memories of murder
Năm 1986, tại tỉnh Gyunggi (Hàn Quốc), cảnh sát tìm thấy xác của 2 người phụ nữ. Trước khi chết, họ bị trói bằng đồ trong, bị hành và cưỡng bức. Vì thiếu kinh nghiệm phá án, hai thám tử địa phương là Park Doo Man và Cho Yong Koo đã dùng bạo lực tra khảo hàng loạt nghi phạm. Nhưng họ vẫn không tìm thấy bất cứ manh mối nào về kẻ thủ ác.
Thám tử Seo Tae Yoon được cử đến từ Seoul để hỗ trợ cuộc điều tra. Trong khi các điều tra viên và cảnh sát còn lúng túng, số lượng nạn nhân tiếp tục tăng lên.
Memories of murder gây ám ảnh khi tái hiện vụ giết người hàng loạt kinh hoàng.
Bộ phim Memories of murder đã tái hiện toàn cảnh vụ giết người hàng loạt có thật tại thành phố Hwaseong, tỉnh Gyunggi. Từ 1986 đến 1991, có tổng cộng 10 người phụ nữ bỏ mạng. Họ bị kết liễu bởi cùng một phương thức. Cho đến nay, vụ án này vẫn là bí ẩn lớn vì danh tính thủ phạm chưa được đưa ra ánh sáng.
Bằng việc dựng lại một án cưỡng bức và giết người hàng loạt, Memories of murder đã phơi bày những thiếu sót trong công tác điều tra, phá án của cảnh sát Hàn Quốc thời điểm đó. Bộ phim còn phê phán lối phá án bằng bạo lực của các thám tử và điều tra viên.
Theo zing.vn
Vắng mặt "bom tấn" trong 10 phim điện ảnh Hàn hay nhất 2018 do The Korea Times bình chọn
The Korea Times, một trong ba đầu báo Anh Ngữ lâu đời nhất Hàn Quốc (68 năm) mới đây đã công bố danh sách 10 phim điện ảnh Hàn hay nhất năm 2018.
Điện ảnh Hàn 2018 là một chặng đường khá gồ ghề với nhiều điều bất ngờ, cả tích cực lẫn tiêu cực. Trong khi một số bom tấn được kì vọng lại "ngã ngựa" thì đồng thời xuất hiện các hiện tượng điện ảnh không ai ngờ đến. Cùng điểm qua 10 tác phẩm điện ảnh Hàn xuất sắc nhất trong số khoảng 100 tác phẩm được công chiếu trong năm 2018 theo báo The Korea Times, một trong ba tờ báo bằng tiếng Anh lâu đời nhất Hàn Quốc.
1. Burning (Thiêu Đốt)
Cái tên Burning hẳn đã trở nên quen thuộc với cả các khán giả không mấy quan tâm điện ảnh Hàn Quốc. Được xem là hiện tượng điện ảnh, là tuyệt phẩm chục năm có một, Burning được ví như niềm tự hào nghệ thuật mới của người Hàn. Việc giành được số điểm phê bình cao nhất trong số các phim dự LHP Cannes năm nay và trở thành tựa phim điện ảnh Hàn đầu tiên vào được vòng đề cử thứ 2 cho hạng mục "Phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc" tại Oscar 2019 đã chứng tỏ tác phẩm này thuyết phục giới phê bình đến mức nào.
Bộ phim được lấy cảm hứng từ truyện ngắn Barn Burning của Haruki Murakami, xoay quanh ba con người, một Jong Soo (Yoo Ah In) chật vật mưu sinh nhưng nuôi mộng thành tiểu thuyết gia, một Hae Mi (Jeon Jong Seo) cô bạn thuở nhỏ và một Ben (Steve Yun) bí ẩn với sở thích "đốt cháy các nhà kính bằng nhựa vinyl". Chất thơ và bí ẩn của phim nhận được vô số phản hồi tích cực của giới mộ điệu, giúp Burning được đánh giá là "một tác phẩm ngoạn mục trong lịch sử điện ảnh Hàn Quốc".
2. The Spy Gone North (Kế Hoạch Bắc Hàn)
The Spy Gone North được xây dựng dựa trên câu chuyện có thật về cựu điệp viên Hàn Quốc Park Chae Seo, tác phẩm mới nhất của đạo diễn Nameless Gangster Yoon Jong Bin xoay quanh một mật vụ Nam Hàn đột nhập Bắc Hàn để đánh cắp kế hoạch chế tạo vũ khí hạt nhân của đất nước này những năm 1990. Nắm bắt không khí chính trị thời đại, tựa phim đã mang đến câu chuyện kịch tính, táo bạo và nhìn chung được cả giới phê bình lẫn khán giả đón nhận.
3. Swing Kids (Đứa Trẻ Nhảy Múa)
Lấy bối cảnh năm 1951, Swing Kids xoay quanh một nhóm tù nhân thành lập nhóm nhảy tapdance trong trại tù đảo Geoje. Mỗi người gia nhập nhóm vì một lí do khác nhau, ví như Rok Ki Soo (D.O.) là vì tình cờ "phải lòng" tap dance sau khi tình cờ thấy Jackson (Jared Grimes) biểu diễn, hay như Kang Byung Sam (Oh Jung Se) tham gia để tìm vợ. Được kì vọng là một trong những tác phẩm nổi bật nhất nhì mùa phim cuối năm nhưng Swing Kids khi ra rạp không tạo được sức hút như mong đợi vì cảm giác mạch phim bị "đuối". Tuy nhiên đây vẫn là một tác phẩm đặc sắc về lịch sử và âm nhạc với phần nhìn, phần nghe ấn tượng.
4. Microhabitat
Mi So (Esom) đã làm công việc quản gia suốt 3 năm qua với mức lương ít ỏi 45 nghìn won mỗi ngày. Dù nghèo, cô vẫn vui vẻ và chỉ cần ba thứ: xì gà và bạn trai. Thế nhưng vào ngày đầu năm mới, xì gà tăng giá và cô phải từ bỏ cả căn hộ của mình. Qua việc tập trung khắc họa cuộc sống khó khăn của một phụ nữ ở ngưỡng 30 như thế, Microhabitat hàm chứa nhiều thông điệp về thế hệ trẻ và đào sâu vào công cuộc khám phá sự tự do và hạnh phúc của cuộc đời. Đây là tác phẩm đầu tay của đạo diễn Jeon Go Woon, tiêu biểu cho dòng phim độc lập của điện ảnh Hàn năm qua.
5. Ode to the Goose (Vịnh Nga)
Ode to the Goose đã chứng tỏ tài năng của Zhang Lu ở cả hai vai trò biên kịch và đạo diễn. Tác phẩm thuật lại cuộc hành trình ngẫu hứng đến Gunsan của đôi bạn thân Yoon Yeong và Song Hyeon và những phức cảm nảy sinh sau khi họ đến trọ ở nhà nghỉ của ông chủ có cô con gái tự kỉ. Cách tường thuật khúc khuỷu của bộ phim có nguy cơ sẽ "làm khó" một số khán giả, nhưng tác phẩm đồng thời được đánh giá là tinh tế soi rọi vào những góc khuất không lời của cuộc sống.
6. After My Death (Sau Khi Tôi Chết)
After My Death được cầm trịch bởi đạo diễn trẻ Kim Ui Seok, đóng góp thêm một tác phẩm ấn tượng cho dòng phim khai thác chủ đề mặt tối học đường ở Hàn Quốc. Với tựa phim này, Jeon Yeo Bin đã có vai nữ chính đầu tiên trong sự nghiệp - Yeong Hee, một cô gái bị cho là có tội sau khi chứng kiến một người bạn mất tích và người bạn đó bị cho là đã tự sát. Không hé lộ mọi thứ rõ ràng, sự mông lung cố ý trong After My Death, lạ thay, lại chính là điểm cuốn hút của tác phẩm.
7. Door Lock (Khóa Cửa)
Dựa trên tựa phim Tây Ban Nha Sleep Tight năm 2011, Door Look của Lee Kwon tập trung vào một phụ nữ (Gong Hyo Jin) sống một mình trong căn hộ nơi một gã đàn ông bí ẩn luôn tìm cách đột nhập vào. Với cách xây dựng hình tượng nữ cường đặc sắc cùng việc khắc họa chân thật cảm giác sợ hãi ngấm ngầm mà quỉ dị, tựa phim khéo léo đưa ra thông điệp về những khó khăn phụ nữ đang đối mặt ở Hàn Quốc. Đồng thời, phần nhạc phim ấn tượng cũng là yếu tố lay động khán giả.
8. Little Forest (Khu Rừng Nhỏ)
Little Forest đánh dấu màn tái xuất thành công của "nàng thơ điện ảnh" Kim Tae Ri. là một tựa phim đậm tính xã hội, nhưng Little Forest quyến rũ ở chỗ tác phẩm đưa khán giả theo chân nữ chính về với chốn thôn quê yên bình sau những chật vật nơi phố thị, nơi người mẹ đã "kiến tạo" một "khu vườn nhỏ" cho đứa con gái mình yêu thương. Thoạt tiên, lãng mạn hóa cuộc đời bằng cách để những người trẻ sống giữa nơi hẻo lánh nghe có vẻ không quyến rũ lắm, nhưng cảm xúc lạc quan và sự ấm áp bình dị trong những thước phim hứa hẹn sẽ mang đến nụ cười trên môi người xem.
9. Grass (Lá Cỏ)
Như mọi khi, bậc thầy Hong Sang Soo vẫn là một đạo diễn chăm chỉ với ít nhất hai tác phẩm công chiếu tại các liên hoan phim mỗi năm. Grass là một bộ phim nghệ thuật kể về một phụ nữ (Kim Min Hee), khách quen của tiệm cà phê Seoul. Cô viết lại cảm nghĩ vào máy tính cá nhân trong khi lắng nghe những cuộc trò chuyện diễn ra trong cửa hàng và khám phá được ba câu chuyện đời khác nhau. Grass được đánh giá là đậm chất Hong Sang Soo, thông minh, dí dỏm và đầy bất ngờ.
10. Herstory (Chuyện Cô Ấy)
Dựa trên sự kiện có thật vào những năm 90 của thế kỉ trước, Herstory theo chân một nhóm phụ nữ từng là nô lệ tình dục của lính Nhật trong cuộc đấu tranh pháp lý yêu cầu một lời xin lỗi chính thức và đền bù xứng đáng từ chính phủ Nhật Bản. Sở hữu dàn diễn viên tên tuổi như Kim Hee Ae, Kim Hae Sook và được cầm trịch bởi đạo diễn Min Kyu Dong (nổi tiếng với All About My Wife), đáng tiếc thay Herstory không thành công tại phòng vé dù rất được lòng giới phê bình nhờ phương thức dẫn chuyện hàm súc, một kịch bản chắc tay kết hợp diễn xuất ấn tượng.
Theo Trí thức trẻ
Song Joong Ki xác nhận tái hợp đạo diễn "A Werewolf Boy" trong bom tấn viễn tưởng mới 2019 hứa hẹn sẽ là một năm bận rộn của tài tử Song Joong Ki khi anh vừa chính thức xác nhận tham gia bom tấn "Lightning Ship", tái hợp tác với đạo diễn Jo Sung Hee của "A Werewolf Boy". 2019 hóa ra lại đánh dấu màn tái xuất không thể hoành tráng hơn của "đại boss" Song Joong Ki trên cả...