5 phim chuyển thể ngôn tình đình đám được viết lại đoạn kết
Khá nhiều bộ phim tình cảm đình đám được chuyển thể từ tiểu thuyết ngôn tình nhưng có nội dung thay đổi so với nguyên tác.
Dòng phim được chuyển thể từ tiểu thuyết truyện ngôn tình Trung Quốc đang “làm mưa làm gió” trong suốt thời gian gần đây. Hàng loạt các phim bom tấn với đủ thể loại từ cổ trang tới hiện đại lần lượt ra mắt khiến các fan ngôn tình không thể thờ ơ. Thay vì bám sát nội dung chính của truyện, một số phim đã được đạo diễn thay đổi khá nhiều tình tiết, thậm chí biến hóa cái kết từ u buồn day dứt sang tươi vui hạnh phúc để chiều lòng người hâm mộ.
Không kịp nói lời yêu em
Một trong những “phù thủy” nổi tiếng của dòng truyện ngôn tình Trung Quốc phải kể tới tác giả Phỉ Ngã Tư Tồn. Cô sở hữu nhiều tác phẩm đình đám được chuyển thể sang phim. Tuy nhiên, phong cách viết truyện của cô thường theo chiều hướng thê lương với cái kết buồn khiến người đọc bị day dứt khôn nguôi. Tiêu biểu nhất có thể kể tới tác phẩm Không kịp nói yêu em.
Lý Tiểu Nhiễm và Chung Hán Lương từng được xếp vào danh sách những cặp tình nhân ăn ý trên màn ảnh nhất.
Năm 2010 tác phẩm được lên sóng với sự tham dự của hai cái tên đình đám trong giới điện ảnh Hoa ngữ là Chung Hán Lương và Lý Tiểu Nhiễm. Lấy bối cảnh chiến tranh loạn lạc thời dân quốc, bộ phim xoay quanh chuyện tình trắc trở nhiều nước mắt giữa đại tướng quân Bái Lâm và nàng đại tiểu thư Doãn Tịnh Uyển.
Phim có những tình tiết thay đổi so với bản gốc.
Nhân vật Bái Lâm trong phim được dựng lên như một vị vua đứng đầu lục tỉnh. Anh mang đủ mọi tố chất của một người lãnh đạo, vừa cứng rắn mạnh mẽ, vừa lạnh lùng tàn nhẫn. Tịnh Uyển là tiểu thư vừa du học ở Pháp về.
Chuyến tàu định mệnh đã kết nối hai con người lại với nhau. Tịnh Uyển có thể được sống cuộc đời yên bình nếu kết hôn với người bạn thanh mai trúc mã Kiến Chương. Nhưng rồi định mệnh đã đưa cô đến bên Bái Lâm. Tuy nhiên, chuyện tình của hai người vừa bi thương vừa trắc trở giữa thời chinh chiến.
Kết thúc phim đỡ nặng nề hơn so với truyện.
Trong truyện, Phỉ Ngã Tư Tồn đã đưa ra một cái kết quá day dứt. Tịnh Uyển bỏ đi Mỹ cùng Tín Chi – một người đàn ông thầm yêu và hết lòng chăm sóc cô. Sau 8 năm, họ gặp lại Bái Lâm. Lúc này vì quá ghen tuông nên Bái Lâm đã hại chết con của Tịnh Uyển mà không biết đó chính là giọt máu của chính mình. Quá đau đớn, Tịnh Uyển ôm xác đứa bé đến trước mặt anh rồi tự sát bằng chính khẩu súng anh tặng cô năm xưa. Trước khi chết, cô không nói được hết câu “đó là con của anh” để rồi Bái Lâm phải sống một đời ân hận.
Video đang HOT
Để chiều lòng khán giả, đạo diễn phim đã lên một cái kết có hậu hơn. Tịnh Uyển tìm lại Bái Lâm sau 7 năm xa cách. Lúc này anh đã mất trí nhớ và không còn gánh nặng giang sơn như trước. Sau một thời gian bên nhau, anh đã nhớ lại chuyện cũ và hai người được bên nhau mãi mãi.
Thiên Sơn Mộ Tuyết
Thiên Sơn Mộ Tuyết cũng là cũng là một phim truyền hình chuyển thể gây nhiều thổn thức và cảm xúc cho khán giả. Lưu Khải Uy đã nhập vai Mạc Thiệu Khiêm quá tốt, đặc biệt lối diễn xuất bằng mắt rất có thần. Đồng Tuyết là cô gái mồ côi cha mẹ và được cậu nuôi dưỡng. Để bảo vệ người thân, cô đành bất đắc dĩ làm tình nhân trong bóng tối của Thiệu Khiêm. Trong suốt những năm tháng đó, cô luôn sống trong sự chịu đựng dày vò và nhẫn tâm của anh.
Lưu Khải Uy nhập vai rất tốt thể hiện đời sống nội tâm phức tạp của nhân vật.
Nếu như trong truyện, tác giả xây dựng hình ảnh Thiệu Khiêm đầy độc đoán với chiều sâu phức tạp thì trên phim, dưới diễn xuất của Lưu Khải Uy, nhân vật này có hồn và tình cảm hơn hẳn. Dù nhân vật Thiệu Khiêm được vẽ nên có phần lạnh lùng, thù hận và thủ đoạn nhưng trong phim anh không tàn nhẫn và “cầm thú” như nguyên tác.
Lối diễn xuất của Lưu Khải Uy tinh tế đến mức qua ánh mắt cử chỉ dành cho Đồng Tuyết, người xem có thể cảm nhận được tình yêu và nỗi đau dày xé đan xen trong lòng anh. Với nguyên tác, Mạc Thiệu Khiêm khi mới gặp Đồng Tuyết chỉ đơn giản là cảm giác hứng thú. Còn trong phim, người xem cảm nhận rõ được tình yêu sâu sắc anh dành cho người con gái vừa đáng giận vừa đáng thương.
Bộ phim bám khá sát với truyện khi để kết thúc buồn. Chỉ khi rời xa Thiệu Khiêm, Đồng Tuyết mới vỡ lẽ tình cảm anh dành cho mình. Cô đã òa khóc nức nở giữa sân bay khi tìm thấy chiếc điện thoại giấu kín dưới đáy vali với dòng chữ “Anh yêu em”. Tình cảm hai người dành cho nhau có thực nhưng phải chăng vì Đồng Tuyết luôn phủ nhận nên không thể nhận ra?
Nhiều khán giả tỏ ý chê bai phần 2 của bộ phim khi nhân vật Thiệu Phong khác hoàn toàn so với ban đầu.
Dù vậy, Thiên Sơn Mộ Tuyết vẫn gây tranh cãi khi nhà làm phim đưa thêm phần 2 không liên quan đến cốt truyện. Nhiều ý kiến cho rằng phần thêm mới này đã làm mất đi khí chất của Mạc Thiệu Khiêm nguyên bản khi anh bị biến thành con người hoàn toàn khác.
Anh có thích nước Mỹ không?
Tác phẩm của Tân Di Ổ dưới bàn tay nhào nặn của đạo diễn Triệu Vy được chuyển thể thành phim điện ảnh So Young. Nội dung phim vẫn dựa trên nền tảng của tiểu thuyết kể về cô gái trẻ Trịnh Vy và hai mối tình trong cuộc đời. Tuy nhiên góc độ khai thác của Triệu Vy khiến bộ phim mang tiết tấu khác lạ.
“So Yong” bị cắt nhiều tình tiết so với truyện.
Cô gái trẻ Trịnh Vy (Dương Tử San thủ vai) quyết tâm thi đậu trường kiến trúc để theo đuổi mối tình từ thời thơ ấu của mình – Lâm Tĩnh (Hàn Canh đóng). Thế nhưng khi Trịnh Vy lặn lội đường xa đến thành phố mà Lâm Tĩnh sống thì anh lại biến mất với lý do sang Mỹ du học. Sau khi khóc hết nước mắt, Trịnh Vy vẫn phải tiếp tục cuộc sống của mình trong môi trường đại học đầy thử thách. Tại đây, cô gặp gỡ Trần Hiếu Chính (Triệu Hựu Đình) – chàng trai lạnh lùng, khép kín đã từng khiến Trịnh Vy mất ăn mất ngủ vì… căm ghét, nhưng đến một ngày lại khiến trái tim cô loạn nhịp.
So Young được đánh giá cao về nội dung và doanh thu.
Cái khó nhất của So Young khi dựng lại câu chuyện Anh có thích nước Mỹ không? chính là số lượng các chi tiết trong tác phẩm gốc là rất lớn, vì thế việc lựa chọn đưa vào chi tiết nào, bỏ đi chi tiết nào trên màn ảnh rộng hẳn sẽ là một quyết định khó khăn của bất kỳ một đạo diễn nào. Đáng tiếc, câu chuyện về cây hòe già tình yêu – chi tiết xuyên suốt trong tác phẩm của Tân Di Ổ lại không được nhắc đến trong phim.
Hơn thế nữa, cái kết của phim cũng khiến nhiều độc giả trung thành của truyện đặt dấu chấm hỏi. Trong truyện, nhân vật của Trịnh Vy quyết định quay lại với người tình thanh mai trúc mã Lâm Tĩnh dù vẫn nặng lòng với mối tình đại học Trần Hiếu Chính. Khi đưa lên màn ảnh, đạo diễn Triệu Vy đã quyết định để nhân vật nữ chọn cuộc sống tự do chứ không bị ràng buộc bởi hôn nhân với bất cứ mối tình nào cả.
Thời gian đẹp nhất
Ngay từ khi bấm máy, Thời gian đẹp nhất đã gây sốt với dàn diễn viên sáng giá gồm Chung Hán Lương, Trương Quân Ninh, Giả Nãi Lượng. Câu chuyện xoay xung quanh cô gái Tô Mạn (Trương Quân Ninh) – người kiên trì với mối tình suốt 10 năm dành cho Tống Dực (Giả Nãi Lượng). Chính vì tình yêu đơn phương đó, cô không hề nhận ra tình cảm của Lục Lệ Thành (Chung Hán Lương) – người sếp luôn ở bên chăm sóc cô.
Thời gian đẹp nhất có tới ba cái kết khác nhau.
Trong mỗi đoạn kết, nhân vật Tô Mạn đều hạnh phúc bên Lục Lệ Thành và Tống Dực.
Phim được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết Bí mật thời gian bị vùi lấp của tác giả Đồng Hoa. So với nguyên tác, bộ phim gần như khá bám sát. Tuy nhiên phần kết thúc phim gây khá nhiều tranh cãi khi có tới 3 cái kết khác nhau.
Theo nội dung trên đài truyền hình Hồ Nam, Tô Mạn về dạy học ở An Huy – nơi gần quê nhà của Lục Lệ Thành. Sau 2 năm anh cũng về quê và gặp cô ở cánh đồng hoa. Lúc này, Tống Dực cũng nhận ra tình cảm của mình dành cho Tô Mạn và đến tìm cô. Phim kết thúc bằng cảnh 3 người mỉm cười nhìn nhau giữa cánh đồng hoa. Ngoài ra, để “không mất lòng fan”, đoàn làm phim còn cho thêm hai kết thúc khác khi để nhân vật Tô Mạn hạnh phúc bên Lục Lệ Thành và Tống Dực.
Vân Trung Ca nằm trong chuỗi tiểu thuyết Đại Hán tình duyên của tác giả Đồng Hoa. Phim được “biên kịch vàng” Vu Chính “nhào nặn”. Với phong cách quen thuộc, Vu Chính đã mạnh tay cắt bỏ hẳn một số tuyến nhân vật trong truyện và thay đổi cả số phận nhân vật chính.
Dù bị cắt xén bạo tay nhưng Vân Trung Ca vẫn nhận được nhiều lời khen.
Vân Trung Ca kể về đời sau của các nhân vật trong Đại Mạc Dao. Bộ phim xoay quanh câu chuyện của Vân Ca (Angelababy) bên hai chàng trai định mệnh của cuộc đời là Lăng ca ca và cậu bé ăn mày Hán Hồ. Năm 19 tuổi, Vân Ca rời Trường An và bắt đầu cuộc đời bất hạnh của mình. Tại đây nàng gặp lại Lăng ca ca – người đã trở thành Hán Chiêu Đế và bị cuốn vào âm mưu tranh giành quyền lực chốn cung đình.
Theo Zing
Thêm một truyện ngôn tình đáng đọc nhất được Vu Chính chuyển thể
Vu Chính đang nắm trong tay bản quyền chuyển thể "Cô Phương Bất Tự Thưởng" - truyện từng nằm trong Top 100 đầu sách ngôn tình đáng đọc theo bình chọn của mạng Baidu.
Sau khi hoàn thành xong dự án Vân Trung Ca, biên kịch Vu Chính dường như đang lên kế hoạch chinh chiến lâu dài ở mảng phim chuyển thể từ tiểu thuyết ngôn tình. Mới đây, Vu Chính Studio công bố: đơn vị này đã mua bản quyền tác phẩm ngôn tình cổ đại Cô Phương Bất Tự Thưởng, chuẩn bị dàn dựng thành phim truyền hình. Tính cả Cô Phương Bất Tự Thưởng, công ty chế tác của biên kịch vàng hiện nắm trong tay tổng cộng 7 đầu truyện chờ lên màn ảnh. Các bộ Vu Chính mua bản quyền trước đó gồm: Vương Gia Cuối Cùng, Nếu Như Anh Nói Anh Yêu Em, Sĩ Vị Tri Kỷ, Phượng Tù Hoàng, Lưu Thủy Điều Điều, Duyên Kỳ Ngộ (Mạn Mạn Thanh La).
Cô Phương Bất Tự Thưởng là tác phẩm văn học ngôn tình đề tài cổ trang cung đình rất được yêu thích của tác giả Phong Lộng. Truyện từng nằm trong top 100 đầu sách ngôn tình đáng đọc theo bình chọn của mạng Baidu. Mặc dù là cái tên gia nhập sau cùng vào danh sách dự án chuyển thể dưới trướng Vu Chính nhưng Cô Phương Bất Tự Thưởng phiên bản truyền hình sẽ được triển khai sản xuất ngay trong thời gian sắp tới. Tác phẩm đang gấp rút tuyển chọn dàn diễn viên để kịp khai máy vào tháng 9 này.
Trong vòng 5 năm tới đây, Vu Chính dự định sẽ dồn lực sản xuất nhiều đầu phim chuyển thể ngôn tình, cả thể loại điện ảnh lẫn truyền hình. Có ý kiến bình luận: dường như sau nhiều phen tự đầu tư viết kịch bản nhưng toàn dính nghi án đạo nhái, Vu Chính đã quyết định "chuyển phỏm" sang làm phim chuyển thể "cho lành".
Quá trình sản xuất "Vân Trung Ca" diễn ra thuận lợi, Vu Chính có ý định "làm ăn lâu dài" ở mảng phim chuyển thể.
Theo Trí thức trẻ
Lạm dụng photoshop, "Vân Ca" Angela Baby bị chê vô hồn Loạt poster phim "Vân Trung Ca" quá lạm dụng photoshop khiến chân dung Angela Baby, Dương Dung, Trần Hiểu... bị chê "vô hồn". Dự án truyền hình cổ trang Vân Trung Ca cách đây ít lâu vừa tung ra bộ poster nhân vật mang thiết kế kiểu tranh vẽ. Đây là lần "nhá hàng" sau một thời gian dài im hơi lặng tiếng...