5 phim ‘bom tấn’ gây thất vọng nhất năm 2018
Bên cạnh một năm 2018 khởi sắc, Hollywood còn chứng kiến hàng loạt các phim “bom tấn” gây thất vọng tràn trề.
Kinh phí: 150 triệu USD
Tổng doanh thu: 290 triệu USD
Tiếp tục khai thác chủ đề ngày tận thế khi loài người chống lại sự xâm lăng của những quái thú khổng lồ được gọi là Kaiju. Nếu phần đầu của Pacific Rim có cốt truyện sâu sắc bởi sự kết nối giữa tiềm thức con người và robot chiến đấu thì qua phần 2 mang tựa đề Uprising, đạo diễn không những không phát huy được ý tưởng đó mà còn khiến phim bị dẫn dắt dài dòng, bao gồm nhiều trường đoạn lê thê chẳng cần thiết.
Phim đánh mất ý tưởng độc đáo từ phần đầu
Cảnh chiến đấu của Uprising cũng trở nên bị nhạt nhòa với những góc quay tương đối ẩu, không phô bày hết tầm vóc to lớn của những người máy Jaeger. Phim sinh lời ở thị trường quốc tế nhưng bấy nhiêu thôi cũng không đủ để Uprising bù lại khoản chi phí đắt đỏ về marketing.
Kinh phí: 100 triệu USD
Tổng doanh thu: 132, 675 triệu USD
Được quảng bá vô cùng rầm rộ nhưng khi ra mắt, A wrinkle in time lại trở thành một trong những phim thiếu nhi tệ nhất mọi thời đại của Disney. Chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên xuất bản từ thập niên 1960, A wrinkle in time xoay quanh hành trình của cô bé mọt sách Meg, cậu em trai Charles và cậu bạn Calvin qua các thế giới song song để tìm ông bố mất tích.
Phim thiếu nhi tệ nhất của Disney?
Đạo diễn Ava DuVernay đã biến phim của mình trở thành một mớ “hỗn độn”, làm mất hẳn cái hồn của truyện gốc với đủ mọi thể loại từ khoa học viễn tưởng đến thần thoại cùng hàng loạt câu nói triết lý rất chi sáo rỗng.
3. The Predator
Kinh phí: 88 triệu USD
Video đang HOT
Tổng doanh thu: 160 triệu USD
Trong một lần thực hiện nhiệm vụ, biệt đội của McKenna phát hiện ra con tàu vũ trụ của một loài sinh vật ngoài hành tinh bí ẩn rơi xuống Trái đất. Toàn bộ đội của anh bị nó ra tay và chỉ còn duy nhất McKenna là sống sót.
Quái vật Predator trở lại với sự thất vọng
Với ý đồ tạo nên bộ phim mang phong cách hành động, săn lùng kịch tính, đạo diễn Shane Black lại tỏ ra thất bại vì vội vàng lôi kéo người xem tới mạch phim chính, ông quên hẳn đi việc xây dựng nhân vật trở nên thuyết phục và có chiều sâu. Không những vậy, phim còn lạm dụng yếu tố hài hước, mất đi màu sắc đen tối của loạt series Predator kinh điển trong quá khứ.
2. Robin Hood
Kinh phí: 100 triệu USD
Doanh thu: 73 triệu USD
Câu chuyện về “chúa trộm oai hùng” Robin Hood chưa bao giờ cũ để khai thác. Nhưng với phiên bản Robin Hood do Taron Egerton đảm nhận vai chính, người xem được thưởng thức một kịch bản hạng xoàng với các chi tiết bị xây dựng sơ sài đến khó tin cùng dàn nhân vật nhạt nhẽo một màu.
Robin Hood cẩu thả trong từng chi tiết
Một yếu tố bất bình nữa chính là phần trang phục của Robin Hood bị cách tân quá đà, lòe loẹt và quá hiện đại, không phù hợp với không khí thời kỳ Trung Cổ. Hài hước hơn, vai phản diện của Paul Anderson dành nhiều thời giờ để khoe mẽ bản thân nhưng tới cuối phim lại bị hạ gục một cách nhanh chóng.
Kinh phí: 100 triệu USD
Doanh thu: 55 triệu USD
Sự nhúng tay của đạo diễn lừng danh Peter Jackson trong vai trò sản xuất không hề khiến Mortal engines thoát khỏi danh sách này. Dựa trên tiểu thuyết xuất bản năm 2001, phim lấy bối cảnh hậu tận thế khi Trái đất bị tàn phá bởi chiến tranh hạt nhân, cô bé Hester Shaw khôn lớn và có cho mình cuộc hành trình truy lùng kẻ thù hại chết mẹ.
Kỹ xảo đẹp không cứu nổi điểm yếu về kịch bản
Với thời lượng chỉ hơn hai tiếng nhưng lại nhồi nhét quá nhiều điều để kể, kịch bản của Mortal engines nhanh chóng trở nên rối rắm, khó hiểu. Thay vì tập trung vào quá trình trả thù của Hester, bộ phim lan man quá nhiều nhân vật cùng vai phản diện của Hugo Weaving không có gì nổi bật ngoài mục đích quen thuộc muốn thống trị thế giới.
Theo Thegioidienanh.vn
7 phim Hollywood phí cả trăm triệu đô đầu tư nhưng vẫn thành bom xịt của năm 2018
Bên cạnh những bom tấn với doanh thu lên đến hàng tỷ USD thì Hollywood 2018 cũng không kém những "bom xịt" khiến nhà sản xuất phải đau đầu vì thua lỗ.
Điện ảnh vẫn luôn là mảnh đất màu mỡ cho các nhà sản xuất khi doanh thu phòng vé năm 2018 đã lên tới con số 10 tỷ USD. Tuy nhiên, đây cũng là một canh bạc đắt giá khi khán giả sẵn sàng từ chối những bộ phim không đạt chất lượng tốt. Hàng loạt "bom xịt" dù được đầu tư cả trăm triệu USD là minh chứng rõ nét nhất.
1. A Wrinkle in Time (Nếp Gấp Thời Gian)
A Wrinkle in Time chính là cú sẩy chân đầu tiên trong năm 2018 của Disney. Bộ phim vẫn được làm theo công thức quen thuộc của hãng với kinh phí khủng, kỹ xảo hoành tráng và một thế giới "thần tiên" có vô số điều thú vị. Song, "nhà chuột" dường như quên mất lý do khiến Transformers: The Last Knight (2017) hay Tomorrowland (2015) thất bại.
Phần kịch bản của phim quá đỗi nhàm chán với hàng loạt tình tiết không đầu không cuối. Tạo hình nhân vật thì lòe loẹt quá đáng với nội dung chỉ để rao giảng những triết lý ai cũng thuộc lòng. Có lẽ Disney nên phát hành phim vào ngày 01/06 để trẻ em đi xem sẽ tốt hơn. Ra mắt gần như cũng thời điểm, tiền lời từ Black Panther có lẽ đã được dùng để bù lỗ cho A Wrinkle in Time khi chỉ mang về vỏn vẹn 130 triệu USD so với kinh phí tương đương.
2. Pacific Rim: Uprising (Pacific Rim: Trỗi Dậy)
Trung Quốc có thể giải cứu nhiều phim nhưng cũng là mồ chôn của không ít tác phẩm mà điển hình là Pacific Rim: Uprising. Sau khi Guillermo del Toro rời khỏi dự án, Legendary - vốn đã bị tập đoàn Vạn Đạt mua lại - vẫn tiếp tục thực hiện tiếp phần hậu truyện của Pacific Rim (2013).
Mất cái chất của "bậc thầy quái vật", bộ phim như biến thành Năm anh em siêu nhân đánh quái vật phiên bản đẹp hơn một tí mà thôi. Nội dung phim cũng được sửa đổi, chắp vá để biến Trung Quốc, đặc biệt là Cảnh Điềm, trở thành người giải cứu thế giới. Điều này ngay lập tức khiến khán giả Mỹ thờ ơ. Tuy nhiên, các thị trường thế giới giúp Pacific Rim: Uprising lỗ không quá nhiều với doanh thu 290,5 triệu USD.
3. Solo: A Star Wars Story (Solo: Star Wars Ngoại Truyện)
Khó ai có thể tin rằng thương hiệu Star Wars sẽ lỗ vốn nhưng Disney đã chứng minh rằng "không có gì là không thể". Câu chuyện quá khứ của Han Solo (Alden Ehrenreich) chỉ như một con bài "hút máu" khán giả mà thôi. Bộ phim chẳng giải thích được bất kỳ chi tiết gì về người anh hùng phe Kháng chiến mà mọi người hằng mong đợi.
Do đó mà 135 phút phim bỗng trở thành sự chắp vá rời rạc của vô số nhiệm vụ và một loạt nhân vật mà có cũng được còn không thì cũng chẳng sao. Không những thế, lùm xùm hậu trường việc Disney sa thải đạo diễn và bắt quay lại nhiều cảnh khiến kinh phí đội lên tới 300 triệu USD. May mắn là thương hiệu Star Wars vẫn là "con gà đẻ trứng vàng" với 400 triệu USD nhưng nhà chuột vẫn xanh mặt mà bù lỗ.
4. The Predator (Quái Thú Vô Hình)
Sau nhiều năm vắng bóng trên màn ảnh rộng, Fox quyết định đưa thương hiệu Predator trở lại màn ảnh rộng trong bộ phim cùng tên do Shane Black làm đạo diễn. Dễ nhận ra ý đồ của nhà sản xuất là muốn biến tác phẩm thành một thương hiệu hành động - hài 18 như Deadpool. Dù giữ được yếu tố bạo lực và kinh dị nhưng bộ phim lại chẳng "hợp khẩu vị" với những fan ruột của Predator.
Trong khi đó, chiến dịch quảng bá thiếu hiệu quả khiến tác phẩm khó tiếp cận với khán giả đại chúng. Nội dung phim quá ngắn với chỉ 107 phút cũng là lý do người xem không quá mặn mà. Doanh thu 160,5 triệu USD so với kinh phí 88 triệu cũng đủ để Fox thua lỗ một khoảng không nhỏ.
5. The Nutcracker and the Four Realms (Kẹp Hạt Dẻ Và Bốn Vương Quốc)
Sau A Wrinkle in Time thì "nhà chuột" tiếp tục nuốt "trái đắng" với The Nutcracker and the Four Realms bởi công thức làm phim quen thuộc. Chuyến hành trình tới thế giới tí hon của Clara (Mackenzie Foy) được đầu tư quá nhiều về mặt hình ảnh mà quên mất phần nội dung.
Tổng thể, đây chỉ là một bộ phim cổ tích dành cho thiếu nhi với kinh phí ngang tầm bom tấn siêu anh hùng. Nếu như Beauty and the Beast (2017) hay The Jungle Book(2016) còn có giá trị hoài niệm, The Nutcracker and the Four Realms không làm được điều tương tự. Mang về chỉ 166 triệu USD so với kinh phí 133 triệu, Disney có lẽ phải dùng tiền từ Avengers: Infinity War để bù lỗ không ít.
6. Robin Hood
Với truyền thuyết quen thuộc về chàng Robin Hood, đạo diễn Otto Bathurst quyết định thực hiện theo một phong cách mới với những gương mặt trẻ tuổi như Taron Egerton, Eve Hewson và Jamie Dornan. Song, bộ phim nhanh chóng nhận phải vô số chỉ trích về trang phục quá hiện đại, nội dung phi lý và thiếu hẳn cao trào.
Ngoại trừ thêm thắt yếu tố ngôn tình thì Robin Hood chẳng mấy khác biệt so với hàng chục bộ phim khác về huyền thoại này. Tác phẩm sẽ khiến nhà sản xuất Leonardo DiCaprio lỗ tới hàng chục triệu khi chỉ thu về có 73,2 triệu trên toàn thế giới so với kinh phí 100 triệu USD.
7. Mortal Engines (Cỗ Máy Tử Thần)
Danh tiếng của Peter Jackson cùng loạt phim The Lord of the Rings cũng chẳng cứu nổi quả "bom xịt" Mortal Engines. Lấy bối cảnh hậu tận thế giới những thành phố cơ giới hóa, bộ phim theo chân Hester Shaw (Hera Hilmar) trong hành trình ngăn chặn dã tâm của người cha tàn ác Thaddeus Valentine (Hugo Weaving).
Bộ phim có phần kỹ xảo và hình ảnh khá tốt nhưng nội dung lại chắp vá và nhàm chán. Thời lượng 128 phút là không đủ để nhà làm phim chuyển tải hết tâm lý nhân vật cũng như hàng loạt mâu thuẫn rắc rối. Với kinh phí lên tới 150 triệu USD, Mortal Engines chỉ mới thu được 55 triệu và chắc chắn là kế hoạch thực hiện phần hậu truyện đã tan thành mây khói.
Theo Helino
15 bom xịt tệ hại nhất tại phòng vé 2018 "Solo: A Star Wars Story", "A Wrinkle in Time", "Robin Hood", hay "Mortal Engines" nằm trong danh sách các bộ phim thất bại thê thảm tại phòng vé trong năm qua. Solo: A Star Wars Story (Kinh phí sản xuất: 250 triệu USD / Doanh thu: 392 triệu USD): Disney không thể có một năm hoàn hảo bởi thương hiệu Chiến tranh giữa...