5 phiên bản mobile tuyệt đỉnh của các huyền thoại làng game thế giới
Những tựa game hết sức quen thuộc xưa kia nay đã gần gũi hơn, chơi được ngay trên điện thoại.
Được mệnh danh là đứa con thời đại 4.0 của Pinball huyền thoại, PinOut! phần nào sẽ đưa người chơi quay trở lại quá khứ, thời điểm những tựa game mặc định của Microsoft rất được ưa chuộng. Vẫn là hai chiếc cần gạt quen thuộc cùng trái bóng vô cùng khó kiểm soát, nhưng thay vì cố gắng để dành được số điểm cao nhất, PinOut! sẽ yêu cầu người chơi duy trì và cố gắng qua màn trong thời gian quy định.
Đứa con 4.0 này của Pinball thực sự gây ấn tượng mạnh với người chơi, nhất là phần giao diện và đồ họa rất sinh động. Tất cả những chi tiết trong game đều được xuất hiện với màu sắc vô cùng bắt mắt với những ánh đèn led cực ấn tượng cùng nền nhạc EDM hiện hành.
Điều đặc biệt, các màn chơi trong PinOut! không bị tách biệt như các tựa game cùng thể loại khác. Việc qua màn sẽ được đánh dấu bằng việc trái bóng của bạn sẽ đi lên tầng level trên. Các cấp độ sẽ được nối liền nhau lên dần và được lấy bối cảnh bằng một màu đèn led riêng biệt. Nếu như với Pinball, việc để lọt bóng sẽ khiến bạn mất đi một mạng chơi, thì luật chơi của PinOut! sẽ có một chút khác biệt. Trong trường hợp chẳng may làm rơi bóng, quả bóng của bạn sẽ chỉ bị tụt trở lại các màn chơi trước đó, và việc thua cuộc sẽ chỉ xảy ra khi hết thời gian chơi hoặc bạn làm rơi bóng ở ngay cấp độ 1.
Command & Conquer: Rivals
Command & Conquer: Rivals, phiên bản spinoff trên nền tảng mobile của dòng game nổi tiếng Command & Conquer, hiện đã mở cửa đón game thủ. Được biết, trò chơi đã cố gắng truyền tả lối chơi chiến lược thời gian thực của dòng game chính sang dòng game trên thiết bị di động, tốc độ được đẩy lên nhanh hơn để thử và nắm bắt một góc nhìn khác.
Lần đầu tiên được tiết lộ tại E3 2018, Command & Conquer: Rivals ngay lập tức được ra mắt dưới dạng pre-alpha dành cho những người chơi quan tâm đến nó. Các game thủ là những fan hâm mộ lâu năm của dòng game nhượng quyền thương mại này có đôi chút hoài nghi, với đoạn giới thiệu ban đầu của trò chơi đã nhận về những phản ứng tiêu cực, nhưng nhà phát hành EA đã cố gắng trau dồi thêm để sửa đổi trò chơi với cộng đồng non trẻ của mình để làm ra một thứ gì đó “đáng kể” khi ra mắt.
Giờ đây, Command & Conquer: Rivals cuối cùng đã hoàn thiện và sẵn sàng ra mắt công chúng. Xuất hiện dưới dạng trò chơi miễn phí, tựa game này được phát hành trên cả 2 nền tảng iOS và Android, cho phép người chơi trải nghiệm và xem rằng trò chơi này khác biệt như thế nào so với dòng Command & Conquer chính thống.
Gear POP! đã chính thức được ra mắt trên Google Play với vô vàn những điều thú vị, gợi sự tò mò đối với người chơi. Nói một cách khác, tựa game mobile hấp dẫn này chính là một phiên bản của Clash Royale với bối cảnh của Gear of War.
Trong game, bạn sẽ tự xây dựng đội quân của mình với những anh hùng xuất chúng, cùng với đó là một nhân vật Gear yêu thích, sát cánh, thi đấu và đánh bại những người chơi khác. Sự hỗ trợ lẫn nhau là yếu tố vô cùng quan trọng trong tựa game này. Việc có những tình huống cover hợp lý sẽ giúp bạn chiếm lợi thế trong mỗi pha giao tranh, cũng như gia tăng cơ hội có thể tiêu diệt quân địch.
Phần lớn những gì diễn ra trong quá trình chơi chính là những pha giao tranh mang tính chiến thuật cao. Dù vậy, cũng phải nói Gear POP! có một chút khác biệt so với Clash Royale. Trong khi tựa game của Supercell phân cách rõ khu vực triển khai quân binh hay vùng sát thương, thì với Gear POP!, người chơi hoàn toàn có thể làm chủ khu vực lãnh thổ của mình qua các cứ điểm nhỏ trên bản đồ. Tận dụng tối đa ưu thế từ chúng sẽ giúp bạn có được những vị trí thuận lợi và gây được sự áp lực nhất định lên kẻ địch.
Không phải ngẫu nhiên mà tựa game được ví như bản Mash Up của Gear of War và Funko POP! Phần lớn những chi tiết trong game, từ nhân vật cho đến cách nâng cấp, từ vũ khí cho đến cách tiếp cận trận đấu, dường như đã trở nên quá quen thuộc với những ai là tín đồ của các tựa game MOBA chiến thuật. Dù vậy, ấn tượng mà Gear POP! đem lại chính là sự hiện đại hóa, cũng như đổi mới và đầu tư chi tiết trong việc khắc họa các hình ảnh, chuyển động của trận đấu. Không quá nếu nói rằng, đây chính là điều khiến Microsoft hoàn toàn có thể tự tin vào những bước tiến tiếp theo.
Mới đây lão làng Webzen đã tung ra tựa game mobile mới rất đáng chú ý mang tên QubeTown dành cho cả hệ điều hành Android lẫn iOS hoàn toàn miễn phí. Đây là một trò chơi vô cùng dễ thương và độc đáo từ đồ họa cho tới lối chơi và có khả năng ‘gây nghiện’ cho game thủ!
QubeTown đem đến sự kết hợp giữa game nông trại với nhập vai và thủ thành, tạo ra những trải nghiệm rất khác biệt. Cũng như mọi khi thì game thủ sẽ xây dựng thị trấn, trang trại của mình với những ruộng lúa, hoa màu cây trái… chăm bẵm chúng để thu hoạch vào cuối mùa.
Video đang HOT
Tuy nhiên, điều ‘không yên ả’ là trong QubeTown sẽ có khá nhiều quái vật tới… phá hoại thành quả của bạn và game thủ sẽ phải tìm cách để bảo vệ tất cả từ người dân cho tới đồng ruộng, nhà cửa nếu không muốn công sức của mình bị đổ xuống sông xuống biển.
Ngoài những việc chính thì QubeTown cho phép game thủ tương tác với bạn bè hay cộng đồng rất tốt thông qua mạng xã hội. Người chơi sẽ trao đổi đồ đạc, giúp đỡ lẫn nhau trong thế giới ảo. Thêm vào đó bạn cũng có thể chơi một số minigame với nhau để lấy quà, phát triển thị trấn của mình tươi đẹp hơn.
Lý do nói Stickman Hook là tựa game mobile tương đồng với Bounce chính là cách biến ảo cũng như chuyển động của nhân vật, được xây dựng như chính trái bóng Bounce.
Về cơ bản, nhiệm vụ của bạn là điều khiển Stickman đến đích một cách nhanh nhất có thể. Chắc chắn bạn sẽ cần phải lưu ý và tập trung tối đa trong từng thao tác, vì đơn giản với Stickman Hook, không có chỗ cho những sai lầm. Bên cạnh đó, việc sở hữu đồ họa tương đối đơn giản nhưng không hề “nhạt nhẽo”, cùng với gameplay chất lượng chính là lý do mà người chơi thực sự nên trải nghiệm tựa game này.
Không khó để hình dung rằng Stickman trong tựa game của MADBOX chính là một Tarzan đích thực với những pha nhào lộn, đu dây thần thánh. Bạn sẽ giúp Stickman băng về đích bằng việc tận dụng những móc nối trên không làm điểm bám nhằm duy trì cuộc chơi của mình.
Vậy nếu chẳng may tuột dây và rớt xuống dưới, Stickman có “ra đi”? Chưa chắc, vì đôi lúc trên quãng đường của bạn sẽ có được sự bảo hộ của những tấm đệm, và dĩ nhiên cùng với đó chính là những chiếc hố sẽ khiến bạn phải bắt đầu lại cuộc chơi nếu rớt xuống. Tránh những chiếc hố càng xa càng tốt là cách hữu hiệu để bạn có thể về đích thuận lợi.
Nghe có vẻ đơn giản, nhưng chắc chắn bạn sẽ phải thay đổi suy nghĩ đó ngay sau khi trải nghiệm. Các màn chơi trong Stickman Hook được thiết kế tuy không quá phức tạp nhưng cũng đề cao tính nghệ thuật cũng như yêu cầu một kĩ năng xử lý tốt đến từ người chơi. Việc kiểm soát tốt những cú nhảy, những pha tiếp đất sẽ giúp bạn sống sót, dễ dàng hơn trong việc băng qua những bức tường chắn và trên các khe núi nguy hiểm.
Theo gamek
Tết Kỷ Hợi 2019: 20 năm trước game thủ PC chơi gì?
Dù đồ họa đã khác biệt đáng kể so với những năm 1999, vẫn nhiều người hoài niệm tìm đến những tựa game một thời tuổi thơ dữ dội này.
Năm 1999 có thể coi là năm bản lề đánh dấu bước chuyển mình lớn của làng game. Từ chỗ chỉ là những game 8-bit, 16-bit đồ họa 2D đơn điệu, cuối thập niên 90s của thế kỷ trước bắt đầu manh nha xuất hiện các game 3D đồ họa ấn tượng, góc nhìn rộng phản chiếu một thế giới vô cùng chân thực vào thời bấy giờ.
Trong buổi giao thời cũ và mới đó, trước thềm Xuân mới Kỷ Hợi 2019, hãy cùng Infogame.vn điểm qua những tựa game đã làm mưa làm gió 20 năm trước nhé:
Age of Empires II
Phát triển: Ensemble Studios
Phát hành: Microsoft
Thể loại: chiến thuật thời gian thực
Được nhớ đến như là phiên bản xuất sắc nhất của dòng game Đế chế lừng danh, Age of Empires II khi ra đời vào thời điểm năm 1999 đã được giới chuyên môn và game thủ đánh giá rất cao. Cho đến giờ AOE II vẫn được các game thủ Châu Âu và Bắc Mỹ ưa chuộng.
AOE II đã có phiên bản làm lại đồ họa HD trên Steam
Thậm chí sức hút của AOE II còn lớn đến nỗi dù studio tạo ra nó đã giải thể từ năm 2009 nhưng Microsoft vẫn quyết định làm lại bản HD với ba phiên bản mở rộng ra mắt từ năm 2013 đến nay. Đó là The Forgotten, The African Kingdoms và Rise of the Rajas, trong đó bản mở rộng gần nhất bổ sung thêm nền văn minh Đại Việt.
Điều khiến AOE II được đánh giá cao hơn hẳn các phiên bản khác trong series là sự cân bằng giữa yếu tố xây dựng phát triển kinh tế và chiến tranh. Hệ thống đơn vị quân đa dạng, nhiều nền văn minh, các màn chơi chiến dịch phong phú, các map chơi có thể tự tạo bằng trình biên tập in-game.
Command & Conquer: Tiberian Sun
Phát triển: Westwood Studios
Phát hành: Electronic Arts
Thể loại: chiến thuật thời gian thực
Nhắc đến thể loại RTS, thật thiếu sót nếu không kể đến dòng game trứ danh Command & Conquer. Với phiên bản đầu ra mắt năm 1995, Command & Conquer đã định hình một phong cách chiến thuật không lẫn vào đâu, được game thủ Việt gọi với cái tên dân dã là Chiến tranh thế giới.
Liền sau đó là các phiên bản khai thác các nhánh khác nhau của đề tài chiến tranh bao gồm cả giả tưởng và mô phỏng sự kiện thật trong lịch sử. Trong đó, Tiberian Sun là nhánh đi theo cốt truyện cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu. Phiên bản này được đánh giá cao nhờ việc đưa vào các công nghệ tân tiến ở thời điểm đó như đồ họa tươi mới, các đơn vị quân sáng tạo, hệ thống màn chơi chiến dịch khó nhằn.
Điểm làm nên nét đặc biệt cho Command & Conquer nói riêng so với các game chiến thuật khác đó là yếu tố kinh tế được đơn giản hóa, thay vào đó game tập trung vào yếu tố điều phối quân đội, chiến tranh phá hoại. Ngoài ra, một truyền thống khác biệt của series này là các đoạn phim cắt cảnh người đóng vô cùng thú vị kích thích người chơi phải đi hết phần chơi đơn.
Resident Evil 3: Nemesis
Phát triển: Capcom
Phát hành: Capcom
Thể loại: kinh dị
Nói đến ông hoàng của game kinh dị phải kể đến Silent Hill, nhưng tựa game phổ biến nhất lại phải kể đến Resident Evil. Có độ khó vừa phải, các câu đố đủ thách thức, zombie không quá mạnh nhưng đủ hung hãn để dọa người chơi chết khiếp, Resident Evil của Capcom vươn mình lên hàng ngũ game kinh dị hàng đầu thế giới nhờ hai phiên bản liên tiếp thứ 2 và thứ 3.
Đặc biệt phiên bản 3 là phổ biến hơn cả đối với các game thủ Việt, đây là phiên bản theo chân nữ chính Jill Valentine đang tìm cách chạy trốn khỏi thành phố dịch bệnh Raccoon City. Dù góc nhìn là cố định song Nemesis vẫn hấp dẫn người chơi nhờ các câu đố có tính liên kết với nhau cùng một con trùm khó nhằn sống dai dẳng xuyên suốt cả game.
Cho đến giờ với việc phiên bản làm lại của Resident Evil 2 đang nhận được thành công vang dội trên toàn thế giới, khả năng để Nemesis tái khởi lại càng gần hơn bao giờ hết.
Homeworld
Phát triển: Relic Entertainment
Phát hành: Sierra Studios
Thể loại: chiến thuật thời gian thực
Thập niên 90s của thế kỷ trước có thể xem là thời cực thịnh của chiến thuật. Mọi đề tài vào thời điểm đó đều được các nhà phát triển khai thác triệt để và không ngạc nhiên khi một game chiến thuật bối cảnh không gian như Homeworld đã sớm ra đời.
homeworld.jpg
Ở thời điểm đó, Homeworld được đánh giá là có nền tảng đồ họa ấn tượng nhất mà không một game đề tài không gian nào làm được. Bầu không khí mà Homeworld truyền tải cũng đậm chất khoa học viễn tưởng, tạo cảm hứng bất tận cho người chơi trong hành trình làm bá chủ dải Ngân hà.
The Longest Journey
Phát triển: Funcom
Phát hành: Empire Interactive
Thể loại: phiêu lưu giải đố
The Longest Journey được xem là tựa game phiêu lưu xuất sắc nhất thời điểm ra mắt nhờ nền đồ họa xuất sắc, các câu đố hóc búa với một cốt truyện mang màu sắc huyền bí được dẫn dắt một cách khéo léo, tài tình.
Mặc dù gameplay của The Longest Journey chỉ là dùng chuột trỏ và ấn, đọc các đoạn hội thoại dài ngoằng rồi đưa ra quyết định, thế nhưng nó vẫn hấp dẫn được đông đảo người chơi nhờ một thiết kế không hề đụng hàng vào thời điểm đó.
Quake III Arena
Phát triển: id Software
Phát hành: Activision
Thể loại: bắn súng góc nhìn thứ nhất
Được nhiều game thủ Việt biết đến thông qua phiên bản Quake II, thế nhưng đỉnh cao của series này phải kể đến Quake III Arena. Vẫn với tiết tấu nhanh dồn dập, trò chơi đưa bạn thẳng vào đấu trường multiplayer với những màn đấu súng giả tưởng.
Mặc dù vậy, nhịp độ nhanh của dòng game Quake nói chung thường khiến một số người cảm thấy chóng mặt buồn nôn. Do đó, Quake III Arena ở thời điểm đó cũng chỉ phổ biến ở phương Tây.
Heroes of Might and Magic III
Phát triển: New World Computing
Phát hành: 3DO Company
Thể loại: chiến thuật theo lượt
Nếu coi Starcraft là đỉnh cao của chiến thuật thời gian thực thì Heroes of Might and Magic III được xem là ông vua của chiến thuật theo lượt. Phiên bản thứ ba của dòng game này đã đạt đến đỉnh cao cả về lối chơi, thiết kế lẫn âm thanh, đồ họa.
Đó là hệ thống thành chính đa dạng, map có tính ngẫu nhiên, các binh chủng quân khắc chế lẫn nhau, hệ thống tướng và trang bị đủ hấp dẫn mang đến giá trị chơi lại cực cao.
Cho đến giờ mặc dù đã trải qua rất nhiều phiên bản mới với nền đồ họa cải tiến vượt trội, HoMM III vẫn được các fan yêu thích nhất và chơi đi chơi lại nhiều nhất. Các bản mod do fan tự làm cũng phần nào giúp cho trò chơi tồn tại bền bỉ theo thời gian.
Theo infogame
QubeTown Tựa game mobile trồng trọt gây nghiện đầy mới lạ QubeTown thực sự là một game mobile có độ gây nghiện cao! Webzen mới đây đã cho ra mắt một trò chơi giả lập nông trại trên nền tảng điện thoại di động mang tên QubeTown, hiện đã có mặt trên cả Google Play và AppStore trên toàn thế giới (trừ Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc). QubeTown: Free Farm&Town Building Mobile...