5 phát hiện khảo cổ gây tranh cãi nhất từ trước đến nay
Nhờ vào công nghệ hiện đại, có rất nhiều cuộc khai quật khảo cổ kỳ lạ đã được thực hiện. Trong số đó, có rất nhiều phát hiện mới gây bối rồi cho các nhà khảo cổ học.
Dù mất rất nhiều thời gian để nghiên cứu và tìm hiểu, có không ít những phát hiện khảo cổ gây nên nhiều tranh cãi trong việc thừa nhận nó, và nhiều khi những phát hiện này bị gán ghép như một trò lừa bịp không đáng tin.
1. Các bức tượng Acámbaro
Các bức tượng Acámbaro là một bộ sưu tập các bức tượng gốm nhỏ được tìm thấy ở Acámbaro, Guanajuato, Mexico. Chúng được tìm thấy bởi Waldemar Julsrud vào tháng 7/1944. Tổng cộng ông và các cộng sự địa phương đã tìm thấy hơn 32 nghìn bức tượng, bao gồm các hình từ khủng long tới các hình người trên khắp thế giới, như người Ai Cập, Sumerian hay những người Caucasian. Những bức tượng này được cho là khác thường bởi có nhiều bức mang hình của khủng long trong khi loài động vật cổ đại này không sống cùng thời đại với con người. Sau khám phá này, nhiều người đã cho rằng chúng là cổ vật thật và không phải một trò lừa bịp. Nếu các bức tượng này được xác nhận là thật, chúng sẽ trở thành những bằng chứng về việc con người đã cùng tồn tại với khủng long, và ảnh hưởnng rất nhiều đến thuyết tiến hóa. Nhiều nỗ lực đã được thực hiện để xác định tuổi thọ của các bức tượng, kết quả ước tính chúng có từ khoảng 2500 năm trước Công Nguyên. Tuy nhiên cho tới nay, không có nhà khảo cổ hay cổ sinh vật học nào chấp nhận rằng đây là một phát hiện thực, họ đều cho rằng đó chỉ là một trò lừa bịp.
2. Hộp sọ người có sừng
Sayre là một thị trấn ở Hạt Bradford, Pennsylvania. Dù thời điểm chính xác không được biết rõ, nhưng vào những năm 1880, người ta đã phát hiện một lăng mộ rất lớn ở đây. Một nhóm người Mỹ đã đào được những bộ xương và hộp sọ người rất kì lạ. Những bộ xuơng này thuộc về những người có cơ thể bình thường, trừ việc họ có những đoạn xương mọc phía trên hốc mắt khoảng 5cm. Nhìn có vẻ như các hộp sọ này có sừng. Các bộ xương này được cho là của người khổng lồ, với chiều cao tới hơn 2m. Các nhà khoa học ước tính rằng họ được chôn cất vào khoảng năm 1200 sau CN. Đó không phải lần đầu tiên những hộp sọ người có sừng được tìm thấy. Vào thế kỉ 19, những hộp sọ tương tự cũng được tìm thấy ở những nơi khác trên đất Mỹ. Trong lịch sử, sừng người là biểu tượng của quyền lực, như việc Alexander đại đế được miêu tả với những chiếc sừng trên những đồng tiền thời đó. Theo các tài liệu lịch sử, những bộ xương ở Sayra đã được gửi tới Bảo tàng điều tra Mỹ ở Philadelphia. Tuy nhiên, chúng đã bị đánh cắp và không còn được tìm thấy. Dù có rất nhiều bức ảnh chụp những hộp sọ này còn tồn tại, nhưng hầu hết mọi người đều cho rằng đây chỉ là trò lừa đảo.
3. Bản đồ của người sáng tạo
Video đang HOT
Vào năm 1999, giáo sư Alexander Chuvyrov ở Đại học Quốc gia Bashkir (Nga) đã có một phát hiện khảo cổ quan trọng. Ông được mời tới nhà của Vladimir Krainov, người đã tìm thấy một phiến đá lạ được chôn trong vườn nhà mình. Phiến đá này nặng tới nỗi phải mất một tuần mới lấy được nó khỏi mặt đất. Phát hiện này được đặt tên là Phiến đá Dashka và sau này có tên là Bản đồ của người sáng tạo. Phiến đá cao 1.5m, rộng 1.1m, dày 15cm và nặng khoảng 1 tấn. Nó được đưa ra nghiên cứu và được cho là một dạng bản đồ 3 chiều của khu vực Ural. Phiến đá Dashka chứa những hình ảnh về các công trình kiến trúc, hệ thống thủy lợi và những con đập lớn. Tới nay, nguồn gốc của công nghệ tạo nên bản đồ này vẫn còn là bí ẩn và cực kì tiên tiến. Tuổi thọ của phiến đá được xác định vào khoảng 100 triệu năm tuổi. Nếu nó là thực thì đây sẽ là bằng chứng về sự tồn tại của một nền văn minh cực kì phát triển. Các nhà nghiên cứu cho rằng tấm bản đồ này có thể được sử dụng vào việc định vị. Và những phát hiện mới đây cho biết rằng phiến đá này là một phần của một cổ vật lớn hơn nhiều. Nó vẫn đang được nghiên cứu và chưa được công bố trước công chúng.
4. Những người khổng lồ Bắc Mỹ
Trong vài thế kỉ qua, nhiều phát hiện khảo cổ kì lạ đã xuất hiện ở Bắc Mỹ. Người ta đã đào được rất nhiều hài cốt người với kích thước lớn, nhiều tài liệu còn tồn tại cũng chứng minh cho các phát hiện này. Các hài cốt người khổng lồ bao gồm các bộ xương người có chiều cao từ 2m cho tới 4m. Một bộ xương người cao 4m được tìm thấy ở Lompock Rancho, California vào năm 1833. Bộ xương này có 2 hàng răng và được bao quanh bởi nhiều đồ tùy táng như rìu đá hay các vỏ sò chạm khắc. Năm 1895, một lăng mộ được tìm thấy ở Toledo, Ohio. Bên trong là 20 bộ xương ở tư thế ngồi và quay về hướng Tây. Những chiếc răng của họ được biết là “to gấp đôi những người hiện đại ngày nay”. Ngoài ra, còn rất nhiều phát hiện nữa được ghi nhận ở khu vực Bắc Mỹ. Nhiều người cho rằng đây là một giống người khổng lồ cổ đại. Nguồn gốc của những bộ xương này tới nay vẫn còn là bí ẩn.
5. Chiếc nêm nhôm Aiud
Chiếc nêm nhôm Aiud là một vật có hình dáng của một chiếc nêm, được tìm thấy phía Tây thành phố Aiud, Rumani, trên bờ sông Mures vào năm 1974. Nó nằm sâu 11m phía dưới lớp cát cùng 2 bộ xương voi răng mấu. Bề ngoài của nó giống một cái đầu búa. Sau khi được đưa tới Viện khảo cổ Cluj-Napoca để nghiên cứu, nó được xác nhận là được làm từ hợp kim nhôm, bao bọc vối một lớp ôxít rất mỏng. Hợp kim này được tạo thành từ 12 nguyên tố khác nhau. Phát hiện này kì lạ bởi lẽ mãi đến năm 1808 người ta mới biết đến kim loại nhôm và nó không được sản xuất với số lượng lớn cho tới năm 1885. Để luyện được nhôm, người ta cần nhiệt độ tới 1000 độ. Việc nó được tìm thấy trong cùng lớp đất với các bộ xương voi răng mấu chứng tỏ rằng món đồ này có tuổi thọ ít nhất 11 nghìn năm. Nhiều người tin rằng đây là bằng chứng về việc người ngoài hành tinh đã tới Trái đất. Các kĩ sư cho biết là cổ vật này có hình dáng của bộ càng hạ cánh, tương tự như công nghệ đang được sử dụng trên các tàu vũ trụ hiện nay. Cộng đồng khoa học tin rằng nó được chế tạo trên Trái đất với mục đích vẫn chưa rõ ràng và nguồn gốc của món đồ vẫn còn là điều bí ẩn.
Theo Dantri
11 dân công hỏa tuyến mãi nằm lại trong hang núi
Đã 60 năm qua kể từ ngày định mệnh máy bay Pháp gầm rú trên bầu trời huyện Quan Hóa rồi thả bom xuống hang Co Phường (bản Sại- xã Phú Lệ) khiến tảng đá trên vách núi đổ xuống bịt kín cửa hang, chôn vùi 11 dân công hỏa tuyến cho tới bây giờ.
Hơn nửa thế kỷ trôi qua, hang Co Phường với rêu phong, cỏ dại mọc xung quanh, cảnh vật hoang sơ dường như vẫn không thay đổi, cửa hang vẫn chỉ là một hốc đá bởi những phiến đá bịt kín lối vào hang. Lá cờ Tổ quốc được treo trang trọng trên nóc của hang như một sự tri ân đối với những liệt sĩ đã khuất.
Chúng tôi trở về thăm hang Co Phường, nơi đã chôn vùi 11 liệt sĩ dân công hỏa tuyến ngày ấy vào một ngày giữa tháng 7. Cái ngày lịch sử định mệnh đớn đau ấy vẫn còn ám ảnh nguyên vẹn trong tâm trí của những cụ già bản Sại dù cho thời gian có đi qua.
Hang Co Phường, nơi chôn vùi 11 liệt sĩ TNXP hỏa tuyến
Ngày ấy, địa phận xã Phú Lệ là nơi trung chuyển lương thực, vũ khí cho chiến dịch Thượng Lào, Điện Biên Phủ. Lực lượng TNXP được huy động về đây xẻ núi làm đường, tham gia vận chuyển lương thực, vũ khí phục vụ chiến trường. Đây là địa bàn vô cùng quan trọng bởi tuyến đường 15A chạy qua xã Phú Lệ là huyết mạch giao thông đặc biệt đối với việc vận chuyển quân, vũ khí, lương thực phục vụ cho Điện Biên Phủ và Thượng Lào.
Phủ Lệ luôn là địa bàn bị thực dân Pháp đánh phá ác liệt nhất. Quân Pháp trú ở đồn Co Lương (Hòa Bình, cách địa điểm này 8km). Chúng thường xuyên mở các cuộc càn quét sang Thanh Hóa nhằm cắt đứt tuyến đường vận chuyển quân lương cho chiến dịch Điện Biên Phủ.
Tại Phủ Lệ có hang Co Phường (còn gọi là hang Co Phương theo tiếng Thái hay hang cây khế theo tiếng Kinh) là một hang núi do thiên nhiên kiến tạo trong lòng núi đá của dãy Pố Há. Núi có chiều dài 60m, rộng 40m gồm các phiến đá lớn chồng xếp lên nhau, xung quanh núi là đồi đất. Hang có diện tích khoảng 18-20m2, nơi cao nhất của hang là 4m, càng đi sâu vào bên trong hang càng hẹp.
Phía trong cửa hang, những tảng đá lớn đã bịt kín lối vào
Vào những năm chống thực dân Pháp, hang Co Phường không chỉ là trạm quân lương mà còn là nơi trú quân của bộ đội, TNXP và dân công hỏa tuyến. Lương thực, thực phẩm và vũ khí ngoài việc chuyển bộ bằng xe đạp thồ còn được vận chuyển bằng đường ngược sông Mã. Tới khu vực Phú Lệ, dòng sông cạn, thuyền bè đi lại khó khăn được chuyển lên bờ và chuyển bộ. Đường 15A đoạn qua Phú Lệ, nơi có cầu Phú Lệ, cầu Vạn Mai thường bị máy bay giặc Pháp ném bom, bắn phá. Để đảm bảo giao thông, đoạn đường này luôn có lực lượng TNXP, dân công hỏa tuyến đảm nhiệm để giữ vững giao thông thông suốt.
Sau khi nhận nhiệm vụ trên, ngày 6/3/1953, huyện Thiệu Hóa đã tổ chức 3 trung đội dân công, mỗi trung đội biên chế 45 người lên Quan Hóa làm đường và cầu Phú Lệ. Từ ngày 17-30/3, đoàn dân công huyện Thiệu Hóa tổ chức đan sọt, gánh đá làm đường Vạn Mai. Ngày 31/3, đơn vị dân công huyện Thiệu Hóa được Ban chỉ huy công trường điều về làm cầu Phú Lệ.
Vào 3 giờ chiều ngày 2/4/1953, máy bay giặc Pháp thay nhau thả bom khốc liệt. 3 chiếc máy bay đã thả 3 quả bom xuống khu vực xã Phú Lệ, nhưng đau đớn nhất trong vụ xả bom kinh hoàng vào chiều hôm đó là một trong 3 quả bom găm thẳng vào sườn núi Pù Bó rồi nổ tung. Cả một sườn núi đá rầm rầm tụt xuống chân núi, cửa ra vào duy nhất của hang Co Phường bị những phiến đá liền khối như gian nhà bít kín.
Đồng đội và nhân dân đã dùng mọi cách nhưng ngày đó công cụ thô sơ, chỉ là búa, cuốc, xẻng, xà beng nên việc phá một tảng đá lấp cửa hang Co Phường là một điều không tưởng và sau đó đành bất lực, không có cách nào cứu những người mắc kẹt trong hang. 11 người của tiểu đội dân công xã Thiệu Nguyên, huyện Thiệu Hóa đang trú ẩn trong hang bị mắc kẹt trong đó cho đến chết. Cái ngày định mệnh ấy đã chôn vùi 11 dân công hỏa tuyến tại hang Co Phường hơn nửa thế kỷ qua. Các anh chị đã ngã xuống lúc chỉ mới 18, đôi mươi và có những người chưa lập gia đình. Họ đã mãi mãi nằm lại trong lòng đất, cuộc đời của những liệt sĩ TNXP ở đây cũng giống như câu chuyện của 10 cô gái Đồng Lộc hay ở "hang Tám Cô" vậy. Họ là những người đã góp xương máu làm nên chiến thắng lịch sử 30/4/1975.
Nỗi ám ảnh vẫn còn hằn trong đôi mắt của cụ Hà Văn Nhậm, người con của bản Sại. Năm nay cụ Nhậm cũng đã ngoài 90 tuổi rồi thế nhưng nhắc về cái ngày định mệnh ấy, đôi mắt cụ nhìn xa xăm, giọng cụ khắc khoải: "Sau tiếng nổ rung trời, tôi thấy xung quanh trở nên hoang tàn, cảnh tượng hãi hùng, chỉ thấy xác người và máu tràn lan khắp một vùng. Nơi hang Co Phường tiếng kêu la thảm thiết, nhiều người dân tập trung tìm cách cứu các anh chị nhưng vô vọng vì khối đá quá lớn. Người dân chỉ còn cách đưa thức ăn qua máng luồng rồi đưa vào hang nhưng có lẽ không thành. Khoảng 10 ngày sau thì không còn thấy tiếng kêu la nữa. Dân làng hiểu rằng, các anh chị đã ra đi rồi".
Vỏ một trong 3 quả bom bỏ xuống hang Co Phường ngày định mệnh 2/4/1953
Trở lại thăm người chị xấu số của mình là Nguyễn Thị Mứt, ông Nguyễn Văn Thoa, quê ở thôn Nguyên Thịnh xã Thiệu Nguyên (Thiệu Hóa) không giấu được xúc động. Những giọt nước mắt lăn trên khuôn mặt gầy gò nhăn nheo, ông kể: "Ngày đó tôi chỉ mới 5 tuổi, còn quá nhỏ để hiểu nỗi đau mất người thân. Tôi chỉ nhớ bố mẹ tôi khóc rất nhiều. Chị gái tôi lúc mất mới chỉ 21 tuổi. Khi chị đòi đi dân công bố mẹ gàn không cho đi vì chị sức khỏe yếu nhưng chị vẫn cố đòi đi bằng được. Thế rồi mới chỉ hơn 1 tháng, chị đã mãi mãi không trở về..."
Ông Nguyễn Văn thoa, bùi ngùi khi nhớ về người chị gái xấu số của mình
Đến nay số lượng chính xác về số người chết kẹt trong hang Co Phường vẫn chưa được tìm hiểu chính xác. Tuy nhiên theo những cụ cao niên trong bản thì có khoảng hơn 50 người thiệt mạng ở cả trong và ngoài hang, bao gồm TNXP, dân công và người dân xã Phú Lệ. Trong số người chết nói trên, hiện tại đã có 16 TNXP đã được Nhà nước công nhận là liệt sỹ.
Ngày nay, phương án di dời tảng đá lớn để tìm hài cốt liệt sĩ ở hang Co Phường đã được đề cập tuy nhiên do việc tìm được hài cốt và xác định danh tính sẽ gặp nhiều khó khăn vì thế thân nhân các liệt sĩ đã thống nhất giữ nguyên vị trí những người đã yên nghỉ trong lòng hang.
Theo Dantri
Tranh cãi vụ nghi phạm bắn chết thanh niên da màu được trắng án Suốt từ cuối tuần đến nay, nhiều cuộc biểu tình lớn đang nổ ra tại các thành phố tại Mỹ sau khi tòa án thành phố Sanford, bang Florida tuyên bố nghi phạm da trắng Zimmerman trắng án trong vụ bắn chết người thanh niên 17 tuổi da màu Trayvon Martin. Các cuộc biểu tình đã khiến Tổng thống Mỹ Barack Obama phải...