5 phần mềm benchmark miễn phí tốt nhất cho Windows
Những công cụ cho phép game thủ “chấm điểm” tốc độ từng thành phần trong máy tính của mình.
Một vấn đề thường gặp mỗi khi bạn muốn tối ưu hóa hay nâng cấp hệ thống là làm cách nào để đo được hiệu năng của máy trước và sau khi nâng cấp. Nói một cách đơn giản những thông số nào giúp bạn biết được máy của mình đang yếu và yếu ở thiết bị, bộ phận nào? Bởi nếu không biết chính xác đâu là “nút thắt cổ chai” trong vấn đề tốc độ máy tính, thì rất có thể cố gắng nâng cấp của bạn chỉ là vô ích.
Dưới đây là 5 phần mềm benchmark miễn phí cho phép bạn “chấm điểm” tốc độ từng thành phần trong máy tính của bạn, từ đó giúp bạn có những đánh giá chi tiết về các bộ phận, cũng như giúp bạn đưa ra được các quyết định nâng cấp chính xác hơn.
1. SuperPi
Có thể máy tính của bạn đang hoạt động hết sức bình thường và trơn tru với các tác vụ thông thường, tuy nhiên lại chạy như rùa bò với một vài phép tính toán học cơ bản. Nhiều khả năng vấn đề nằm ở bộ vi xử lý (CPU). SuperPi là một công cụ tuyệt vời để giúp bạn kiểm tra xem vấn đề có phải là ở CPU hay không?
SuperPi sử dụng các phép toán tính số Pi chính xác tới 32 triệu chữ số sau dấu phẩy để đo khả năng tính toán của CPU. Phép toán thực hiện để tính chính xác số Pi đủ phức tạp để có thể đánh giá sức mạnh của CPU.
Công cụ chủ yếu đánh giá tốc độ xử lý của máy tính chứ không tập trung vào tốc độ của các thành phần khác, do đó, nó chỉ hữu ích khi đánh giá các thay đổi đối với CPU. Một ví dụ điển hình cho việc sử dụng SuperPi là sử dụng để đo tốc độ xử lý của CPU trước và sau khi ép xung.
2. 3DMark 06 / PCMark 05
Futuremark là một công ty chuyên cung cấp các giải pháp benchmark cho máy tính dưới nhiều góc độ và tiêu chí khác nhau. Các phần mềm của Futuremark được cho là tốt nhất hiện nay. Rất nhiều bài báo tài liệu sử dụng các hình ảnh, số liệu được trích dẫn từ hai phần mềm nổi tiếng của hãng là 3DMark và PCMark.
Phiên bản mới nhất của 3DMark và PCMark không cho bạn sử dụng miễn phí, tuy nhiên bạn có thể sử dụng miễn phí phiên bản cũ hơn với một số tính năng bị giới hạn. Mặc dù trong phiên bản miễn phí này các số liệu đã bị cũ tới hơn 4 năm, nhưng đây vẫn là phần mềm tốt nhất trong số những phần mềm miễn phí. Bởi Futuremark có nhiều tiêu chí rất khắt khe khiến cho nhiều máy tính hiện nay với cấu hình mới nhưng vẫn bị đánh giá thấp.
3DMark chủ yếu dành cho các máy chơi game, đưa ra nhiều tiêu chí để đánh giá sức mạnh của card màn hình. Trong khi đó người anh em PCMark lại dùng để đánh giá các máy tính thông thường. PCMark chấm điểm gần như đầy đủ các thành phần của máy tính. Cả hai phần mềm này đều có thể download từ trang web của hãng.
3. Novabench
Novabench là một phần mềm miễn phí khá tốt trên thị trường hiện nay. Không có phiên bản thương mại, Novabench chỉ cung cấp một phiên bản miễn phí với khả năng chấm điểm máy tính dưới khá nhiều góc độ.
Video đang HOT
Chương trình đo tốc độ bộ vi xử lý, hiệu năng của đồ họa 2D, tốc độ ổ cứng và chính những tính năng cơ bản nhưng đầy đủ này khiến Novabench trở nên khá toàn diện. Sản phẩm thích hợp với các máy tính để bàn, laptop, tính năng chấm điểm ổ cứng giúp phát hiện ra các lỗi có thể xảy ra với ổ cứng của bạn. Novabench không có các tính năng chấm điểm card màn hình hay 3D, chính vì vậy với những máy sử dụng với mục đích giải trí, chơi game bạn nên sử dụng một phần mềm benchmark khác.
4. SiSoft Sandra
Sandra là phần mềm benchmark hoàn toàn miễn phí với đầy đủ các tính năng. SiSoft Sandra thích hợp cho những người có hiểu biết khá rõ về hoạt động bên trong của máy tính, hoặc dành cho các doanh nghiệp muốn phân tích, so sánh nhiều máy tính khác nhau.
Phần mềm được thiết kế dưới dạng nhiều thành phần nhỏ. Các thành phần này giúp bạn đánh giá tốc độ từng bộ phận của máy tính như tốc độ RAM, tốc độ mạng, hay hiệu năng của CPU … Có thể nói Sandra đánh giá được tất cả các các phần cứng và cả phần mềm trong máy tính của bạn. Đôi khi bạn còn thấy SiSoft Sandra đưa ra các bài test cho những phần cứng mà bạn không nghĩ là nó tồn tại trong máy của bạn.
Một tính năng hữu ích khác của SiSoft là khả năng tổng hợp và so sánh. Ví dụ như bạn muốn SiSoft đánh giá tốc độ của bộ vi xử lý. SiSoft sẽ chấm điểm bộ vi xử lý trong máy bạn, đồng thời so sánh với 5 bộ xử lý gần giống nhất để giúp bạn có cái nhìn thực tế hơn về khả năng nâng cấp. Đây là một trong số các tính năng hết sức hữu ích mà chỉ có ở SiSoft Sandra.
5. FRAPS
FRAPS là một phần mềm benchmark khá phổ biến dành cho các game thủ muốn chấm điểm máy tính của mình. FRAPS khác với các phần mềm benchmark khác ở chỗ nó không chấm điểm dựa trên những bài test có sẵn mà nó chấm điểm dựa trên những dữ liệu thu thập được từ tình trạng hoạt động thật, hiện tại của máy tính.
FRAPS thực hiện điều này bằng cách thu thập thông tin về số lượng khung hình được máy tính tạo ra trong 1 giây khi chơi game. Nhiều khung hình được tạo đồng nghĩa với việc người chơi sẽ thấy mượt hơn khi chơi. FRAPS hoạt động tốt với rất nhiều trò chơi, từ World of Warcraft đến Call of Duty 4, và nó có khả năng hiển thị tốc độ khung hình hiện tại của bạn trong thời gian thực trên màn hình đồng thời ghi dữ liệu này ra file log.
Các tính năng chấm điểm của FRAPS là hoàn toàn miễn phí. FRAPS không có một phiên bản thương mại riêng, bạn phải trả tiền để sử dụng một số tính năng khác, tuy nhiên những tính năng này không hề liên quan đến việc đánh giá chấm điểm máy tính của bạn.
Chọn phần mềm nào?
Việc chọn phần mềm benchmark nào là hoàn toàn phụ thuộc vào việc bạn muốn đánh giá gì ở máy tính của bạn? FRAPS và 3D Mark06 sẽ rất phù hợp nếu bạn đang quan tâm đến hiệu năng của máy khi chơi game. Sandra NovaBench tập trung vào hiệu năng chung của máy chẳng hạn như bộ xử lý và tốc độ ổ cứng. SuperPi chấm điểm duy nhất bộ xử lý, vì vậy đây là một lựa chọn tốt nếu bạn muốn cô lập hiệu suất của bộ xử lý với các thành phần khác.
Tuy nhiên nếu bạn muốn đánh giá toàn bộ máy tính của bạn, từ bộ vi xử lý, đến card đồ họa, ổ cứng… thì có thể bạn phải sử dụng tất cả các chương trình này. Bởi chúng cung cấp cho bạn các dữ liệu khác nhau giúp bạn có cái nhìn tổng quan, nhiều chiều về hiệu năng của máy.
Theo PLXH
"Đập hộp" card đồ họa nhanh nhất thế giới ASUS ARES
Cho đến giờ này, ASUS ARES vẫn đang là chiếc card đồ họa đơn nhanh nhất từng được benchmark. Đặt tên theo vị thần chiến tranh trong thần thoại Hy Lạp cổ, model giới thiệu sức mạnh xử lý đồ họa cao cấp hiếm thấy.
Sản xuất trên dây chuyền công nghệ 40 nm Cypress, ASUS ARES bao gồm 2 GPU ATI Radeon HD 5870 xung nhịp 850MHz, phát triển bộ nhớ đồ họa 2GB GDDR5 tương ứng mỗi GPU. Kết quả, siêu phẩm có bộ nhớ siêu khủng lên tới 4GB GDDR5, băng thông bộ nhớ 307,2 GB/giây và giao tiếp 2x256-bit, phát triển 3200 dòng xử lý với khả năng xử lý lên đến 5,44 TFLOP/giây.
Tuy nhiên, ASUS ARES yêu cầu những hai cổng PCIe 8-pin và một cổng PCIe 6-pin để cung cấp năng lượng cho hệ thống làm việc, khá nhiều cho dòng card đồ họa máy tính để bàn. Đồng thời, người dùng cũng cần phải có một túi tiền thật dày nếu muốn sở hữu hệ thống mạnh mẽ này, bởi lẽ giá bán tại châu Âu đang là 1.100 (khoảng 21 triệu đồng) mỗi chiếc.
Toàn bộ hệ thống được đóng gói trong vali kim loại với thiết kế đặc biệt riêng cho ARES.
Chi hơn hai chục triệu mua về chiếc card đồ họa nhanh nhất thế giới cũng đáng tiền đây.
Người dùng còn được tặng kèm một chuột chơi game ROG theo card đồ họa.
Tất tần tật phụ kiện nằm bên trong hộp đựng siêu phẩm ASUS ARES.
Nếu điều kiện cho phép, bạn nên kết hợp 2 hệ thống thành bộ đôi song sát mạnh "vô đối".
Sức mạnh thượng thừa đủ sức trình diễn nuột nà mọi tựa game khủng nhất đang tồn tại.
ASUS ARES có trọng lượng khoảng 1,5 kg với kiểu dáng bên ngoài rất bắt mắt.
Kích thước thân thiết bị lên đến 30 cm, tức là chiều dài tương đương mainboard.
Đây là các đầu ra DVI, HDMI và DisplayPort.
ASUS ARES với thiết kế tàng hình, tăng cường hỗ trợ tối đa khả năng làm mát.
Giải pháp tản nhiệt tiên tiến với hai tấm đồng lớn, và tâm của hệ thống là quạt 120 mm.
Mỗi tấm đồng có 4 ống tản nhiệt 8 mm, làm bằng kim loại nguyên chất 99%.
Có đến 3 đầu nối nguồn PCIe (02 loại 8 chân và 01 loại 6 chân ).
Duy trì mức tiêu thụ điện năng 450W ở chế độ Fulload và 44W ở chế độ Idle.
ASUS ARES so sánh kích thước ATI Radeon HD 5970.
Theo gamek