5 phần cứng console mẫu quái đản
Các nhà sản xuất phần cứng console luôn có những ý tưởng mới để thu hút cho sản phẩm của mình, và đôi lúc tác phẩm ra mắt công chúng lại quái đản tới kì lạ.
Chúng ta cứ nghĩ console thì chẳng có gì phức tạp, chỉ đơn giản là hệ thống hình hộp chữ nhật với tay cầm biến thể từ dạng “xương chó” kinh điển, thế là xong – ấy vậy mà Nintendo, Microsoft, Sony, vẫn thỏa hứng sáng tạo với sản phẩm của mình để rồi cho ra đời những dự án quái đản khiến game thủ không khỏi bật cười. Thống kê của YouTuber Gameranx kì này có 5 sản phẩm thuộc hàng quái đản nhất thế giới mà bạn đọc có thể quan tâm:
Xbox hình… chữ X
Trông cứ như là một món đồ trang trí nhưng đây thực sự là một chiếc Xbox làm bằng nhôm với kích thước khổng lồ, được Microsoft công bố trước hội nghị GDC năm 2000 khiến báo chí tốn kha khá giấy mực để bình loạn về nó. Ngoại trừ hình dáng đặc biệt bên ngoài thì chiếc Xbox này không khác biệt gì về phần cứng với mẫu chính thức, nhưng có lẽ cái giá 1800 đô không phải là ý tưởng hay để Microsoft cho ra mắt console đầu tiên của mình, nên sản phẩm mẫu này giờ được nằm lại tại bảo tàng của Microsoft cho dân chúng chiêm ngưỡng mà thôi.
Tay cầm PS3 dạng Boomerang
Có lẽ do cú ra mắt ấn tượng của chiếc Xbox “nhôm” quái đản hồi năm 2000 mà Sony cũng học tập theo khi giới thiệu máy PS3 với bộ điều khiển “đột phá” được thiết kế theo dạng…. boomerang, to đến mức có thể ghép 2 “nửa” lại thành một hình vô lăng hoàn chỉnh. Hẳn là game thủ có thể tận hưởng cảm giác cầm lái ôm cua khi chơi game đua xe với tay cầm kiểu này nhưng nó có quá nhiều hạn chế do kích thước lớn, phím bấm khó sử dụng… nên đã bị loại bỏ để nhường chỗ cho thiết kế cổ điển đang ăn khách từ thời PS2.
Video đang HOT
Trước khi chính thức ra mắt trên hệ máy Wii thì Wiimote đã có phiên bản cho GameCube, chỉ có điều đây là sản phẩm dành riêng cho các nhà phát triển chứ không bán đại trà – lý do thì cũng đơn giản, vì Nintendo phát triển Wii từ GameCube với phần cứng gần giống nhau nên khi máy chưa ra mắt, các nhà sản xuất game sử dụng nền GameCube để test các tính năng của Wiimote cho hoàn chỉnh trước khi đưa lên Wii. Không có kết nối không dây như bản chính thức, Wiimote cho GameCube dùng giao tiếp Ethernet cắm qua ngõ cáp mạng để vẫn có thể dùng chung với gamepad của GC được.
Sony Prototype TV Game Machine
Trước khi bắt tay với Nintendo để tiến vào thị trường Console thì Sony đã từng dự kiến sản xuất một mẫu riêng cho mình, nhưng dự án này bị hủy bỏ khá sớm nên chiếc console này thậm chí còn chẳng có tên riêng hay bộ điều khiển, chỉ biết là nó dùng nút bấm tùy chỉnh tích hợp trên thân máy và khe cắm băng game mặt trước giống kiểu Fairchild Channel F đời đầu.
Nintendo Playstation
Từng là thành quả hợp tác của Sony và Nintendo, chiếc console này đã không tới được tay game thủ vì xung đột bản quyền giữa hai bên và Sony tách ra chế tạo Playstation cho riêng mình. May mắn thay vẫn còn vài chiếc console mẫu để game thủ chiêm ngưỡng, với sự kết hợp băng game SNES ở trên và khay đĩa CD ở dưới cho phép chiếc console này vừa chiến game băng vừa chơi game trên CD được. Hiện tại Nintendo Playstation mẫu đã được phục chế để đọc CD chứa ROM SNES khá thành công.
Theo Game4V
Vì sao tương thích ngược ngày càng ít trên console?
Tương thích ngược giúp game thủ chơi được bộ sưu tập game cũ trên các hệ máy mới, nhưng vì sao vấn đề này ít được quan tâm trên console ngày nay?
Với game thủ PC thì vấn đề tương thích ngược khá là dễ dãi khi nhiều game từ thủa xa xưa vẫn có thể chơi ngon lành trên Win 10, Win 7, nhưng console thì không được thoải mái như vậy - PS4, Xbox One và Nintendo Switch chỉ hỗ trợ hạn chế những tựa game được lựa chọn thông qua hệ thống phân phối riêng. Vì sao tương thích ngược lại khó nhằn như vậy trên console? Dưới đây là một vài nguyên nhân phổ biến:
1: Định dạng game
Các định dạng như băng đĩa game luôn có sự thay đổi, cải tiến giữa các thệ hế console để chúng mạnh mẽ, chứa được nhiều dữ liệu hơn. Do vậy không phải lúc nào phần cứng cũng có thể đáp ứng đầu đọc băng, đĩa game tương thích các thế hệ trước bởi điều này có thể làm thắt cổ chai toàn bộ hệ thống. Bạn đã thấy điều này với Gameboy Advance khi thế hệ đầu và SP cố gắng hỗ trợ GB và GBC nên không phát huy được sức mạnh vốn có của chiếc handheld này.
2: Phần cứng và phần mềm
Các thế hệ console cũ không dư dả sức mạnh phần cứng nên chúng thường được đi kèm phần cứng của console cũ để giảm gánh nặng giả lập khi chơi game tương thích ngược, chẳng hạn chip âm thanh của PS2 được tái sử dụng từ PS1 nên nó chơi được game PS1 dễ dàng. Tuy nhiên điều này lại gây đội giá console nên các NSX thường có xu hướng né tránh để game thủ không quá băn khoăn khi bỏ tiền mua console mới.
3: Các dịch vụ online
Lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của các nhà sản xuất console, vì vậy thay vì hỗ trợ tương thích ngược để game thủ tái sử dụng thư viện cũ thì cách hay nhất là... đưa bộ sưu tập game đó lên console mới theo dạng dịch vụ online để người chơi phải móc túi lần thứ 2. Điều này tuy có lợi cho người chơi mới khi chỉ cần tốn phí đăng kí tháng để chơi các game cũ nhưng lại bất lợi với các game thủ trung thành với console đó khi đành bỏ xó bộ sưu tập game thế hệ trước dù đã bỏ tiền ra mua đàng hoàng.
4: Nhu cầu của game thủ
Khá ngạc nhiên là tuy rất nhiều người chơi muốn có tương thích ngược nhưng số lượng sử dụng thực tế lại không nhiều như khảo sát, chỉ độ 20-30% game thủ gắn bó với game thế hệ cũ trên console mới qua tương thích ngược, còn phần lớn dành thời gian "chiến" các game thời thượng hay các chức năng hiện đại hơn mà console mới đem lại cho họ, Do vậy chẳng ngạc nhiên gì khi tương thích ngược không được chú trọng trên console vì thị phần quá nhỏ.
Theo Game4V
Starlink: Battle for Atlas tựa game hành động không gian độc quyền console của Ubisoft đã chịu lên PC Starlink: Battle for Atlas đến với PC vào ngày 30 tháng 4 và sẽ có mặt trên cả Steam lẫn Uplay. Còn nhớ vào hội chợ E3 2018, Ubisoft đã trình làng Starlink: Battle for Atlas, một trò chơi phiêu lưu hành động khoa học viễn tưởng trông giống như sự giao thoa giữa No Man's Sky và The Last Starfighter trông khá...