5 ổ dịch tả lợn Châu Phi bùng phát tại Đồng Nai chỉ trong 10 ngày
Sau gần 10 ngày có ổ dịch tả lợn Châu Phi đầu tiên, đến nay, Đồng Nai đã bùng phát 5 ổ dịch. Đồng Nai là tỉnh đầu tiên của phía Nam bị nhiễm dịch tả lợn Châu Phi.
Phun hóa chất cac phương tiện vận chuyển, ngăn ngừa dịch tả lợn Châu Phi lây lan rộng. Ảnh: PV
Theo UBND tỉnh Đồng Nai, ổ dịch thứ 5 được phát hiện tại ấp Bình Ý, xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu. Kết quả xét nghiệm trên các mẫu bệnh phẩm của lợn tại một hộ chăn nuôi nhỏ lẻ ở địa chỉ trên cho kết quả dương tính với virus dịch tả lợn Châu Phi (ASF).
Theo Chi cục Chăn nuôi – Thú y tỉnh, ngay sau khi phát hiện ổ dịch, huyện Vĩnh Cửu đã khoanh vùng dịch, tiêu hủy toàn bộ 63 con lợn tại trại chăn nuôi này đồng thời, tiến hành tiêu độc, khử trùng trang trại có lợn bị dịch và các vùng lân cận.
Chỉ sau gần 10 ngày, thủ phủ chăn nuôi lợn lớn nhất nước ta là tỉnh Đồng Nai đã ghi nhận 5 ổ dịch trên địa bàn của 3 huyện.
UBND huyện Vĩnh Cửu cho biết đã lập 7 chốt kiểm dịch động vật tạm thời, kiểm soát toàn bộ lợn ra, vào huyện. Song song với đó, huyện đang triển khai tiêu độc, khử trùng tại các chợ, cơ sở giết mổ với tần suất mỗi ngày 1 lần để ngăn ngừa sự lây lan của dịch tả lợn Châu Phi.
Video đang HOT
Tính đến nay, Đồng Nai đã xuất hiện 5 ổ dịch tại 5 xã gồm: Đồi 61, Bình Minh (huyện Trảng Bom); Phước Thiền, Phú Hội (huyện Nhơn Trạch) và Tân Bình (huyện Vĩnh Cửu); dịch bệnh đã khiến lực lượng chức năng phải tổ chức tiêu hủy trên 870 con lợn nhiễm bệnh tại các ổ dịch trên địa bàn tỉnh. Tính đến thời điểm này, 2 ổ dịch đầu tiên tại các xã thuộc huyện Trảng Bom và Nhơn Trạch, chưa phát hiện thêm ổ dịch mới.
Nguồn: Anova Feed
Ông Trần Văn Quang – Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi – thú y (Sở NNPTNT tỉnh Đồng Nai) cho biết, qua khảo sát tại 5 ổ dịch, cơ quan chức năng xác định 2 nguyên nhân chính gây bệnh dịch do quá trình vận chuyển và sử dụng thức ăn thừa làm thức ăn cho lợn.
Hiện Đồng Nai đang áp dụng mức hỗ trợ: Lợn con theo mẹ: 300.000 đồng/con; lợn cai sữa đến dưới 2 tháng tuổi: 500.000 đồng/con; lợn thịt từ 2 – 4 tháng tuổi: 2 triệu đồng/con; lợn thịt, lợn giống hậu bị trên 4 tháng tuổi: 3 triệu đồng/con. Riêng mỗi con lợn nái, lợn đực giống đang khai thác sẽ nhận mức hỗ trợ cao nhất là 4,5 triệu đồng/con.
KH.V
Theo LĐO
Hà Nội tiêu hủy gần 32.000 con lợn mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi
Theo Sở NN&PTNT Hà Nội, bệnh dịch tả lợn Châu Phi tiếp tục lây lan rộng, gây thiệt hại khá nghiêm trọng cho người chăn nuôi trên địa bàn.
Thông tin từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội cho biết, tính đến nay, bệnh dịch tả lợn Châu Phi đã xảy ra tại 178 xã, phường thuộc 22 quận, huyện của thành phố, làm mắc bệnh và tiêu hủy 31.806 con lợn.
Tỷ lệ hộ gia đình có lợn mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi chiếm 2,76% tổng số hộ, cơ sở chăn nuôi; tỷ lệ lợn mắc bệnh, tiêu hủy chiếm 1,07% tổng đàn lợn toàn thành phố.
Qua kiểm tra thực tế, bệnh dịch tả lợn châu Phi xảy ra trên địa bàn thành phố chủ yếu ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ (chỉ có 6 hộ có số lượng từ 200 - 400 con lợn). Hiện tại, các hộ chăn nuôi quy mô lớn, các trang trại, gia trại nuôi từ 500 con trở lên do làm tốt công tác an toàn sinh học trong chăn nuôi nên chưa xảy ra dịch bệnh.
Hà Nội tổ chức diễn tập phòng chống dịch tả lợn châu Phi tại huyện Thanh Oai
Theo đánh giá của Sở NN&PTNT Hà Nội, nguyên nhân dịch bệnh có chiều hướng lây lan nhanh, nhất là từ ngày 10/4/2019 trở lại đây, chủ yếu do các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ chưa thực hiện tốt công tác phòng bệnh theo phương pháp an toàn sinh học. Một số nơi thành viên tham gia chống dịch chưa thực hiện đầy đủ quy trình sử dụng bảo hộ, vệ sinh người, phương tiện, dụng cụ khi ra vào ổ dịch.
Ngoài ra, còn do một số địa phương chưa thực hiện nghiêm việc kiểm soát chăn nuôi, kinh doanh, vận chuyển lợn, sản phẩm lợn, chưa kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định.
Theo dự báo, thời gian tới bệnh dịch tả lợn châu Phi vẫn sẽ có những diễn biến phức tạp, nguy cơ lây lan trên diện rộng là rất lớn, kể cả ở các hộ chăn nuôi quy mô lớn, các trang trại, gia trại.
Nhằm khống chế, ngăn chặn có hiệu quả dịch bệnh, Sở NN&PTNT Hà Nội đề nghị các quận, huyện, thị xã: Tập trung làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền về "5 không", "4 tại chỗ" trong ứng phó, phòng chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi; đẩy mạnh tuyên truyền để người chăn nuôi làm tốt việc chăn nuôi an toàn sinh học.
Sở NN&PTNT Hà Nội cũng chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội giám sát chặt chẽ diễn biến dịch bệnh tới từng hộ, thôn, xóm, cụm dân cư đảm bảo phát hiện, báo cáo kịp thời, khoanh vùng, khống chế không để dịch bệnh lây lan. Thường xuyên cập nhật thông tin, diễn biến, biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên thế giới, cả nước để kịp thời cung cấp thông tin nâng cao năng lực hệ thống ngành, hướng dẫn người chăn nuôi.
Thường xuyên chia sẻ thông tin, kinh nghiệm phòng, chống dịch bệnh với các tỉnh trên địa bàn cả nước, đặc biệt chú trọng 24 tỉnh phía Bắc đã ký cam kết cùng Hà Nội. Tiếp tục lấy mẫu ngẫu nhiên để test nhanh với bệnh dịch tả lợn châu Phi tại các cơ sở giết mổ, nơi nguy cơ cao. Chuẩn bị đầy đủ nhân lực, vật lực sẵn sàng đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh.
Chí Tâm
Theo congly
Bình Thuận huy động tổng lực ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi Đến nay, toàn tỉnh Bình Thuận đã thiết lập 9 chốt kiểm dịch động vật tạm thời trên các tuyến quốc lộ và tỉnh lộ giáp ranh với các tỉnh lân cận. Bình Thuận là địa bàn có nhiều tuyến quốc lộ đi qua, nên luôn tiềm ẩn nguy cơ vận chuyển động vật nhiễm bệnh dịch tả lợn châu Phi vào địa...