5 nhóm nhạc ‘chưa được nhớ mặt đặt tên’ tại K-Pop
Dù đang trở thành trào lưu thịnh hành tại K-Pop, nhưng có một thực tế là không phải cứ ra mắt là các nhóm nhỏ đều sẽ thành công.
K-Pop vốn đã “khó thở”, nay lại càng “đất chật người đông” khi số lượng nhóm nhỏ cứ ngày một tăng lên. Với thành công vang dôi của hàng loạt cái tên như Taetiseo, Sistar 19, GD&TOP, Infinite H… dường như các công ty âm nhạc đang nhìn nhân vân đê “xuât” nhóm nhỏ là việc quá dê dàng. Bởi vây, thời gian gân đây họ đua nhau cho ra mắt các nhóm nhỏ một cách vô tội vạ.
Trên thực tê đê môt nhóm nhỏ ra mắt thành công đòi hỏi phải đảm bảo rât nhiêu yêu tô. Không chỉ xây dựng cho mình môt phong cách hoàn toàn mới so với “nhóm mẹ”, các nhóm nhỏ còn phải tạo nên môt màu sắc riêng đê tách biệt hoàn toàn so với nhóm mẹ.
Ngoài những yếu tố trên, vấn đề về thời gian ra mắt, hình thức PR… cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sự thành công của một nhóm nhỏ. Bởi vậy, có nhiều nhóm nhỏ ra mắt mà chẳng tạo được tiếng tăm như những trường hợp dưới đây:
Rainbow Pixie (Rainbow)
Rainbow Pixie “chào hàng” tại K-Pop vào đầu năm 2012, khoảng 3 năm kể từ ngày nhóm lớn Rainbow ra mắt. Đây là một quãng thời gian dài nhưng thực sự chưa đủ để Rainbow gom được một lượng fan lớn, nhất là khi các bài hát của nhóm như A, Sweet dream… lại không tạo được tiếng vang tại K-Pop. Hạn chế đó cộng với việc không định hình được phong cách đã khiến Rainbow Pixie ra đời mà không tạo được nhiều hiệu ứng.
1 triệu 400 lượt xem là con số ít ỏi mà Rainbow Pixie đã gom về với ca khúc Hoi Hoi trong suốt hơn 1 năm qua. Trong khi đó, vẫn với con số đó, Twinkle của Taetiseo lại dễ dàng đạt được chỉ trong một ngày. Cùng với sự “chìm nghỉm” của MV đầu tay Hoi Hoi, các cô gái nhóm Rainbow Pixie là Seung Ah, Ji Sook và Hyun Young cũng đang lặn mất tăm mà không đọng lại nhiều ấn tượng cho Kpop fan.
Ze:A 5 (Ze:A)
Video đang HOT
Ze:A không còn là một nhóm nhạc mới, nhưng giống như trường hợp của Rainbow, nhóm vẫn chưa thể trở thành những thần tượng top đầu tại K-Pop. Nhìn lại 1 năm qua, nhóm gần như chưa bao giờ lọt top 35 nhóm nhạc có lượng fan lớn nhất trên Daum café. Trong tình hình không mấy khả quan đó, Ze:A lại quyết định “sản xuất” nhóm nhỏ có tên Ze:A 5 gồm 5 thành viên là Jun Young, Kwang Hee, Hee Cheol, Dong Jun và Tae Heon.
Với MV đầu tay có tên The Day We Broke Up, Ze:A 5 đã quyết tâm hạ gục fan bằng concept ngọt ngào và hình ảnh nhẹ nhàng. Thế nhưng, không hiểu vì hình tượng này đã không còn được ưa chuộng hay vì Ze:A 5 không tạo được sự đột phá mà MV chỉ thu hút 300 nghìn lượt xem trên Youtube sau hơn 3 tuần “ra lò”. Tình hình của ca khúc tại các bảng xếp hạng cũng không khả quan hơn là bao. The Day We Broke Up chỉ đạt được vị trí thứ 6 trên Bugs, 18 trên Melon…Tại K-Pop Music Chart tuần 2 của tháng 4, ca khúc này cũng đã bị nhiều “đối thủ” đè đầu cưỡi cổ và yên phận nằm ở vị trí 26. So với nhiều nhóm nhỏ tại K-Pop như Orange Caramel, Super Junior K.R.Y, Sistar 19… thì đây quả là một kết quả khiêm tốn.
Nghía qua thành tích của DASONI thì có thể thấy nhóm còn thê thảm hơn cả Rainbow Pixie và ZE:A 5. Vị trí 29 (Music video chart) trên Olleh, 20 trên M Countdown!, 84 (Kỹ thuật số) trên Gaon và 59 (Music video top 100) trên Melon…là những con số cho thấy tình hình không mấy khả quan của MV Goodbye trong khoảng 1 tuần đầu ra mắt.
DASONI có một khời đầu không mấy hoàn hảo âu cũng dễ hiểu. Thời điểm nhóm ra mắt, EXID (Nhóm lớn của DASONI) vẫn còn là một tân binh và không có nhiều thành công tại Kpop. Không có lượng fan lớn”chống lưng” lại phải cạnh tranh với hoàng loạt tên tuối lớn như CNBlue, Sistar 19, SHINee… đã phần nào “vùi dập” màn ra mắt của 2 cô gái DASONI
AS Red và AS Blue (After school)
Dù đã rất thành công với dự án Orange Caramel, nhưng Pledis Entertainment vẫn không ngừng nuôi tham vọng “bành trướng” thị trường nhóm nhỏ. Và kết quả của mong muốn đó là sự ra đời của AS Red và AS Blue (nhóm nhỏ của After school). Trong khi, AS Red đi theo dòng nhạc quyến rũ gợi cảm thì AS blue lại khoe vẻ đẹp tinh nghịch, dễ thương. Ngay từ đầu, dự án này đã được khán giả hưởng ứng nhiệt tình vì ý tưởng độc đáo. Thế nhưng, ban đầu hào hứng bao nhiêu thì sau khi 2 MV được tung ra fan lại thất vọng bấy nhiêu.
In the Night Sky của AS Red đi theo hướng sexy, nhưng thực tế độ sexy đó chẳng thấm vào đâu so với nhóm gốc After School. Đó còn chưa kể tới hạn chế về giai điệu và vũ đọa kém nổi bật. AS Red đã vậy, AS Blue còn đáng buồn hơn. MV mờ nhạt như được làm từ thập niên 90, giai điệu không gây nghiện là hạn chế lớn nhất khiến Wonder Boy của nhóm không được yêu thích.
Và hệ quả của việc tách nhóm này là In the night sky và Wonder boy tụt hạng “dần đều” và “chốt hạ” ở vị trí 13 và 18 sau khoảng 1 tuần lên sóng. Thậm chí, sau khi chứng kiến màn biểu diễn của cả 2 đội, các fan hâm mộ đã phải thốt lên rằng “kém hơn mong đợi nhiều”.
K-Pop fan sẽ tiếp tục được đón chào 2 nhóm nhỏ mới là T-Ara N4 và uBEAT. Trong khi, T-Ara N4 liên tiếp bị phản đối vì scandal của T-Ara trước đó thì uBEAT cũng không được kì vọng cao bởi bản thân Ukiss cũng là nhóm không quá mạnh. Bởi vậy, tương lai của 2 nhóm nhỏ này ra sao thì còn phải chờ đợi nhiều ở thời gian tới.
Theo Tiin
Kpop: Không phải cứ nhóm nhỏ là hay
Trào lưu nhóm nhỏ thực ra đã đượcSM khởi xướng từ cách đây rất lâu với hàng loạt những "miniSuper Junior", tuy nhiên phải đến mới đây nó mới trở thành một xu hướng thịnh hành trong showbiz xứ Hàn. Đầu năm 2013, Kpop fan đã có cơ hội chứng kiến cuộc xâm lăng của các nhóm nhỏ: INFINITE H, 2YOON, SISTAR19...
Nhóm nhỏ sẽ giúp các cho các thành viên có thêm nhiều đất diễn và cơ hội để tỏa sáng, đồng thời sự thành công của nhóm nhỏ cũng sẽ cho nhóm lớn được "thơm lây".
Super Junior-K.R.Y là đại diện nổi bật cho nhóm nhỏ thành công
Đối với những nhóm nhạc "đông dân" như Super Junior thì nhóm nhỏ thực sự là thiên đường cho các thành viên. Super Junior-K.R.Y chính là minh chứng rõ nhất của một nhóm nhỏ thành công. Bao gồm ba thành viên Kyuhyun, Ryeowook, Yesung, hướng đi của Super Junior-K.R.Y là tập trung vào giọng hát. Thành công vang dội của các chàng trai trên đất Nhật đã cho thấy chiến thuật sáng suốt của SM.
Orange Caramel dường như đã bắt đầu nổi hơn cả nhóm lớn After School
Orange Caramel cũng lại là một ví dụ nữa cho nhóm nhỏ thành công. Nana, Raina và Lizzy đã nổi lên phần phật ngay khi mới ra mắt vào năm 2010. Lựa chọn phong cách dễ thương kết hợp hài hước, Orange Caramel được khán giả đón nhận nồng nhiệt với ca khúc đầu tay Magic Girl. Sau những ca khúc thành công ở quê nhà, Orange Caramel chuyển hướng Nhật tiến và cũng đã đạt được những thành tích đáng khen ngợi. Có thể nói rằng nhóm nhỏ này dường như đã bắt đầu nổi hơn cả nhóm lớn After School.
Thành công của SISTAR19 đã giúp nhóm lớn SISTAR được "thơm lây"
Chỉ bao gồm 2 thành viên, SISTAR19 đã thành công ngoài sự mong đợi của công ty quản lý. Hình tượng nóng bỏng của bộ đôi Hyorin và Bora dường như là một món ăn lạ lẫm với Kpop fan thời kỳ Ma Boy. SISTAR19 đã giúp cho cái tên SISTAR được "thơm lây" ít nhiều, từ đó tỏa sáng rực rỡ trong năm 2012.
Không có hướng đi riêng rõ ràng, Rainbow Pixie "chìm nghỉm"
Nhưng không phải cứ lập nhóm nhỏ là sẽ lên như diều gặp gió. Nếu không có hướng đi riêng rõ ràng và độc đáo, nhóm nhỏ hay nhóm lớn cũng khó lòng mà thành công. Rainbow Pixie là một ví dụ điển hình. Ra mắt cùng Hoi Hoi, Rainbow Pixie không thực sự khiến người ta thấy sự khác biệt của mình so với Orange Caramel. Và thế là Jisook, Seungah cùng Hyunyoung cứ chìm dần chìm dần, không đọng lại ấn tượng cho Kpop fan.
Năm 2013, dự đoán Kpop sẽ còn "mọc" thêm nhiều nhóm nhỏ nữa. Fan hy vọng sẽ được gặp những nhóm nhỏ với phong cách và hướng đi thực sự mới lạ và tách biệt so với nhóm lớn của mình.
Theo TTVN
SISTAR 19 giải tỏa bế tắc cho các nhóm nhạc idol? Sistar 19 là minh chứng rất rõ cho sự thành công của mô hình nhóm nhỏ. Đã có thời kì, các nhóm nhạc thần tượng là số 1 tại Hàn Quốc. Các ca sĩ solo, các nhóm nhạc dù có tài năng đến đâu nhưng không sở hữu ngoại hình long lanh thì cũng đừng mơ qua mặt các idol. Thế nhưng, khoảng...