5 nhóm người sau cần cảnh giác với đái tháo đường
Đái tháo đường là bệnh mãn tính và có thể gây ra nhiều biến chứng cho cơ thể. Các chuyên gia nội tiết cho rằng bệnh đái tháo đường có thể coi là “đại dịch” trong cuộc chiến chống lại bệnh không lây nhiễm.
5 nhóm người cần chú ý
TS. BS. Nguyễn Thị Hồng Vân – Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Bạch Mai mỗi lần tiếp xúc với bệnh nhân đái tháo đường họ đều lo sợ bởi đây là căn bệnh hại chết người thầm lặng và có nhiều biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, cần biết rõ nguy cơ đái tháo đường như thế nào.
Đái tháo đường là rối loạn chuyển hoá gluxit mãn tính. Nếu không kiểm soát có thể gây ra các biến chứng cấp tính hoặc mãn tính.
Đái tháo đường có hai loại chính là tuyp 1 và tuyp 2, một thể đặc biệt là đái tháo đường thai kỳ xảy ra ở phụ nữ mang thai. Còn ở bệnh viện phần lớn là gặp đái tháo đường tuýp 2 ở người cao tuổi.
Bệnh đái tháo đường tuyp 2 xảy ra khi cơ thể mất khả năng sử dụng insulin để chuyển hóa glucose huyết thành năng lượng cho tế bào. Lượng glucose huyết tích tụ trong cơ thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như suy thận, đột quỵ, tăng huyết áp…
Bệnh thường không có biểu hiện, triệu chứng rõ rệt cho đến khi đã chuyển biến nặng. Thế nên, bạn cần thận trọng, thường xuyên kiểm tra mức glucose huyết nếu thuộc một trong năm nhóm đối tượng nguy cơ bị đái tháo đường tuyp 2.
Video đang HOT
Thứ nhất, người bị tăng cân béo phì, có rối loạn chuyển hoá, rối loạn lipit. Đặc biệt kể cả trẻ nhỏ thừa cân béo phì cũng có thể bị đái tháo đường. Người béo phì cơ thể có nhiều mô mỡ thì các tế bào càng trở nên kháng insulin. Tình trạng này dẫn đến dung nạp glucose kém, một triệu chứng của bệnh tiền đái tháo đường. Nếu bị thừa cân, béo phì, bạn nên lập một chế độ ăn hợp lý, hạn chế chất bột, đường, ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như hoa quả, rau xanh, thực phẩm nguyên hạt.
Thứ hai, di truyền, trong gia đình có bệnh nhân đái tháo đường như bố mẹ, anh, chị, em. Nếu người thân trong gia đình đã từng bị đái tháo đường tuyp 2 thì bạn có nhiều khả năng mắc bệnh này. Do đó, bạn nên kiểm tra sức khỏe định kỳ, theo dõi mức glucose huyết để chủ động phòng ngừa và chẩn đoán bệnh.
Thứ ba, phụ nữ sinh con to trên 4 kg, bị đa ối, trong quá trình mang thai đã phát hiện đái tháo đường thai kỳ. BS Vân cho biết trước đây chúng ta thường bỏ qua những người như thế này. Phụ nữ đẻ con to, cân nặng đều vui mừng nhưng đây thực sự là điều không mong muốn cho phụ nữ cũng như em bé đó vì yếu tố nguy cơ chuyển hoá cho bà mẹ và trẻ em trong tương lai rất lớn.
Thứ tư, người có chẩn đoán rối loạn glucose khi đói, tiền đái tháo đường. Đây là thời kỳ có rối loạn đường máu nhưng chưa được chẩn đoán đái tháo đường ví dụ đường máu 5,7 mmol/lit, rối loạn dung nạp glucose sau khi làm nghiệm pháp tăng đường huyết và đường máu từ 7,8 mmol/l- 11mmol/l là yếu tố nguy cơ đái tháo đường.
Thứ năm, người ít vận động, ăn nhiều thức ăn giàu năng lượng. BS Vân cho biết chế độ ăn uống của người Việt trong 20 năm trở lại đây thay đổi rất nhiều do điều kiện kinh tế thay đổi nên thói quen ăn uống thay đổi, vận động cũng thay đổi bằng thang máy, ô tô, xe máy cộng vào thúc đẩy tăng bệnh đái tháo đường.
5 nhóm người sau cảnh giác với đái tháo đường. Ảnh minh hoạ.
Dấu hiệu đái tháo đường
Theo BS Vân, khi thấy có 4 triệu chứng của đái tháo đường đi tiểu nhiều, ăn nhiều, uống nhiều, sụt cân, khô da, ngứa da, dễ nhiễm trùng cần tới các cơ sở y tế kiểm tra ngay.
Ngày xưa hiểu biết về bệnh đái tháo đường còn hạn chế thì người ta quan niệm nước tiểu có kiến đậu, ruồi bu, nước tiểu ngọt thì mới là tiểu đường nhưng đó chỉ là tên gọi còn để xác định đường huyết thì phải xét nghiệm máu.
Để chẩn đoán đái tháo đường, theo bác sĩ Vân người bệnh có thể đi sàng lọc đái tháo đường bằng cách thử đường máu như xét nghiệm đường máu, ví dụ làm đường máu bất kỳ thời gian nào nếu đường máu trên 11,1mmol/l kèm theo tiểu nhiều, sụt cân thì chắc chắn bị đái tháo đường. Xét nghiệm đường huyết lúc đói nhịn ăn sau 8 tiếng nếu đường huyết trên 7,5 mmol/l – bạn đã bị đái tháo đường.
Với người chưa được chẩn đoán đái tháo đường nhưng đã có dấu hiệu rối loạn đường huyết cần phải thay đổi lối sống để phòng đường huyết trong tương lai.
Hơn 2 triệu người Việt mắc bệnh tiểu đường mà không biết
Ước tính khoảng 3,8 triệu người Việt mắc bệnh tiểu đường, đến hơn 60% trong số này chưa được chẩn đoán và điều trị.
"Đái tháo đường là bệnh không lây nhiễm đang gia tăng tại Việt Nam, là gánh nặng cho bệnh nhân, đồng thời là gánh nặng kinh tế cho xã hội", Phó giáo sư Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế, nói tại Hội thảo triển khai Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường type 2, chiều 30/12.
Theo Liên đoàn đái tháo đường thế giới, 463 triệu người lớn, độ tuổi 20-79 đang sống với bệnh tiểu đường trong năm 2019 trên toàn cầu. Dự đoán vào năm 2045, con số này sẽ tăng tới khoảng 700 triệu người. Như vậy, cứ một người trong 10 người lớn sẽ mắc bệnh tiểu đường. 46,5% người đang sống với bệnh tiểu đường không được chẩn đoán.
Tại Việt Nam, dự báo năm 2040, khoảng 6,1 triệu người mắc bệnh và xu hướng ngày càng trẻ. Trước kia bệnh thường gặp ở lứa tuổi trên 40, nay dần xuất hiện ở tuổi 30, có cả trẻ em. Trong đó, 70% bệnh nhân đã được chẩn đoán bệnh type 2 song chưa đạt mục tiêu điều trị.
"Tiểu đường gây nhiều biến chứng nguy hiểm, là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tim mạch, mù lòa, suy thận, cụt chi", ông Khuê nhấn mạnh.
Bệnh nhân tiểu đường dễ gặp biến chứng ở bàn chân. Ảnh: Thúy Quỳnh.
Giáo sư Trần Hữu Dàng, Chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam, cho biết nguyên nhân chủ yếu gia tăng người bệnh tiểu đường là do chế độ ăn uống, vận động không hợp lý của lối sống hiện đại, bên cạnh yếu tố di truyền.
Tiểu đường là bệnh lý mạn tính và diễn tiến suốt cuộc đời. Bệnh nhân cần được điều trị thích hợp ở từng giai đoạn bệnh, theo tiến triển tự nhiên của bệnh nhằm giảm biến chứng, nâng cao chất lượng sống.
Chi phí điều trị đái tháo đường ở Việt Nam ước tính khoảng 320 triệu USD năm 2007, dự đoán tăng lên 1,1 tỷ USD năm 2025.
Năm 2017, Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường. Hiện, Bộ Y tế vừa triển khai cập nhật hướng dẫn này, tập trung chủ yếu vào thực hành lâm sàng chẩn đoán và điều trị đái tháo đường. Bộ Y tế cũng cập nhật công cụ để giúp các nhân viên y tế bổ sung kiến thức điều trị bệnh này. Ứng dụng Diabetes Journey , được Bộ Y tế phê duyệt năm 2019, giúp bác sĩ lựa chọn phương án điều trị phù hợp từng bệnh nhân.
Rượu, bia - tác nhân chính gây bệnh không lây nhiễm Rượu, bia đứng hàng thứ 5 trong 10 nguyên nhân gây tử vong cao nhất trên toàn cầu và còn là nguyên nhân nhiều bệnh không lây nhiễm nguy hiểm khác. Ngày 28/12, tại Hà Nội, Liên minh Phòng chống bệnh không lây nhiễm Việt Nam (NCDs-VN) tổ chức Hội thảo: "Thúc đẩy tiếng nói người bệnh và người bị ảnh hưởng vào...