5 nhóm người được chi trả phí xét nghiệm nCoV
Bệnh nhân nội trú, người bệnh ngoại trú thực hiện xét nghiệm sau khi có quyết định chuyển vào điều trị nội trú, được chi trả chi phí xét nghiệm nCoV.
Ba nhóm khác cũng được chi trả, gồm cán bộ, nhân viên y tế, người lao động tại cơ sở khám chữa bệnh; người chăm sóc người bệnh, tối đa không quá hai người luân phiên, nếu được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đồng ý cho ở lại chăm sóc người bệnh; người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam đã hoàn thành thời gian cách ly y tế theo quy định nhưng thuộc bốn nhóm trên.
Nội dung này nằm trong hướng dẫn của Bộ Y tế về nguồn kinh phí chi trả xét nghiệm nCoV khi tăng cường xét nghiệm tại các cơ sở khám chữa bệnh, ngày 23/6.
Theo hướng dẫn, người bệnh đang điều trị nội trú được thực hiện xét nghiệm nCoV định kỳ 7 ngày điều trị một lần. Trường hợp có ca mắc Covid-19 trong khu điều trị nội trú thì xét nghiệm ngay toàn bộ.
Người nhà chăm sóc bệnh nhân, nếu chăm người bệnh điều trị nội trú dưới 7 ngày hoặc ba ngày thì được một lần xét nghiệm nCoV. Chăm người bệnh điều trị nội trú từ ba hoặc 7 ngày trở lên thì được hai lần xét nghiệm.
Video đang HOT
Người bệnh sau khi khám ngoại trú cần chuyển vào điều trị nội trú sẽ được xét nghiệm ngay sau khi có quyết định. Người bệnh chuyển tuyến cũng được xét nghiệm. Cán bộ, nhân viên y tế, người lao động tại cơ sở khám chữa bệnh được xét nghiệm định kỳ 7 ngày một lần.
Tiền xét nghiệm nCoV tại các cơ sở khám chữa bệnh được chi trả dựa trên hai nguồn kinh phí, từ quỹ bảo hiểm y tế và ngân sách Nhà nước, áp dụng cho cả bệnh viện dã chiến và cơ sở tiếp nhận, điều trị ban đầu Covid-19. Các cơ sở khám chữa bệnh xét nghiệm theo một hoặc kết hợp nhiều phương pháp như test nhanh kháng nguyên, PCR mẫu đơn hoặc mẫu gộp.
Lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 tại bệnh viện ở TP HCM, tháng 5/2021. Ảnh: Hữu Khoa.
Chính phủ bổ sung 7.650 tỷ đồng mua vaccine Covid-19
Ngày 30/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính quyết định bổ sung 7.650 tỷ đồng cho Bộ Y tế để mua 61 triệu liều vaccine Covid-19 của hãng Astra Zeneca và Pfizer.
Theo thông báo của Văn phòng Chính phủ, Bộ Y tế sẽ mua 30 triệu liều vaccine AstraZeneca của Công ty cổ phần vaccine Việt Nam và 31 triệu liệu của hãng Pfizer.
Về kinh phí, 5.100 tỷ đồng được trích từ nguồn kinh phí 12.100 tỷ đồng tiết kiệm chi năm 2020, chuyển sang năm 2021, đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định hồi tháng 5; 2.550 tỷ đồng chi từ nguồn Quỹ vaccine.
Thủ tướng cũng đồng ý dùng 37 tỷ đồng để Bộ Y tế chi cho việc tiếp nhận, vận chuyển, phân phối, thuê kho bảo quản, vật liệu tiêm chủng cho các lô vaccine do Covax tài trợ và các nguồn vaccine viện trợ, tài trợ của nước ngoài.
Bộ Y tế sẽ tổ chức mua, sử dụng vaccine theo quy định về đấu thầu, tài sản công; phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng kết quả sử dụng kinh phí nêu trên.
Nhân viên y tế chuẩn bị vaccine của hãng AstraZeneca để tiêm cho lực lượng tuyến đầu. Ảnh: Giang Huy
Trước đó ngày 19/6, Chính phủ quyết định mua lại 30 triệu liều vaccine AstraZeneca mà VNVC đã nhập, gồm cả số liều Bộ Y tế đã nhận từ doanh nghiệp này, theo nguyên tắc phi lợi nhuận. Trường hợp AstraZeneca giảm giá bán cho VNVC thì công ty sẽ giảm giá bán cho Bộ Y tế. Nhưng nếu hãng tăng giá bán, Bộ Y tế chỉ thanh toán cho VNVC theo giá đã đàm phán, ký hợp đồng.
Các chi phí vận chuyển vaccine sẽ được thanh toán cho VNVC theo thực tế hóa đơn chứng từ AstraZeneca cung cấp cho VNVC. Phí bảo lãnh tạm ứng, bảo đảm hợp đồng sẽ được hạch toán theo số tiền VNVC phải thanh toán thực tế.
Hồi giữa tháng 5, ông Trương Quốc Cường, Thứ trưởng Y tế, cho biết Bộ Y tế đã ký hợp đồng với Công ty Pfizer mua 31 triệu liều vaccine. Hãng này cam kết bán vaccine cho Việt Nam với giá thấp nhất, dành cho các nước có thu nhập thấp.
Công ty Pfizer sẽ cung cấp 31 triệu liều vaccine cho Việt Nam trong quý 3-4 năm 2021, đảm bảo đúng lộ trình hai bên đã thống nhất.
Đến nay, Việt Nam đã tiếp nhận gần 4,5 triệu liều vaccine, trong đó gần 2,5 triệu liều do Covax hỗ trợ, hơn 400.000 liều mua lại từ công ty VNVC, gần một triệu liều do Nhật Bản tặng. Đầu tháng 7, Việt Nam tiếp nhận thêm một triệu liều vaccine nữa do Nhật Bản tài trợ. Tất cả đều của hãng AstraZeneca.
Ngoài ra, Trung Quốc đã tặng Việt Nam 500.000 liều Vero-Cell của Sinopharm.
TP.HCM tính phương án sống chung với dịch Dù ghi nhận số ca nhiễm kỷ lục trong vòng 24 giờ kể từ khi dịch bệnh bùng phát, nhưng lãnh đạo TP.HCM đánh giá dịch bệnh vẫn đang trong tầm kiểm soát. Nhân viên y tế lấy mẫu tầm soát trên diện rộng đối với người dân P.Bình Trị Đông, Q.Bình Tân, TP.HCM . ẢNH: ĐỘC LẬP Chiều 25.6, Ban chỉ đạo...