5 nhân chứng có thể xác nhận vị trí chính xác của MH370?
Một điều tra viên của vụ mất tích MH370 đang cố gắng tìm ra lời giải đáp cho một trong những bí ẩn hàng không lớn nhất trong lịch sử này, và ông tin rằng bản thân đã tìm ra manh mối từ lời khai của 5 nhân chứng.
Trên tờ Daily Star, Noel O’Gara, một nhà điều tra tư nhân Ireland, đồng thời là một nhà văn, cho hay ông tin rằng chuyến bay mang số hiệu MH370 xấu số đã vô tình bị bắn hạ theo lệnh của Chính phủ Malaysia.
Trước đó, ông O’Gara nói rằng các nhân chứng cho thấy Chính phủ đã che giấu sự thật về vụ mất tích bí ẩn của chiếc máy bay. Ông tin chắc rằng có thể xác định được vị trí của chiếc máy bay rơi bằng lời khai của các nhân chứng.
Theo ông, Chính phủ Malaysia có thể đã bí mật dọn dẹp đống đổ nát của máy bay ở đáy biển.
“Trừ khi Chính phủ Malaysia sẽ vén màn sự thật về sau này. Họ biết chính xác hoặc quanh đó một vài dặm nơi chiếc máy bay rơi xuống”, O’Gara nói.
Ảnh minh họa.
Video đang HOT
Ông O’Gara cho rằng, việc theo đuổi sự thật về MH370 cũng giống như đi tìm các mảnh ghép của trò ghép hình. Ông chú ý tới 4 nhân chứng quanh trọng mà lời khai của họ có thể có ích cho quá trình xác định vị trí máy bay rơi.
Mike McKay, một công nhân khai thác dầu, người bị sa thải vì tuyên bố đã nhìn thấy MH370 bốc cháy vào buổi sang nó mất tích, là một trong số đó.
“McKay đã thấy một chiếc máy bay bốc cháy khi anh ta đang ở một giàn khoan dầu ngoài khơi. Cảnh tượng đó có thể là chiếc MH370 khi đang bay trên độ cao gần 14.000m và gặp nạn. Nó đang bay về phía Đông và tăng tốc rất nhanh khiến máy bay mất kiểm soát. Trong một vài khoảnh khắc khi gặp nạn, chiếc máy bay như thể bị bốc cháy như gặp ánh sáng mặt trời từ phía Đông và sau đó rơi xuống”, O’Gara nói.
Nhân chứng quan trọng thứ hai là Raja Latife Dalelah, người khi đó bay từ Saudi Arabia tới Malaysia, gần đảo Andaman. Bà đã nhìn thấy một thứ mà bà tin là máy bay rơi xuống biển vào ngày chuyến bay MH370 mất liên lạc với thế giới.
“Dalelah nhìn thấy một chiếc máy bay trên biển vào thời điểm quan trọng, tại địa điểm quan trọng”, O’Gara giải thích. Ông cũng bác bỏ quan điểm cho rằng máy bay của bà Dalelah khi đó ở độ cao quá lớn để nhìn thấy chính xác những gì ở mặt biển.
Nhân chứng thứ ba là Kinda Tee, một thủy thủ người Anh nói với Trung tâm Điều phối Tổng rằng cô đã nhìn thấy một chiếc máy bay đang bốc cháy trên đường đến Phuket ở Thái Lan.
“Tee thấy một chiếc máy bay rơi xuống và hai chiếc máy bay nhỏ hơn bay trên cao. Ở khu vực đó và vào thời điểm đó”, O’Gara nêu.
Nhân chứng thứ tư và thứ năm của ông là hai ngư dân Malaysia khăng khăng khẳng định rằng họ nhìn thấy chiếc máy bay rơi xuống: “ Ngư dân ngoài khơi Kota Bharu (một thành phố ở Malaysia) đã thấy một chiếc máy bay rơi xuống khu vực đó”, O’Gara nói.
Những giả định mới nhất này được đưa ra ngay sau khi O’Gara cho rằng chiếc máy bay đã bị bắn hạ sau khi bị không tặc tấn công. Trong tình huống đó, các nhà chức trách được cho là có ít thời gian để ngăn chặn một cuộc tấn công kiểu 11/9 ở Mỹ vào 18 năm trước.
Gần năm năm kể từ khi máy bay Boeing của hãng hàng không Malaysia Airline biến mất, các giả thuyết về số phận của chiếc máy bay vẫn đang gây xôn xao – nhưng phần lớn mọi người tin rằng chiếc máy bay đã bị phá hủy khi rơi xuống biển.
Chuyến bay MH370 tới Bắc Kinh với 239 hành khách và phi hành đoàn đã tắt radar vào ngày 8/3/2014. Chỉ một số mảnh vỡ được cho là một phần của xác máy bay đã được phát hiện tại các địa điểm khác nhau, bao gồm Nam Phi, Mozambique và Đảo Reunion của Pháp ở Ấn Độ Dương.
Malaysia, Trung Quốc và Australia đã tiến hành một cuộc tìm kiếm tốn gần ba triệu USD trong 3 năm qua ở phía nam Ấn Độ Dương. Quá trình tìm kiếm đã bị đình chỉ vào tháng 1/2017 do không có kết quả.
Theo Nguoiduatin
Singapore kêu gọi Malaysia rút tàu thuyền khỏi vùng biển tranh chấp
Theo Kyodo, Bộ Ngoại giao Singapore ngày 10/2 cho rằng Malaysia nên rút tàu thuyền của nước này khỏi các vùng biển tranh chấp vì chúng gây nguy hiểm cho an toàn hàng hải tại cảng biển của Đảo quốc Sư tử.
Tàu của Malaysia (trái) và tàu Cảnh sát biển Singapore tại vùng lãnh hải Singapore ngoài khơi Tuas ngày 6/12/2018. (Nguồn: straitstimes.com)
Cảnh báo trên được đưa ra sau khi một tàu của Chính phủ Malaysia từng dính vào vụ tranh cãi biên giới trên biển, đã va chạm với tàu chở hàng của Hy Lạp một ngày trước.
Bộ trên cho biết vụ việc đã xảy ra ở "một khu vực nằm bên ngoài tuyên bố chủ quyền của Malaysia năm 1979, vốn Singapore chưa bao giờ công nhận. Sự hiện diện dai dẳng của các tàu thuộc chính quyền Malaysia rõ ràng tạo ra mối đe dọa cho an toàn hàng hải trong khu vực này."
Bộ này nhấn mạnh, Kuala Lumpur cũng sẽ phải chịu trách nhiệm "cho bất kỳ tình huống không hay nào phát sinh tại thực địa xuất phát từ hoạt động triển khai liên tục những tàu thuyền của họ trong khu vực này."
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Malaysia ngày 9/2 tuyên bố vụ việc đã xảy ra trong lãnh hải nước này cũng như khẳng định không có báo cáo thương vong hay tràn dầu từ vụ va chạm, song Bộ Hàng hải Malaysia đã bắt giữ tàu và thủy thủ đoàn tàu Hy Lạp để điều tra sơ bộ./.
Theo Vietnam
Tàu Malaysia va chạm với tàu hàng Hy Lạp ở vùng biển tranh chấp Hãng tin Kyodo đưa tin một tàu của Chính phủ Malaysia ngày 9/2 đã va chạm với một tàu chở hàng của Hy Lạp ở khu vực biển đang có tranh chấp giữa Singapore và Malaysia. Tàu Polaris của Malaysia va chạm với tàu chở hàng Piraeus của Hy Lạp. Ảnh: straitstimes.com Theo hãng tin trên, tàu Polaris của Malaysia, neo đậu tại...