5 nguyên tắc lái xe mùa mưa bão tài xế cần nắm rõ
Những nguyên tắc lái xe an toàn trong mùa mưa bão là tài xế cần quan sát để tránh điểm ngập, tắt điều hoà AC, giữ khoảng cách và một số kinh nghiệm khác.
Lái xe an toàn là một trong những nguyên tắc mà các lái xe cần tuân thủ, tuy nhiên trong mùa mưa bão không phải ai cũng nắm chắc. Dưới đây là một số chia sẻ của các lái xe, chuyên gia về lái xe an toàn trong mùa mưa bão.
Theo một giáo viên dạy lái xe Trường Cao đẳng GTVT TP.HCM chia sẻ, một trong những nguyên tắc lớn cho người lái xe di chuyển mùa mưa đó là chú ý quan sát những điểm ngập nước, đi chậm và rà phanh để đảm bảo an toàn.
Nếu phải đối mặt với vùng ngập nước, việc đầu tiên là phải xác định mực nước để đoán định được chiếc xe (gầm thấp hay cao: SUV hay sedan/hatchback) có đủ để vượt qua được hay không. Nếu nước ngập không quá 20 cm hoặc không quá cạnh dưới cánh cửa, người lái xe có thể di chuyển qua một cách an toàn. Nếu không chắc chắn thì tuyệt đối không lái xe qua vùng ngập nước.
Lái xe cần chú ý quan sát khi di chuyển mùa mưa bão. Ảnh: TN
Đặc biệt, người lái xe cần lưu ý không đạp thốc ga và rà phanh khi đi qua đoạn nước ngập. Vì việc đạp thốc ga mạnh sẽ tạo ra quán tính lớn làm nước dễ tràn lên khu vực lưới tản nhiệt và đi vào ống hút gió. Trong đó, đi chậm sẽ giúp xe bám đường tốt hơn, giảm tải cho hệ thống phanh đang bị trơn trượt khi bắt buộc dừng. Đi chậm cũng giúp người lái xe dễ phát hiện các chướng ngại trên đường như nắp cống, nắp hố ga.
Vị giáo viên cũng khuyên rằng, dưới trời mưa, nên đi với tốc độ thấp hơn tối thiểu 5-10 km/giờ so với bình thường. Tuy nhiên, nếu di chuyển trên cao tốc hay đường đẹp thì cũng không cần thiết phải đi quá chậm, có thể gây cản trở cho các phương tiện khác và vi phạm luật giao thông.
Không chạy song song với xe khác
Khi di chuyển vào mùa mưa, bão có rất nhiều trường hợp ô tô bị một xe khác tạt nước lên kính khiến lái xe khó quan sát. Đây là trường hợp cực kỳ nguy hiểm mà các lái xe cần đề phòng khi đi dưới trời mưa.
Do đó, khi đi trên các tuyến đường, nhất là đường cao tốc, cần hạn chế tối đa việc đi song song với một xe khác. Chỉ vượt và cho vượt ở những nơi thoáng đãng, ít vũng nước để tránh bị tạt hoặc tạt nước cho xe khác.
Không nên chạy song song với các xe khác. Ảnh: TN
Tắt hệ thống điều hoà
Video đang HOT
Khi di chuyển những ngày mưa này người lái xe không được mở cửa và nên tắt hệ thống điều hoà AC. Vì khi di chuyển dưới nhiệt độ, độ ẩm trong cabin xe và ngoài trời khác nhau dễ tạo nên hơi ẩm ở kính xe và khiến cho người lái xe khó quan sát hơn.
Trường hợp cần thiết, lái xe có thể điều chỉnh nhiệt độ của điều hòa bằng hoặc thấp hơn bên ngoài để không bị đọng hơi nước ở kính lái. Việc hạ nhiệt độ như vậy có thể khiến những người ngồi trong xe bị lạnh, do vậy nên điều chỉnh gió theo hướng lên kính và bật chế độ lấy gió ngoài.
Người lái xe có thể bật đèn pha để quan sát tốt hơn và để các xe ngược chiều dễ phát hiện do trời mưa khiến cho tầm nhìn bị hạn chế. Trường hợp mưa quá lớn, tài xế nên bật cả đèn khẩn cấp để xe phía sau dễ dàng nhận thấy.
Bên cạnh đó, tài xế cũng cần lưu ý việc giữ khoảng cách với các xe phía trước và không đi sát bên cạnh các xe lớn như xe buýt, xe tải vì các phương tiện này có kích thước lớn dễ tạo ra các sóng nước lớn cũng là một điều cần lưu ý.
Dừng lại nếu trời mưa quá to
Lái xe cần nắm rõ các nguyên tắc khi lái xe mùa mưa bão. Ảnh: TN
Việc lái xe khi trời chuyển mưa, bão sẽ rất nguy hiểm, vì mưa dày hạt sẽ không đảm bảo tầm nhìn dù gạt mưa đã hoạt động hết công suất. Mưa, bão dễ làm cho cây bên đường bị gãy, đổ, thế nên nếu trời mưa quá to, bạn nên dừng lại để trú tránh.
Khi dừng đỗ xe, lái xe cũng nên chọn những nơi cao ráo, thoáng đãng và không làm ảnh hưởng đến xe khác. Không nên dừng đỗ dưới gốc cây to khi trời mưa bão bởi các cành cây rất dễ gãy đổ vào xe, rất nguy hiểm.
“Một trong những lưu ý đặc biệt quan trọng mà tài xế cần nhớ là tuyệt đối không tìm cách nổ máy xe khi xe bị tắt máy vì có thể gây thuỷ kích. Thay vào đó, hãy đẩy xe lên nơi khô ráo hoặc gọi cứu hộ”- vị giáo viên này nhấn mạnh.
Sáu nguyên tắc lái xe dưới trời mưa của các 'tài già'
Trời mưa, đường trơn luôn khiến các tài xế khó khăn trong việc quan sát, phán đoán và xử lý tình huống. Dưới đây là 6 nguyên tắc được các "tài già" đúc rút sau nhiều năm kinh nghiệm.
Trời mưa, đường trơn luôn là thách thức với nhiều tài xế, nhất là các lái mới. Khi lái xe ô tô dưới điều kiện trời mưa bão cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn tới sự cố cho xe như ngập nước, chết máy,...
Để tránh những sự việc đáng tiếc xảy ra, các tài xế có kinh nghiệm đã đúc kết ra một số nguyên tắc và mẹo để lái xe dưới trời mưa một cách an toàn:
1. Luôn chạy chậm hơn bình thường tối thiểu 5-10 km/h
Khi trời mưa, đường trơn, hệ thống phanh của ô tô sẽ làm việc kém hiệu quả, do vậy lái xe cần chạy chậm hơn bình thường để đảm bảo an toàn.
Các chuyên gia khuyên rằng, dưới trời mưa, nên đi với tốc độ thấp hơn tối thiểu 5-10 km/h so với bình thường, ví dụ đoạn đường thường chạy với tốc độ 60 km/h thì khi trời mưa, bạn chỉ nên lái xe khoảng 50 km/h mà thôi.
Trong thời tiết mưa bão, nên chạy chậm và chú ý quan sát
Đi chậm còn giúp chúng ta dễ phát hiện và vòng tránh các chướng ngại vật trên đường như nắp cống, nắp hố ga hay khúc cây,... Tuy vậy, nếu di chuyển trên cao tốc hay đường đẹp thì cũng không cần thiết phải đi quá chậm, có thể gây cản trở cho các phương tiện khác.
2. Bật đèn khi trời mưa
Khi trời mưa to, ánh sáng và tầm nhìn của các tài xế đều bị hạn chế. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho chính mình và các phương tiện cùng lưu thông, hãy bật đèn chiếu gần, đèn sương mù khi lái xe dưới trời mưa.
Luôn bật đèn sương mù, đèn pha (chiếu gần) khi đi dưới trời mưa.
Trường hợp mưa quá lớn, tài xế nên bật cả đèn khẩn cấp để xe phía sau dễ dàng nhận thấy và duy trì khoảng cách an toàn.
3. Điều chỉnh nhiệt độ, hướng gió điều hòa phù hợp
Trời mưa khiến nhiệt độ trong xe và bên ngoài chênh lệch, gây ra hiện tượng mờ kính khá khó chịu. Để khắc phục, bạn cần điều chỉnh nhiệt độ của điều hòa bằng hoặc thấp hơn bên ngoài để không bị đọng hơi nước ở kính lái.
Việc hạ nhiệt độ như vậy có thể khiến những người ngồi trong xe bị lạnh, do vậy nên điều chỉnh gió theo hướng lên kính và bật chế độ lấy gió ngoài.
4. Không chạy song song với xe khác
Trên đường có rất nhiều trường hợp ô tô bị một xe khác tạt nước lên kính khiến lái xe "mù tạm thời". Đây là trường hợp cực kỳ nguy hiểm mà các lái xe cần đề phòng khi đi dưới trời mưa.
Do đó, khi đi trên các tuyến đường, nhất là đường cao tốc, cần hạn chế tối đa việc đi song song với một xe khác. Chỉ vượt và cho vượt ở những nơi thoáng đãng, ít vũng nước để tránh bị tạt hoặc tạt nước cho xe khác.
5. Dừng lại nếu trời mưa quá to
Việc lái xe khi trời chuyển mưa quá to sẽ rất nguy hiểm, vì mưa dày hạt sẽ không đảm bảo tầm nhìn dù gạt mưa đã hoạt động hết công suất. Mưa to kết hợp với gió lớn còn dễ làm cho cây bên đường bị gãy, đổ, thế nên nếu trời mưa quá to, bạn nên dừng lại để trú tránh.
Khi dừng đỗ xe, lái xe cũng nên chọn những nơi cao ráo, thoáng đãng và không làm ảnh hưởng đến xe khác. Không nên dừng đỗ dưới gốc cây to khi trời mưa bão bởi các cành cây rất dễ gãy đổ vào xe, rất nguy hiểm.
6. "Lượng sức mình" khi đi qua vùng ngập
Nếu phải đối mặt với vùng ngập nước, việc đầu tiên là phải xác định mức nước và tính toán khả năng vượt qua vùng ngập nước của xe mình. Thông thường, với những chiếc xe sedan có gầm thấp, bạn không nên đi qua các khu vực ngập quá 25cm hoặc mực nước đến cánh cửa của xe.
Quan sát các xe đi trước để ước lượng, phán đoán khi đi qua vùng ngập nước.
Lái xe có thể quan sát các ô tô có kích thước tương tự xe mình đã vượt qua khúc ngập an toàn để ước lượng, phán đoán và đi vào những vị trí mà xe trước vừa đi qua. Khi đi qua đoạn đường ngập, cần đi số thấp và tắt các phụ tải không cần thiết như điều hòa, hệ thống âm thanh trên xe.
Ngoài ra, cũng cần chú ý khi có xe chạy cùng chiều và ngược chiều vì có thể xảy ra hiện tượng tạo sóng, làm nước dâng cao hơn và tăng nguy cơ nước tràn vào đường nạp gió, vào lọc gió động cơ.
Nguyên tắc lái xe an toàn tài xế cần "nằm lòng" Để đảm bảo an toàn khi lái xe trên mọi cung đường, các tài xế nên nắm vững một số nguyên tắc trước khi khởi động xe như tư thế ngồi lái xe, kiểm tra hệ thống phanh... Không đạp ga thì đặt lên chân phanh Khi lái xe số tự động, nếu không đạp ga để tăng tốc tài xế phải đặt...