5 nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc cảm cúm trong mùa đông
Nếu bạn nghĩ rằng đã tiêm phòng cúm sẽ không bị bệnh nữa thì hoàn toàn sai lầm. Điều quan trọng nhất giúp phòng cảm cúm là tránh các nguyên nhân sau.
Đối với nhiều người, mùa thu, đông đến cũng là lúc nguy cơ mắc bệnh cúm tăng lên. Bạn cũng có thể là một trong số họ.
Dưới đây là 5 điều làm tăng khả năng mắc bệnh cúm trong mùa đông mà bạn cần phải tránh.
1. Lo lắng quá nhiều
Tâm trạng thường xuyên lo lắng sẽ làm cho hệ miễn dịch của bạn bị suy giảm, bạn có nhiều nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp hơn bình thường, trong đó có cả bệnh cảm cúm, cảm lạnh.
Ngoài ra, thường xuyên lo lắng còn là nguyên nhân khiến cơ thể bạn phải đối mặt với nhiều loại bệnh khác như trào ngược acid, mất ngủ, phát ban da và trầm cảm.
Ảnh minh họa
2. Ôm, hôn và bắt tay
Video đang HOT
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) khuyến cáo bạn nên đứng cách người bị bệnh cúm khoảng 15cm trong lúc tiếp xúc để tránh vi khuẩn có nguy cơ xâm nhập vào cơ thể bạn qua không khí. Ngoài ra, có thể bạn chưa biết nhưng các hành động như ôm, hôn, bắt tay với người mắc bệnh cúm sẽ càng làm cho khả năng lây lan vi khuẩn từ người ốm sang người khỏe nhanh hơn qua đường nước bọt, tiếp xúc da….
Vậy nên, để phòng bệnh, bạn hãy tránh những tiếp xúc vào mắt, mắt, vết thương hở của người bệnh…
3. Hút thuốc
Hút thuốc lá làm suy yếu những sợi lông nhỏ chống lại bệnh tật bên trong mũi, nó đồng thời cũng làm suy giảm hệ miễn dịch và cơ thể, đặc biệt là khả năng xử lý vi trùng của phổi. và phổi có bẫy và xử lý các vi trùng . Điều này có thể rời khỏi cơ thể dễ bị tấn công. Thêm vào đó, nghiên cứu cho thấy H1N1 hang sâu vào phổi hơn so với cúm theo mùa, dẫn đến nhiễm trùng có thể tệ hại hơn do sau này .
Pascal James Imperato , MD , chủ nhiệm khoa của Trường Y tế công cộng tại SUNY Downstate, ở Brooklyn, cảnh báo rằng sự tổn thương phổi trước do hút thuốc lá có thể khiến bạn tăng nguy cơ bị các bệnh do virus gây ra và dễ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng. “Hút thuốc mãn tính sẽ làm hỏng phổi và dẫn đến nguy cơ phát triển bệnh phổi cũng như các bệnh đường hô hấp, trong đó có cảm cúm, cảm lạnh”, ông nói.
4. Chỉ dùng gel rửa tay kháng khuẩn mà không rửa tay với xà phòng
Các thành phần trong nước rửa tay dạng gel của bạn bao gồm 60-95% rượu, cồn hoặc isopropanol để có thể làm sạch tay của bạn. Tuy nhiên, nó không phải là sản phẩm có thể thay thế việc rửa tay với xà phòng.
Theo Sanjay Gupta,chuyên gia vệ sinh của Mỹ cho biết không có nghiên cứu nào chứng minh nước rửa tay dạng gel thực sự giết chết virus. Sử dụng xà phòng và nước vẫn là lựa chọn tốt nhất để loại bỏ virus gây bệnh cúm. Vì vậy, nếu vì lạnh mà bạn thường xuyên dùng gel rửa tay kháng khuẩn mà không rửa tay với xà phòng trong mùa đông thì nguy cơ bị cúm càng tăng.
Ảnh minh họa
5. Cơ thể thiếu vitamin C
Vitamin C có tác dụng như chất chống oxy hóa, giúp tăng cường sức đề kháng và miễn dịch cho cơ thể. Khi cơ thể thiếu vitamin C, khả năng chống lại các vi khuẩn, vius gây bệnh bị giảm đi đáng kể nên bạn sẽ dễ bị cảm cúm hơn bình thường.
Để phòng bệnh, hãy bổ sung vitamin C cho cơ thể, đặc biệt là khi hệ miễn dịch bị suy yếu. Bạn có thể bổ sung vitamin từ các loại quả có múi như cam, chanh và hoa quả có múi khác… Ngoài ra, theo lời khuyên của các chuyên gia thì uống nhiều nước (nước lọc, nước hoa quả, cháo, súp…), đặc biệt là nước ấm cũng là cách giúp cơ thể giữ nước, tăng cường khả năng miễn dịch, phòng bệnh cúm cho cơ thể hiệu quả.
Theo VNE
Tăng sức đề kháng trong mùa lạnh
Cảm cúm, viêm phế quản, sốt phát ban, đau mắt đỏ... là những bệnh nhiễm siêu vi dễ mắc phải khi thời tiết chuyển sang mùa lạnh.
Để "chiến đấu" với vi khuẩn còn có kháng sinh hỗ trợ, chống lại siêu vi thì hầu như phải dựa vào sức đề kháng của bản thân. Như vậy, đê tranh bi bênh mùa lạnh, cần tăng cương sưc đê khang cơ thể hằng ngay. Khi bị lây nhiễm siêu vi, người có sức đề kháng tốt sẽ không bị phát bệnh hoặc bệnh nhẹ và nhanh khỏi. Người có sức đề kháng yếu sẽ dễ bị phát bệnh hơn, đôi khi lại bội nhiễm vi khuẩn hoặc biến chứng nặng hơn.
Cần chăm sóc hệ miễn dịch cơ thể bằng chê đô dinh dương hợp lý, tăng cường vận động, ngủ đầy đủ, sống vệ sinh, chủng ngừa phòng bệnh và dùng thuốc hỗ trợ khi cần.
Hãy cho trẻ bú mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu và kéo dài 18-24 tháng để tận hưởng nguồn kháng thể quý giá trong sữa mẹ. Chế độ ăn đủ năng lượng với các nhóm chất dinh dưỡng (thể hiện qua việc phát triển cân nặng hằng tháng tốt), đặc biệt là các chất dinh dưỡng giúp tăng sức đề kháng như đạm (mỗi bữa ăn 30-50 g thịt hoặc 70-90 g cá hay tôm, 1 quả trứng hay 1 miếng đậu hũ), chú trọng vitamin C (rau sống và 200 g trái cây tươi mỗi ngày), vitamin A (thịt, cá, gan, trứng), chất sắt (thịt, cá, gan, huyết), kẽm (hàu, sò, thịt, cá...).
Tre em kham bênh tai Bênh viên Nhi Đông 1, TP HCM (Ảnh: Hồng Thúy)
Rau xanh chưa nhiêu vitamin C nhưng dê bi thât thoat qua qua trinh lưu trữ, ngâm, rưa, đun nâu... Vì vậy, cần ăn thêm 1-2 loại trái cây tươi hằng ngày. Khi sức đề kháng có dấu hiệu giảm sút, bác sĩ có thể bổ sung chế phẩm vitamin C để tăng sức đề kháng khi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm... Nhu cầu vitamin C là 100 mg/ngày nên dùng thuốc chỉ cần uống dư gấp vài lần trong thời gian ngắn là được. Sau khi uống vitamin C, 5-7 ngày sau mới giúp tăng sức đề kháng nên phải thương xuyên cung cô hệ miễn dịch phòng bệnh, chứ không để nhiêm bênh rôi mới lo tăng sức đề kháng thì đã muộn.
Vao mua lanh, việc giữ ấm cơ thể bằng quân ao âm, khăn, vớ, chăn (mền), tránh gió lùa, tắm nước ấm... là rất quan trọng. Bảo vệ cơ thể trước nguy cơ bị lây nhiễm siêu vi (cách ly người bệnh, đeo khẩu trang, mắt kính, không dùng chung đồ dùng cá nhân, không tiếp xúc gần người bệnh) và rửa tay bằng xà bông thường xuyên.
Tập thể dục 30-45 phút vào sáng, chiều sẽ giúp ích rất nhiều cho những người viêm xoang, viêm họng mãn... vì nó làm tăng sức đề kháng cơ thể. Người chơi thể thao đều đặn sẽ rất ít bị bệnh nhiễm trùng, chưa kể chứng táo bón, mỡ máu, loãng xương, đường huyết cao, béo phì... cũng được kiểm soát tốt.
Cần ngủ sớm và ngủ đủ giấc để cơ thể khỏe khoắn. Thức khuya, chơi đêm làm sức đề kháng sụt giảm nghiêm trọng và dễ mắc bệnh nhiễm trùng như viêm họng, lao...
Trẻ 8 tuổi bị đái tháo đường type 2
Ngày 14-11, tại ngày hội "Phòng chống đái tháo đường (ĐTĐ)", PGS-TS Nguyễn Trung Quân - Trưởng Khoa Khám bệnh theo yêu cầu Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) - cho biết bệnh nhân nhỏ tuổi nhất được xác định mắc ĐTĐ type 2 là một bé trai 8 tuổi, cao 141 cm, nặng 58 kg. Tại thời điểm phát hiện bệnh, chỉ số đường huyết khi đói của cháu là 13 mmol/l. Sau 6 tháng điều trị, bệnh nhi giảm được 10 kg, cùng lúc đó, chỉ số đường huyết dao động trong khoảng 5,4-6,2 mmol/l. Theo PGS-TS Quân, tỉ lệ trẻ dưới 10 tuổi mắc ĐTĐ type 2 ngày càng phổ biến, trong đó TP HCM gặp nhiều hơn Hà Nội. Trẻ béo phì là đối tượng nguy cơ cao của bệnh ĐTĐ. Gần như các bệnh nhân ĐTĐ type 2 trong giai đoạn đầu đều có béo phì. Bên cạnh đó, ĐTĐ ở lứa tuổi dưới 30 cũng ngày càng trở nên phổ biến do những thay đổi về lối sống, thói quen sinh hoạt, ăn uống và vận động.
Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) Lương Ngọc Khuê kêu gọi người dân thay đổi lối sống lành mạnh để giảm 80% nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ, đồng thời cải thiện chất lượng sống của những người đã mắc bệnh này. Hiện tỉ lệ mắc bệnh ĐTĐ của người Việt là 5,7% và có thể tăng gấp đôi vào năm 2030.
Theo VNE
5 món súp tốt nhất chống lại bệnh cảm lạnh, cảm cúm Tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn với những món súp sau sẽ giúp bạn chống lại các chứng cảm lạnh và cảm cúm thông thường khi thời tiết chuyển sang lạnh. 1. Súp hạt bí ngô Hạt bí ngô rất giàu kẽm. Nhiều nghiên cứu đã chứng tỏ kẽm có tác dụng tăng cường chức năng của các tế bào miễn...