5 nguyên nhân không ngờ gây bệnh ung thư vòm họng mà có thể bạn cũng mắc phải
Ung thư vòm họng là căn bệnh vô cùng nguy hiểm và đang gia tăng theo từng ngày do yếu tố đời sống ngày càng phát triển.
Do yếu tố môi trường
Với những người thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường có nhiều khói bụi, chất khí độc hại, đặc biệt là hydrocacbon thơm thì nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm họng là rất cao. Do trước khi những chất độc hại này đi vào để làm hại phổi thì nó phải đi qua đường vòm họng. Thế nên, nó sẽ gây tác động lớn, đồng thời kích thích và sản sinh các tế bào ung thư phát triển tại đây.
Ăn nhiều thực phẩm lên men
Một số loại thực phẩm lên men như dưa chua, cà muối, củ cải muối… có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh về vòm họng hay ung thư vòm họng cao hơn những người ít tiêu thụ những loại thực phẩm này.
Yếu tố di truyền
Video đang HOT
Trong các nghiên cứu về di truyền học đã tìm thấy sự liên quan giữa các gen ức chế u với bệnh ung thư vòm họng. Khi bắt đầu nghiên cứu, các nhà khoa học đã tìm thấy gen ức chế u ở những người mắc bệnh ung thư vòm họng. Do đó, nếu trong gia đình bạn có người mắc bệnh ung thư vòm họng thì bạn nên chủ động đi xét nghiệm ngay từ sớm để phát hiện bệnh và tìm hướng điều trị kịp thời.
Uống rượu bia nhiều
Một trong các nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh ung thư vòm họng chính là thói quen uống rượu bia nhiều. Thế nên, nếu có thói quen này thì bạn nên hạn chế uống rượu bia ngay từ bây giờ để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm họng.
Yếu tố tuổi tác và giới tính
Ung thư vòm họng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên, lứa tuổi dễ mắc bệnh nhất là từ 30 – 55 tuổi. Tùy theo giới tính, nhưng tỷ lệ nam giới mắc bệnh ung thư vòm họng thường cao hơn nữ giới.
Sở dĩ nam giới dễ mắc bệnh hơn nữ giới là vì nam giới thường hay phải tiếp xúc với nhiều khí độc từ môi trường làm việc xung quanh, hóa chất độc hại, hút thuốc lá, uống rượu bia… Vậy nên, tỷ lệ mắc bệnh sẽ cao hơn so với nữ giới.
Theo Helino
Chỉ còn 1 năm nữa, vaccine chống HIV sẽ chính thức được thử nghiệm trên người
Vaccine chống lại căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS sắp được thử nghiệm trên người. Tương lai vĩnh biệt căn bệnh này đã đến rồi.
Vấn nạn của thế kỷ 21 là ung thư, nhưng không vì vậy mà con người xem nhẹ một căn bệnh thế kỷ khác là HIV/AIDS. Các nhà khoa học vẫn đang hết sức nỗ lực tìm ra các loại thuốc điều trị, hay thậm chí là phòng chống căn bệnh này từ trước khi nó xảy ra.
Và nay, theo báo cáo mới nhất từ NIAID (Viện Dị ứng và bệnh truyền nhiễm quốc gia - Mỹ), các chuyên gia đã bắt đầu lên kế hoạch thử nghiệm vaccine chống HIV trên người, sau những kết quả đại thành công với chuột bạch, chuột lang và khỉ. Dự tính, thử nghiệm sẽ bắt đầu vào đầu năm 2019.
Cụ thể, vaccine sẽ nhắm đến HIV-1 - một loại protein quan trọng trên bề mặt HIV, với vai trò giúp virus ký sinh được trong tế bào của vật chủ. HIV-1 được xác định vào năm 2016, khi các chuyên gia phân tích một loại kháng thể HIV do cơ thể bệnh nhân nhiễm bệnh trong nhiều năm tạo ra. Hệ miễn dịch tự nhiên của bệnh nhân này đã tạo ra một kháng nguyên đặc biệt, có thể gắn vào một bên của virus, mà cụ thể thì chính là peptide HIV-1.
Sau khi kiểm tra kỹ hơn, nhóm nghiên cứu do John Mascola và Peter Kwong đứng đầu đã giật mình nhận ra rằng loại kháng nguyên này chứa mọi điều kiện cần thiết để giúp chúng ta sản xuất vaccine: vừa hoạt động ổn định khi virus nhân bản, lại không bị các tế bào miễn dịch khác xâm lấn.
Kế đó, cả hai đã thử tiến hành chế tạo một loại protein có thể kích thích hệ miễn dịch tạo ra kháng thể nhắm đến kháng nguyên HIV-1, rồi tạo ra các mẫu vaccine tương ứng. Khi tiến hành thử nghiệm trên chuột, kết quả cho thấy các kháng thể đã tấn công và trung hòa đến 31% trong số 208 dòng HIV trên thế giới.
Kháng thể (màu vàng) bám vào màng virus (xám). Các gai virus có màu xanh, và phần màu đỏ là kháng nguyên.
Các thử nghiệm khác trên chuột lang và khỉ đuôi vàng cũng cho kết quả hết sức tích cực. Và đó là dấu hiệu cho thấy vaccine sẽ hoạt động hiệu quả trên cơ thể người.
"Nghiên cứu này là một bước tiến hết sức quan trọng để tạo ra vaccine chống virus HIV." - Anthony S. Fauci, giám đốc NIAID cho biết.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Medicine.
Tham khảo: IFL Science
Theo helino
"Tại sao bạn nên để nước cam trong tủ lạnh rồi mới uống?": Câu trả lời của các nhà khoa học sẽ khiến bạn bất ngờ Chúng ta luôn biết nước cam là thức uống rất tốt cho cơ thể nhưng không phải ai trong chúng ta cũng biết nên để nước cam trong tủ lạnh và rã đông nó trước khi uống sẽ tốt hơn. Nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Seville đã nghiên cứu thấy rằng để nước cam trong tủ lạnh cho...