5 nguyên nhân khiến rốn có mùi hôi, nguyên nhân thứ 4 bất ngờ nhất, ai biết rồi cũng không khỏi lo lắng
Trong các bộ phận trên cơ thể, rốn có lẽ là một trong những nơi ít được quan tâm tới nhất. Hầu hết mọi người chỉ chú ý tới sức khỏe khu vực này khi chúng xuất hiện dấu hiệu bất thường nên không chú ý làm sạch rốn thường xuyên.
Giống nách, rốn vừa nằm ở nơi bí khí vừa là nơi tích tụ nhiều tế bào chết và thậm chí chứa hơn 60 loại vi khuẩn. Theo Todd Minars, chuyên gia y khoa kiêm phó giáo sư khoa da liễu tại Đại học Y Miami, sự tích tụ của mồ hôi lẫn bụi bẩn thường gây nên mùi hôi. Do đó, bạn chỉ cần làm sạch rốn định kỳ để giải quyết tình trạng này.
Tuy nhiên, nếu việc làm sạch vẫn không đem lại hiệu quả hoặc thậm chí xuất hiện các triệu chứng khác như đỏ, rát, sưng hoặc chảy dịch, mọi người đừng ngại ngần tới khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến khiến rốn có mùi hôi và biện pháp khắc phục:
1. Bụi bẩn
Trên thực tế, một số người cần vệ sinh khu vực này liên tục và thường xuyên hơn người khác. Do họ sở hữu những nếp gấp sâu ở nơi dây rốn bị thắt nút, vi khuẩn có thể dễ dàng tấn công, tận dụng khu vực này để ẩn náu và phát triển. Nếu nằm trong nhóm người này, bạn nên vệ sinh kỹ rốn hàng ngày bằng xà phòng nhằm loại bỏ mùi hôi tận gốc.
2. Xơ vải mắc kẹt trong rốn
Những vật thể mắc kẹt trong rốn, đặc biệt xơ vải, cũng là nguyên nhân khiến bộ phận này có mùi hôi bất thường. Trong đó, loại xơ có thể gây mùi nhất là cotton do chúng sở hữu đặc tính hút ẩm cao. Vì vậy, nếu rốn tích tụ nhiều cotton, bạn sẽ nhận thấy khu vực này có mùi hôi khi đổ mồ hôi liên tục.
Cách khắc phục đơn giản nhất là kiểm tra rốn sau khi mặc các loại quần áo làm từ cotton hoặc vải dễ gây mùi như polyester.
Những vật thể mắc kẹt trong rốn, đặc biệt xơ vải, cũng là nguyên nhân khiến bộ phận này có mùi hôi bất thường.
3. Nhiễm nấm
Video đang HOT
Candida là loại nấm luôn luôn hiện diện trên da của con người và thường vô hại. Theo chuyên gia Todd, tuy vậy, trong điều kiện thích hợp dưới sự tác động của môi trường và độ ẩm, chúng sẽ ảnh hưởng tới rốn và có thể phát triển thành nhiễm trùng nấm men toàn thân. Đây là lý do tại sao mọi người nên làm sạch da thường xuyên, đặc biệt là những khu vực sở hữu nhiều nếp gấp.
Những người mắc bệnh tiểu đường và có hệ thống miễn dịch hoạt động kém hiệu quả dễ bị nhiễm trùng nấm men tấn công. Bác sĩ Sperling cho biết, vì cơ thể không đủ khả năng chống nấm, rốn có thể chịu ảnh hưởng và xuất hiện mùi hôi bất thường.
Ngoài dấu hiệu về mùi, phát ban, cảm thấy nóng rát và chảy dịch ở rốn cũng là triệu chứng của,hiện tượng nhiễm nấm.
4. U nang
U nang là những khối chứa dịch có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào trên cơ thể, bao gồm cả khu vực rốn. Ví dụ, u nang biểu mô hình thành khi lớp tế bào trên cùng của da mất khả năng tự tái tạo. Khối u di chuyển sâu hơn vào da, tích tụ và gây sưng.
U nang bã nhờn, còn gọi là u nang biểu bì, xuất hiện trên da khi các tuyến bã nhờn hoạt động bất thường. Hầu hết tình trạng này không cần can thiệp và điều trị. Tuy nhiên, tùy thuộc vào vị trí của khối u, nó có thể tạo cảm giác khó chịu hoặc gây mùi hôi khi vỡ nang. Để giải quyết tình trạng này, bạn cần tới gặp bác sĩ và không nên tự giải quyết khối u tại nhà do có thể dẫn tới nhiễm trùng.
5. Xỏ rốn
Xỏ rốn có thể gây nhiễm trùng và khiến khu vực rốn có mùi hôi.
Xỏ rốn có thể gây nhiễm trùng và khiến khu vực rốn có mùi hôi. Hơn nữa, việc làm này cũng tạo điều kiện cho các u nang phát triển, gây viêm hoặc nhiễm trùng nghiêm trọng.
Các dấu hiệu nhiễm trùng khác bao gồm sưng đỏ quanh vùng rốn, lỗ xỏ, đau, tiết dịch vàng hoặc xanh lá.
Biện pháp làm sạch rốn tốt nhất
Ngoài thói quen vệ sinh rốn thường xuyên khi tắm, mọi người nên tích cực thực hiện những việc làm giúp đảm bảo khu vực này thoáng mát không bị bí khí.
Theo bác sĩ Sperling, hãy nhẹ nhàng làm sạch rốn thường xuyên bằng xà phòng và nước. Đối với người sở hữu nhiều nếp gấp trên da, hãy sử dụng tăm bông để hỗ trợ quá trình vệ sinh. Mọi người cũng cần đặc biệt lưu ý tránh chà xát mạnh gây kích ứng hoặc nhiễm trùng.
Khi đã loại bỏ xong bụi bẩn, rửa sạch rốn và lau khô. Nước đọng tích tụ tại khu vực này có thể gây nên các vấn đề về da và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
Nguồn: Pre/Helino
Lợi ích của ngủ không dùng gối khiến bạn bất ngờ
Một chiếc gối nhẹ, với vỏ bọc mịn, có thể sẽ giúp bạn đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy ngủ không có gối thực sự có thể mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Ngủ không dùng gối có thể giúp bạn ngăn ngừa mụn trứng cá. Ảnh: earth.
Khi bạn ngủ nghiêng, mặt bạn nằm trên gối. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, vỏ gối chính là ổ vi khuẩn, chứa bụi bẩn. Ảnh: mirror.
Chúng có thể dính vào da của bạn và làm tăng sự phát triển của mụn trứng cá. Ảnh: sciencenews.
Nếu bạn đang bị đau lưng, điều đầu tiên bạn có thể làm để giảm đau đó chính là vứt bỏ chiếc gối của bạn khi ngủ. Ảnh: clevelandclinicabudhabi.
Khi bạn ngủ mà không có gối, cột sống của bạn có thể nghỉ ngơi và cơ thể nằm một cách tự nhiên, thoải mái nhất. Ảnh: wordpress.
Nghiên cứu cho thấy ngủ không có gối còn có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ. Ảnh: foxnews.
Đặc biệt, ngủ không sử dụng gối còn có thể giúp bạn ngăn ngừa căng thẳng. Ảnh: healthline.
Ngủ không có gối cũng là một trong những cách giúp bạn cải thiện trí nhớ. Ảnh: heart.
Với trẻ sơ sinh, ngủ không có gối sẽ rất tốt, tránh bị hội chứng đầu phẳng hay còn gọi là đầu lép, đầu bẹt. Ảnh: cerebralpalsyguidance.
Hà Nguyễn
Theo Ndtv/kienthuc
Chuyên gia cảnh báo: Chất hóa dẻo có lẫn trong bụi bẩn và không khí, người dân nên hạn chế sử dụng các chế phẩm từ nhựa Chất hóa dẻo tác động xấu đến hệ sinh sản, hệ nội tiết và liên quan đến các vấn đề về tim mạch. Tại buổi họp báo với ký giả, giáo sư Tô Đại Thành, bệnh viện National Taiwan University Hospital cho biết, chất hóa dẻo tác động xấu đến hệ sinh sản, hệ nội tiết và liên quan đến các vấn đề...