5 nguyên nhân khiến quý ông gặp tình cảnh “trên bảo dưới không nghe”
Nhiều quý ông cho rằng rối loạn cương dương là do vấn đề tâm lý, tuy nhiên khoa học đã chứng minh được 90% mắc phải căn bệnh này lại là do vấn đề thể chất.
Ảnh minh họa
Theo bác sĩ Lương Giang Đức, chuyên về nam học, rối loạn cương dương hay tình trạng bất lực, “trên bảo dưới không nghe” là một tình trạng bệnh lý trong đó bệnh nhân không đạt được và không duy trì được sự cương cứng của dương vật để thực hiện quá trình quan hệ tình dục một cách trọn vẹn. Nhiều người nghĩ rằng rối loạn cương dương là do vấn đề “tâm lý”, nhưng khoa học đã chứng minh được 90% mắc phải căn bệnh này lại là do vấn đề thực thể, chỉ có 10% do tâm lý.
Đây không phải là một bệnh quá nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng của nam giới. Tuy nhiên, nó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người đàn ông.
Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Thậm chí có người rối loạn cương ngay từ lần quan hệ tình dục đầu tiên. Có rất nhiều lý do khiến cánh mày râu suy giảm bản lĩnh đàn ông. Dưới đây là 5 nguyên nhân phổ biến nhất.
Hiện nay, tỉ lệ rối loạn cương dương tương đối cao. Ước tính có 16% nam giới từ 20-75 tuổi bị rối loạn cương dương và tình trạng này tăng lên theo độ tuổi.
Theo BS Lương Giang Đức, tuổi cao khiến nội tiết nam giới suy giảm, khiến chứng năng tình dục hạn chế, mất đi khả năng kiểm soát cương cứng.
Bệnh lý
Nam giới mắc một số bệnh tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp,…cũng có thể có triệu chứng rối loạn cương dương.
Tâm lý
Video đang HOT
Áp lực cuộc sống, stress, mất ngủ kéo dài hoặc chấn thương tâm lý cũng ảnh hưởng đến khả năng cương.
Sử dụng thuốc
Các loại thuốc chống trầm cảm, cao huyết áp sẽ ảnh hưởng đến khả năng cương.
Lối sống không lành mạnh
Thường xuyên sử dụng rượu, bia, thuốc lá sẽ tác dụng xấu đến sinh lý nam giới, gây rối loạn cương.
Rối loạn cương dương biểu hiện dưới nhiều dạng:
- Không có ham muốn tình dục nên dương vật không cương cứng để giao hợp.
- Có ham muốn tình dục nhưng dương vật không đủ độ cứng để đưa vào âm đạo.
- Dương vật cương cứng không đúng lúc.
- Khi định giao hợp thì không thể cương cứng, nhưng trong khi hoàn toàn không có kích thích tình dục như nửa đêm chợt tỉnh dậy, đang ngồi họp… thì dương vật lại có thể cương cứng.
- Dương vật cương cứng trong thời gian ngắn, có thể đưa vào âm đạo. Nhưng sau đó mềm dần và xỉu hẳn trong âm đạo.
Hiện nay có nhiều giải pháp điều trị khác nhau như thuốc tiêm, phẫu thuật đặt vật hang giả, điều trị sóng xung kích liều thấp… Một số trường hợp cần phương pháp ngoại khoa như có bất thường mạch máu, vấn đề liên quan thần kinh- thuốc, nội tiết nam giới…
Trong một số trường hợp có thể cần bổ sung thuốc, thực phẩm, thay đổi chế độ ăn uống, tập thể dục… Ngoài ra, thuốc lá, rượu bia… cũng làm tăng nguy cơ rối loạn cương. Những chất kích thích này làm hư hại mạch máu, giảm lưu lượng máu đến bộ phận sinh dục nam.
Theo BS Lương Giang Đức, tùy từng nguyên nhân cụ thể, bác sĩ sẽ có phương hướng điều trị cụ thể, không có một phác đồ chung cho tất cả các trường hợp rối loạn cương. Để tìm được cách điều trị phù hợp nhất với mình, bạn nên đi khám để được bác sĩ tư vấn cụ thể.
3 dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ rất cao cần cấp cứu ngay
Đột quỵ não khi xảy ra nếu không được phát hiện sớm có thể để lại di chứng nặng nề cho nạn nhân, thậm chí tử vong.
PGS.TS Đồng Văn Hệ, Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật Thần Kinh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, đột quỵ nhồi máu não nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ để lại di chứng tàn tật nặng nề ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, là gánh nặng kinh tế cho gia đình người bệnh và toàn xã hội.
Hình ảnh phim chụp bệnh nhân bị đột quỵ não.
Theo PGS Hệ,nếu người bệnh có triệu chứng nghi ngờ đột quỵ não, cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời tránh các di chứng nặng nề về sau.
Để nhận biết dấu hiện đột quỵ, hãy nhớ tới từ: F.A.S.T
Face (gương mặt): Mất cân đối, hoặc méo xệ một bên miệng
Arm (tay, chân): Kiểm tra tình trạng hiện yếu hoặc liệt tay, chân
Speech (lời nói): Ngôn ngữ bất thường
Nếu xuất hiện 1 trong 3 dấu hiệu kể trên người bệnh có nguy cơ đột quỵ rất cao, hãy khẩn trương gọi cấp cứu và nhanh nhất đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế có khả năng điều trị đột quỵ.
Time (thời gian): Đột quỵ là bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt "thời gian vàng" cấp cứu trong 3 tiếng đầu sau tai biến mạch máu não.
Trong khoảng thời gian từ 3 đến 4 giờ đầu sau đột quỵ, nếu người bệnh được đưa đến bệnh viện chữa trị kịp thời thì cơ hội sống sót và phục hồi cao.
Đột quỵ não thường gặp ở những người bị đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch, rối loạn mỡ máu, người béo phì, ít vận động, hút thuốc.
Theo chuyên gia đột quỵ não thường xảy ra ở người cao tuổi, nhưng ngày nay người trẻ đột quỵ tăng do lạm dụng rượu bia, hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích, ăn uống mất cân đối gây ra tình trạng béo phì.
Đột quỵ có thể phòng được nếu tránh các yếu tố nguy cơ bằng thói quen sống tích cực như:
- Không lạm dụng rượu bia
- Không hút thuốc lá
- Tránh căng thẳng thần kinh quá mức
- Ăn uống cân đối để tránh béo phì; không ăn mặn, ăn nhiều mỡ động vật...
- Tăng cường vận động, thể thao
Đối với các bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao như: Đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, bệnh tim mạch... cần phải kiểm soát bệnh theo dõi và khám theo chỉ định của bác sĩ.
PV (tổng hợp)
Theo baodansinh
Vì sao không nên trì hoãn khám sức khỏe tổng quát? Sau khi tỉnh Khánh Hòa đủ điều kiện công bố hết dịch Covid-19, nhiều người dân vẫn còn e ngại khi đến bệnh viện trong lúc này, dù đang có nhu cầu khám chữa bệnh. Bác sĩ CKI Lê Hữu Đồng - Trưởng khoa Khám bệnh & Nội chung, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang đã có những chia sẻ...