5 nguyên nhân khiến ôtô gặp bồng bềnh khi di chuyển
Hiện tượng xe ôtô bị bồng bềnh thiếu chắc chắn khi di chuyển sẽ khiến tài xế cảm thấy bất an và mất tập trung khi điều khiển phương tiện.
Bên cạnh đó, nếu chủ xe không phát hiện nguyên nhân kịp thời có thể làm tình trạng hư hại nặng nề hơn, thậm chí dẫn đến những tai nạn đáng tiếc.
Nguyên nhân dẫn đến việc xe bị bồng bềnh có thể do bánh xe đang gặp một số trục trặc như lốp bị nứt, rách, lốp mòn không đều, lốp quay không tròn và cuộn không đều.
Ngoài ra, đây còn là báo hiệu của sự cố vòng bi bánh xe bị tuột ra ngoài hay bị lệch bánh. Nếu xe bị lệch bánh quá nhiều thì bạn nên thay bánh mới nhằm đảm bảo an toàn.
Bên cạnh đó, bánh xe bị trục trặc cũng có thể do đầu phanh bị mòn sẽ khiến xe gặp hiện tượng nhấp nhô, càng tăng tốc độ thì xe sẽ càng bồng bềnh nhiều hơn.
Xe bị bồng bềnh có thể do bánh xe đang gặp một số trục trặc. Ảnh ST.
Trục truyền động có chức năng chuyển năng lượng của động cơ sang trục bánh trước và sau để giúp xe di chuyển. Do đó có vai trò khá quan trọng và tác động trực tiếp đến khả năng ổn định khi di chuyển của xe ôtô. Vì vậy, nếu truyền động bị cong vênh sẽ dẫn đến tình trạng xe bị bồng bềnh.
Cụ thể, tại các khớp nối đồng của trục truyền động bị mòn và các miếng chèn bị rách. Do vậy, dẫn đến các chất bẩn, bụi sẽ rơi thẳng vào trong hệ thống trục và làm hư khớp nối. Lúc này, bạn cần sớm đưa xe vào hãng bảo dưỡng để tránh gây hư hại cho cả hệ thống trục truyền động.
Video đang HOT
Một nguyên nhân khác khiến cho xe gặp bồng bềnh là do đĩa phanh bị cong vênh bởi thường xuyên hoạt động ở nhiệt độ cao. Trong tình huống này, nếu tài xế càng nhấn mạnh chân phanh thì càng làm cho chiếc xe bị rung lắc và bồng bềnh. Vì vậy, cách khắc phục xe tốt nhất là phải thay đĩa phanh mới cùng các chi tiết có liên quan khác.
Đĩa phanh bị cong vênh có thể khiến xe hoạt động thiếu êm ái. Ảnh ST.
Khi di chuyển, vành xe có thể bị va đập vào vỉa hè hoặc chở quá tải nơi đường xấu,… khiến cho vành xe cong vênh, chuyển động quay của bánh xe không còn đúng quỹ đạo. Đồng thời, làm giảm khả năng cân bằng của giảm sóc nên xảy ra tình trạng xe bị bồng bềnh rất khó chịu.
Động cơ ôtô
Trong quá trình vận hành, hàng trăm chi tiết động cơ liên tục hoạt động ở tốc độ khác nhau sẽ tạo cho xe những rung động nhất định. Nếu động cơ hoạt động ổn định, thì các rung động sẽ rất thấp, đồng thời giúp xe vận hành êm ái. Còn ngược lại, nếu động cơ gặp trục trặc sẽ khiến cho người ngồi trong xe có cảm giác bồng bềnh và rung lắc.
Động cơ gặp trục trặc sẽ khiến cho người ngồi trong xe có cảm giác bồng bềnh và rung lắc. Ảnh ST.
Một số biểu hiện thường gặp như động cơ bị giật khi tăng tốc, rung lên từng nhịp giống như đang đi gờ giảm tốc, tiếng máy kêu to hơn bình thường,… Lúc này, bạn cần phải thay bugi mới hoặc kiểm tra lại dây cắm bugi, bộ lọc xăng, bộ lọc gió của động cơ.
Giải mã hiện tượng mất cân bằng, rung lắc khi lái ô tô
Những bộ phận như lốp xe, vành xe và hệ thống phanh là một trong những bộ phận ảnh hưởng đến độ cân bằng của ô tô.
Sau một thời gian làm việc lốp bị mòn không đồng đều
Hiện tượng rung lắc khi chạy xe tuy không gây ra nguy hiểm nhưng lại tạo cảm giác khó chịu cho những người ngồi trong xe. Mỗi chiếc xe được cấu thành từ hàng ngàn các chi tiết nên việc biết chính xác nguyên nhân là điều không hề dễ dàng. Tuy nhiên hiện tượng rung lắc xe có thể xuất phát từ những lý do chủ yếu sau:
Lốp xe
Sau một thời gian làm việc lốp bị mòn không đồng đều, do đó, trên bề mặt lốp sẽ xuất hiện những "điểm nặng" và "điểm nhẹ". Nếu "điểm nặng" ở giữa mặt lốp sẽ làm cho xe bị nẩy lên khi xe chạy, còn trong trường hợp "điểm nặng" nằm ở mặt bên của lốp thì lốp xe được gọi mất cân bằng động. Điều này làm cho lốp xe bị lắc lư qua lại khi xe chạy, giống như khi quay một vật tròn bị khuyết hoặc gắn thêm quả nặng vào.
Hiện tượng này có thể khắc phục nhờ vào các thiết bị cân bằng động lốp được sử dụng trong các cửa hàng sửa chữa, theo đó người kiểm tra sẽ gắn thêm các cục chì nhỏ có trọng lượng khác nhau với vào các "điểm nhẹ" cho phù hợp.
Các hệ thống treo hiện đại ngày nay nhẹ hơn, giúp xe bám đường và cho người lái cảm nhận tốt hơn về điều kiện mặt đường. Tuy nhiên điều này cũng làm các rung động được truyền vào trong khoang hành khách dễ dàng hơn. Việc mất cân bằng lốp xe bắt đầu được cảm nhận ở tốc độ khoảng 50 km/giờ và nhận thấy rõ nhất ở tốc độ khoảng 80 km/giờ. Nếu rung động cảm nhận đến từ tay lái thì cần kiểm tra lốp xe phía trước, nếu rung động cảm nhận nhiều hơn ở các ghế xe, thì các lốp xe phía sau nên được cân bằng.
Khi chạy xe, vành bị va với lề đường hoặc bị các vật cứng va phải có thể không gây hư hỏng nhưng nếu chú ý có thể sau đó xe chạy bị rung
Vành xe
Khi chạy xe, vành bị va với lề đường hoặc bị các vật cứng va phải có thể không gây hư hỏng nhưng nếu chú ý có thể sau đó xe chạy bị rung. Điều này là do vành bánh xe hay trục bị cong làm cho chuyển động quay của bánh xe không còn đúng quỹ đạo gây ra rung động hoặc đơn giản là bị văng mất các thanh chì sử dùng khi cân bằng động.
Việc vành bánh xe hay trục bị cong có thể kiểm tra bởi một nhân viên kỹ thuật sử dụng thước đo để đo độ lệch. Hầu hết các nhà sản xuất cho phép không quá 1/32 của 1 inch độ lệch. Vành bánh xe bằng thép có thể làm cho thẳng. Vành bánh xe bằng nhôm (vành đúc) thì phải thay mới.
Rung động xảy ra khi đạp phanh cho thấy đĩa phanh bị bám bụi bẩn quá nhiều
Hệ thống phanh
Rung động xảy ra khi đạp phanh cho thấy trống phanh (xe dùng phanh tang trống) hoặc đĩa phanh (xe dùng phanh đĩa) bị bám bụi bẩn quá nhiều cũng có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Điều này rõ ràng nhất khi xe đang di chuyển ở tốc độ cao, vì khi đó các chi tiết quay này chịu lực tác động không đồng đều từ má phanh gây ra lực va đập lớn gây nên hiện tượng rung, giật. Để khắc phục việc này thì nhân viên kỹ thuật phải tháo đĩa phanh hoặc trống phanh ra, làm sạch, nắn lại nếu bị cong vênh.
Hệ thống truyền lực bao gồm một cụm các chi tiết nhỏ dùng để truyền chuyển động từ động cơ tới các bánh xe
Hệ thống truyền lực
Hệ thống truyền lực bao gồm một cụm các chi tiết nhỏ dùng để truyền chuyển động từ động cơ tới các bánh xe. Trong suốt quá trình làm việc, các chi tiết này tham gia các chuyển động quay liên tục vì vậy sự hư hỏng hoặc mài mòn của các chi tiết trong cụm này cũng có thể gây ra rung, lắc xe.
Mòn hoặc lỏng khớp nối có thể là nguyên nhân gây rung động, đặc biệt trong quá trình tăng hoặc giảm tốc độ. Điều này là dễ hiểu vì tốc độ quay của trục khớp nối này gấp 3-4 lần so với tốc độ quay của bánh xe. Kiểm tra các khớp nối nếu có dấu hiệu thì nên được thay thế. Tiếp tục sử dụng với một khớp nối mòn có thể làm nó bị vỡ ngoài việc làm rung lắc xe còn gây ra tiếng ồn khó chịu. Việc thay thế các khớp nối này hoàn toàn có thể làm được tại các trung tâm bảo dưỡng ô tô.
Để khử các rung động thì các nhà sản xuất thường đặt động cơ lên các cao su chân máy nên người ngồi trên xe thường thấy gần như không có rung động khi các xe còn mới
Động cơ
Mới nghe nhiều người sẽ cho rằng vô lý, đặc biệt là những động cơ hiện đại ngày nay. Tuy nhiên phải nhìn nhận thực tế, khi động cơ làm việc thì hàng trăm các chi tiết khác nhau của động cơ cùng tham gia chuyển động quay nên mặc dù mỗi động cơ được thiết kế đã được cân bằng một cách tối ưu nhờ các trục cân bằng thì việc cùng tham gia chuyển động của hàng trăm chi tiết khác nhau với tốc độ quay khác nhau vẫn gây ra những rung động nhất định.
Để khử các rung động này thì các nhà sản xuất thường đặt động cơ lên các cao su chân máy nên người ngồi trên xe thường thấy gần như không có rung động khi các xe còn mới. Tuy nhiên sau một thời gian sử dụng thì các bộ phận cao su này sẽ giảm dần sự đàn hồi dẫn đến hiện tượng rung có thể xuất hiện một cách từ từ. Lái xe nên mang xe đến các trung tâm bảo dưỡng để thay thế những bộ phận cao su này.
Hộp số - 'người thừa' trên xe điện Phần lớn xe điện không có hộp số vì động cơ gắn trực tiếp với bánh xe, năng lượng không cần truyền qua bộ phận trung gian là hộp số. Ở động cơ đốt trong, hộp số giúp thay đổi mô-men xoắn truyền tới các bánh xe. Nhưng xe điện thì không. Về cơ bản, xe điện chỉ cần có một nút chức...