5 nguyên nhân khiến ô tô không tăng tốc
Sự cố xe ô tô không tăng tốc hoặc tăng tốc chậm là dấu hiệu cho thấy xe đang gặp các “triệu chứng” về ly hợp, ECU, dây curoa, bộ lọc xăng….
Bộ ly hợp bị lỗi
Có đến 90% sự cố liên quan đến việc xe ô tô không thể tăng tốc hoặc tăng tốc không hiệu quả đều bắt nguồn từ bộ phận ly hợp. Khi ly hợp không kết hợp chính xác cùng với bộ truyền động với động cơ sẽ làm cho xe gặp vấn đề về tăng tốc.
Bộ ly hợp bị lỗi là lý do phổ biến nhất cho các vấn đề tăng tốc của ô tô. Ảnh: Cartoq
Nguyên nhân của vấn đề này có thể là do bàn đạp ly hợp bị mòn hoặc thiếu dầu ly hơp. Đây là bộ phận rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp độ an toàn của xe. Vì vậy, mỗi khi ô tô khó tăng tốc hoặc giảm tốc, hãy đưa xe đi kiểm tra càng sớm càng tốt.
Các vấn đề liên quan đến ECU
Lỗi ở bộ điều khiển điện tử (ECU) cũng có thể là nguyên nhân khiến xe của bạn không tăng tốc khi nhấn chân ga. Ví dụ, trong trường hợp cảm biến máy tính có quá nhiều bụi bẩn, điều này khiến máy tính nhầm tưởng rằng xe đang tạo ra nhiều khói quá mức. Phản ứng lại điều này, ECU sẽ điều khiển động cơ giảm công suất từ từ, lâu dần gây nên hiện tượng khó tăng tốc.
Video đang HOT
ECU có thể đọc lỗi không chính xác nếu một hoặc nhiều cảm biến không hoạt động bình thường. Vì vậy, bạn phải bảo dưỡng xe thường xuyên để hạn chế hiện tượng này.
Bộ lọc nhiên liệu có tác dụng loại bỏ các cặn bẩn của nhiên liệu trước khi đưa vào buồng đốt động cơ. Sau thời gian sử dụng, bộ lọc có thể bị bám bẩn khiến nhiên liệu không thể di chuyển tự do từ bình chứa đến động cơ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng xe không tăng tốc.
Hãy định kỳ vệ sinh bộ lọc hoặc thay thế bằng một bộ lọc mới để khắc phục vấn đề này.
Lắp đặt dây curoa không đúng cách có thể là “thủ phạm” gây ra hiện tượng xe khó tăng tốc. Ảnh: Yourmechanic
Khi dây curoa bị mòn hoặc bị hỏng sẽ ảnh hưởng đến gia tốc của xe. Tuy nhiên, dây curoa mới được thay cũng có thể là thủ phạm khiến cho xe bị “hụt hơi”. Lý do có thể dây được đặt không chính xác hoặc bị lệch. Vì vậy, bạn nên chọn một thợ sữa chữa chuyên nghiệp vì việc lắp đặt không đúng cách sẽ dẫn đến việc tăng tốc tồi tệ hơn trước.
Tắc nghẽn ống chân không
Có rất nhiều ống chân không bên trong động cơ ô tô. Chúng có tác dụng vận chuyển nhiên liệu và không khí đến động cơ cũng như các bộ phận khác. Nếu những ống này bị hở, tắc nghẽn hoặc rò rỉ do bụi bẩn, xe ô tô của bạn sẽ không thể tăng tốc.
Hàng loạt ô tô bị tai nạn phải "đắp chiếu" vì garage ô tô đóng cửa
Giãn cách xã hội, các garage sửa chữa buộc phải đóng cửa khiến nhiều chiếc xe tai bị nạn phải đắp chiếu, không thể sửa chữa ngay được.
Giãn cách xã hội, đại lý, cơ sở bảo hành bảo dưỡng chính hãng, garage tư nhân phải đóng cửa, việc sửa chữa, bảo dưỡng xe không thể thực hiện được. Với một vài lỗi cơ bản như hết ắc-quy hay thủng lốp vẫn có thể gọi cứu hộ để sửa chữa song những lỗi nặng, thậm chí xe tai nạn thì việc khắc phục ngay là không thể.
Xe tai nạn trong đợt giãn cách xã hội không thể sửa chữa ngay
Theo quan sát của PV, tại một bãi đỗ xe ở Mỹ Đình, Hà Nội có tới 5 chiếc xe gặp tai nạn đang được để ở sân mà chưa được mang đi sửa chữa, khắc phục. Nhẹ thì móp, méo thân vỏ, còn nặng thì vỡ đèn, ảnh hưởng đến khoang động cơ...
Trao đổi với PV Xe Giao thông, giám đốc một đơn vị cứu hộ tại Hà Nội cho biết, từ đầu đợt giãn cách xã hội đến nay, lượng xe cần cứu hộ giảm hẳn so với bình thường. Trung bình một tháng hiện nay chưa đến 30 vụ gọi cứu hộ giao thông.
"Ngoài các trường hợp hư hỏng nhẹ cứu hộ có thể khắc phục ngay tại chỗ thì những trường hợp nặng hơn sẽ chở về đại lý, vẫn có người tiếp nhận hoặc chở về chỗ gửi theo yêu cầu của khách hàng. Bởi hiện nay, không nơi nào có thể sửa chữa ngay với những lỗi nặng hay xe bị tai nạn. Tất cả đều phải chờ hết giãn cách xã hội", vị giám đốc đơn vị cứu hộ cho biết.
Trước tình trạng này, nhiều người lo ngại ô tô tai nạn để lâu không được sửa chữa như vậy có thể sẽ hỏng hóc thêm ngoài ý muốn. Tuy nhiên, điều này có vẻ không chính xác.
Xe tai nạn chưa thể sửa chữa ngay cần che chắn, phủ bạt cẩn thận hoặc đưa tới đại lý để được bảo quản một cách tốt nhất
Trao đổi với PV, Giám đốc dịch vụ đại lý Toyota Thái Hoà - Từ Liêm cho biết, xe tai nạn để lâu không sửa chữa sẽ không bị hỏng nặng thêm. Xe khi tai nạn hỏng hóc gì, không di chuyển nữa thì để lâu vẫn sẽ chỉ hỏng hóc những thứ đó và cần phải sửa chữa, thay thế. Tuy nhiên để bảo quản xe được tốt nhất, sau khi xe bị tai nạn, chủ xe có thể mang xe tới đại lý để được bảo quản trong điều kiện tốt nhất, chờ hết giãn cách sẽ tiến hành sửa chữa.
Bên cạnh đó, nhân viên kỹ thuật đại lý Hyundai Lê Văn Lương cho hay, đối với xe tai nạn chỉ móp, méo thân vỏ thì có để lâu cũng không ảnh hưởng gì. Tuy nhiên nếu tai nạn nặng, xước vào tận tôn ở vỏ xe thì để lâu dưới thời tiết mưa, nắng, sương có thể khiến phần tôn bị gỉ sét. Nhưng việc này về cơ bản cũng sẽ không ảnh hưởng gì nhiều bởi đến khi tiến hành sửa chữa, nhân viên kỹ thuật vẫn sẽ tiến hành vệ sinh sạch sẽ, xử lý và khắc phục.
Để tránh tình trạng bảo quản xe không được tốt, nhân viên này cho biết thêm chủ xe có thể mang xe bị tai nạn tới đại lý để được bảo quản tốt. Bên cạnh đó, chủ xe cũng có thể lựa chọn mang xe về nơi đỗ cá nhân, chờ hết dịch đi sửa chữa. Nhưng chú ý cần che chắn, phủ bạt toàn xe một cách cẩn thận để tránh mưa, nắng cũng như chống chuột để tránh một số hư hỏng không đáng có khác.
5 thói quen cần tránh để bảo dưỡng tốt hộp số tay Hộp số tay có thể dễ dàng được duy trì tình trạng tốt trong thời gian dài, tuy nhiên có một số thói quen có thể ảnh hưởng xấu đến việc truyền tải. Sử dụng cần số làm chỗ nghỉ tay Rất nhiều tài xế có thói quen tì tay vào cần số, vì nghĩ rằng nó vô hại. Tuy nhiên, đó là...