5 nguyên nhân khiến bạn luôn cảm thấy đói
Bạn đã từng rơi vào tình trạng ăn nhiều nhưng vẫn luôn cảm thấy đói và bạn lo lắng đến chuyện tăng cân. Vậy, lý do gì khiến bạn luôn đói như vậy?
Đã bao giờ bạn rơi vào tình trạng liên tục bị đói cho dù vừa ăn xong chưa lâu? Nếu bạn đã từng như vậy thì chắc hẳn sẽ vô cùng lo lắng vì không biết mình đang gặp vấn đề gì. Nếu bạn đang trong quá trình giảm cân thì điều này thực sự nguy hiểm vì nó sẽ khiến bạn ăn uống mất kiểm soát, ăn liên tục và nạp quá nhiều calo vào người.
Dưới đây là 5 nguyên nhân tại sao bạn liên tục cảm thấy đói.
1. Do thời tiết
Ảnh minh họa
Sự sụt giảm nhiệt độ có thể sẽ kích hoạt hormone tâm trạng trong cơ thể bạn, gây ra sự thèm ăn và luôn cảm thấy đói. Đó là lý do tại sao bạn có xu hướng ăn nhiều hơn trong những tháng mùa đông.
Khi bạn đói, sự trao đổi chất trong cơ thể giảm xuống, sau khi ăn, nhiệt độ cơ thể bạn tăng lên và cơn đói bắt đầu tiêu tan. Chính vì vậy mà các nhà hàng thường giữ nhiệt độ phòng mát mẻ để kích tăng sự thèm ăn của khách hàng.
2. Mất nước
Ảnh minh họa
Nếu bạn không uống đủ nước trong ngày, cơ thể bạn dễ bị mất nước nhanh chóng. Và khi cơ thể bị mất nước, bạn sẽ liên tục cảm thấy đói vì ượng nước không đủ có thể khiến dạ dày của bạn cảm thấy trống rỗng. Và phản ứng tự nhiên là bạn sẽ tìm đến bánh quy hoặc một số đồ ăn khác để thoả mãn cơn thèm ăn trong khi tất cả những gì cơ thể của bạn thực sự cần có thể chỉ là nước.
Cơ thể thiếu nước còn khiến cho các cơ quan bên trong hoạt động không tốt. Vì vậy, cho dù vào mùa đông bạn cũng cần uống đủ nước hàng ngày. Uống nước không chỉ giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể và máu của bạn mà còn giúp bạn giảm cân vì nó làm cho bạn cảm thấy no và không ăn nhiều.
Video đang HOT
3. Thiếu ngủ
Ảnh minh họa
Khi bạn không ngủ đủ giấc, cơ thể bạn sản xuất thêm Ghrelin – một loại hormone gây ra tình trạng đói. Ngoài ra, thiếu ngủ cũng có thể dẫn đến kết quả là lượng leptin được sản xuất trong cơ thể bạn ít đi mà leptin lại là loại hormone giúp ngăn chặn sự thèm ăn. Chính vì vậy, thiếu ngủ là một nguyên nhân lớn khiến bạn luôn trong tình trạng cảm thấy đói.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi đêm có nguy cơ trở nên béo phì cao hơn những người ngủ trên 6 tiếng. Bạn nên ngủ 7-9 tiếng mỗi ngày nếu bạn muốn tốt cho sức khỏe cũng như không phải lo nguy cơ tăng cân do ăn nhiều.
4. Ăn quá nhanh
Ảnh minh họa
Bộ não của bạn cần khoảng 20 phút mới có thể bắt kịp với dạ dày. Điều này có nghĩa là, não của bạn không thể nhận được tín hiệu bạn đã no ngay sau khi dạ dày được lấp đầy thức ăn (và bạn đã kết thúc bữa ăn). Đặc biệt, nếu bạn ăn quá nhanh, sự chênh lệch về thời gian này càng tăng lên. Đó chính là lý do vì sao các chuyên gia sức khỏe luôn nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc ăn chậm. Bạn nên ăn mỗi bữa ăn trong khoảng 30 phút và nhai kĩ, chậm để não bộ có thể bắt kịp với mức độ no của dạ dày.
Nếu bạn vẫn còn đói sau khi ăn một bữa ăn quá nhiều đồ ăn, hãy dành một chút thời gian để nghỉ ngơi chứ không nên ăn tiếp. Ăn quá nhanh sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa của bạn và dễ gây ra các vấn đề về dạ dày.
5. Căng thẳng hay chán nản
Ảnh minh họa
Căng thẳng và chán nản là hai trong số các chất xúc tác lớn nhất trong chuyện ăn uống mà theo đó, cảm giác đói là kết quả của sự lo lắng và căng thẳng. Đây là một phản ứng hóa học bình thường diễn ra trong cơ thể.
Lúc căng thẳng hay chán nản, bạn sẽ không thể kiểm soát được cảm xúc của mình, thậm chí không biết mình ăn những gì và ăn rất nhanh. Điều này sẽ gây khó khăn cho não trong việc tiếp nhận thông tin rằng bạn đã no hay chưa. Chính vì vậy mà trong lúc căng thẳng hay chán nản, có thể bạn đã ăn rất nhiều rồi nhưng vẫn không cảm thấy no, thậm chí còn luôn thấy đói.
Thực phẩm sẽ không giải quyết được sự căng thẳng hoặc các vấn đề của bạn. Nếu bạn đang chán, bạn có thể chọn một cách giải quyết khác, ví dụ như vận động hoặc gặp gỡ bạn bè… Những việc này không những giúp bạn giải tỏa tâm trạng mà còn có tác dụng giảm cân, tiêu hao calo nhanh chóng.
Theo VNE
"Đường ống cấp nước sạch HN sẽ còn tiếp tục vỡ"
"Đường ống cấp nước sạch cho người dân thủ đô Hà Nội đặt trên nền đất yếu, chưa được xử lý. Do vậy, chỉ cần mưa lũ, đất nền lún không đều đường ống sẽ bị biến dạng, vỡ. Sự cố vỡ đường ống nước vừa qua sẽ không dừng lại ở lần thứ 3 mà sẽ còn nhiều lần tiếp theo nữa".
Ngày 21/11/2013, đường ống cấp nước sạch cho người dân thủ đô Hà Nội bị vỡ. Hơn 70.000 hộ dân ở các quận Thanh Xuân, Cầu Giấy, Đống Đa...bị mất nước sạch. Cuộc sống của người dân bị xáo trộn. Điều đáng nói, đây là lần thứ 3 sự cố vỡ đường ống nước xảy ra. Phóng viên Khapham.vn có trao đổi với ông Nguyễn Sỹ Trung, kỹ sư trưởng Dự án mở rộng và hoàn thiện đường Láng - Hòa Lạc.
Thưa ông, sự cố vỡ đường ống nước ngày 21/11, xảy ra ở km 27, xã Phú Cát, huyện Quốc Oai, Hà Nội ảnh hưởng gì tới đường cao tốc Đại lộ Thăng Long?.
Sự cố vỡ đường ống xảy ra không ảnh hưởng đến nền đường cao tốc Đại lộ Thăng Long nhưng các công trình phụ trợ như cây xanh, lan can...bị ảnh hưởng ít nhiều.
Đường ống bị vỡ khiến hơn 70.000 hộ dân bị mất nước ngày 21/11
Đại diện đơn vị cấp nước sạch cho rằng nguyên nhân dẫn đến sự cố vỡ đường ống được xác định là do tuyến đường cao tốc Đại lộ Thăng long bị lún sụt, đã tác động vào đường ống nước dẫn đến nó bị vỡ. Ông nghĩ sao về điều này?
Tôi khẳng định điều đó là không đúng. Đại lộ Thăng Long dài 29km, được khởi công từ 20/3/2005 cho đến nay cơ bàn đã hoàn thành. Khi thi công công trình, nền móng đất tuyến đường chúng tôi đã xử lý đặc biệt bằng các công nghệ cao như giếng cát, cọc cát, thay đất, dải vải địa kỹ thuật. Sau khi bảo đảm việc xử lý đất yếu chúng tôi mới thi công làm đường.
Trong khi đó, đường ống cấp nước sạch cho người dân thủ đô lại không nằm bên dưới tuyến đường cao tốc Đại lộ Thăng Long. Đường ống nằm bên hông đường cao tốc của chúng tôi, cách khoảng 12 m. Tôi khẳng định ống không nằm trong nền đường cao tốc. Do đó, cũng không thể nói nền đường của chúng tôi gây sụt lún ảnh hưởng vỡ đường ống.
Vậy theo ông đâu là nguyên nhân dẫn đến vỡ đường ống dẫn nước vừa qua?
Theo tôi biết, đơn vị thiết kế đường ống chưa có nhiều kinh nghiệm. Họ đặt đường ống trên nền đất yếu chưa được xử lý. Khi gặp mưa lũ, nền đất lún không đều sẽ tác động gây vỡ đường ống. Đường ống hiện nay đang nằm trên dải đất dự trữ dùng để trồng cây xanh.
Năm 2006, chúng tôi đã khảo sát, đường cao tốc Láng - Hòa Lạc dài 29km, có 29 vị trí xung yếu, mỗi đoạn xung yếu dài từ 20 đến 200m. Tôi theo dõi thấy, cả 3 lần vỡ đường ống trong thời gian vừa qua đều ở vị trí nền đất yếu chúng tôi khảo sát nêu trên. Do vậy, tôi khẳng định tuyến đường ống dẫn nước sẽ không dừng lại ở việc vỡ lần 3 mà sẽ còn nhiều lần sau nữa.
Việc này chúng tôi đã cảnh báo họ ngay từ khi bắt đầu xây dựng đường ống dẫn nước. Tôi là người đại diện cho chủ đầu tư và đã họp với các nhà thầu để khuyến cáo họ nếu lắp đặt tuyến ống đi qua nền đất yếu sẽ không đảm bảo.
Nguyễn Sỹ Trung, kỹ sư trưởng Dự án mở rộng và hoàn thiện đường Láng - Hòa Lạc.
Có nhiều ý kiến cho rằng ống composite đơn vị cung cấp nước đang sử dụng có khả năng chịu lực kém, dễ vỡ. Ông có ý kiến gì về nội dung này?.
Tôi được biết ống composite được sản xuất bởi một loại sợi tổng hợp. Loại ống này do Việt Nam sản xuất. Ống composite cũng mới được biết đến trên thị trường.
Ở thời điểm năm 2006, có lẽ ống được sử dụng lần đầu tiên cho Dự án cấp nước Sông Đà. Loại ống này nếu lắp đặt trên nền đất yếu, chưa được xử lý kỹ thì chỉ cần nền đất lún không đều ống sẽ biến dạng, vỡ. Bởi vì, vật liệu composite không chịu được lực tác động trực tiếp hoặc uốn cong. Tôi ví dụ, một đoạn ống dài 12m chỉ cần lún khoảng 1 gang tay là xảy ra sự cố.
Tôi được biết, đường ống cấp nước dài 60km chạy từ Sông Đà về Hà Nội. Hiện đơn vị cấp nước đang có dự án xây một bể chứa lớn ở gần Hà Nội để đề phòng khi sự cố vỡ đường ống xảy ra. Nhưng tôi cũng không biết rằng dự án này đến bao giờ được triển khai.
Xin cảm ơn ông!
Khoảng 10h sáng nay 21/11, đường ống nước sông Đà (cung cấp nước cho Hà Nội) trên Đại lộ Thăng Long, tại km 27, xã Phú Cát, Huyện Quốc Oai, Hà Nội đã bị vỡ. Khoảng hơn 70.000 hộ dân ở các quận Thanh Xuân, Cầu Giấy, Đống Đa... bị mất nước sạch. Được biết, đây là lần thứ 3 hệ thống ống dẫn nước sạch này bị vỡ. Lần thứ nhất xảy ra vào tháng 2/ 2012, làm ảnh hưởng đến khoảng 40 nghìn hộ dân. Lần thứ hai xảy ra vào ngày 23/3/2013, khiến hơn 70 nghìn hộ dân thuộc các quận, huyện: Hoàng Mai, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Thanh Trì và Từ Liêm bị ảnh hưởng. Cuộc sống của người dân mất nước bị xáo trộn.
Theo Khampha
70.000 hộ dân Hà Nội đã có nước trở lại 5h sang nay (22/11) viêc sưa chưa đương ông nươc trên Đai lô Thăng Long đa hoan tât. Sư cô vơ đương ông dân nươc đa đươc khăc phuc xong vao sang 22/11 Ông Nguyễn Anh Việt - giám đốc Viwaco - cho biêt đa huy đông 150 can bô, công nhân cùng xe câu 50 tân, 3 may xuc, 8 xe tai...