5 nguyên nhân gây đau vai gáy luôn “rình rập” bạn
Những nguyên nhân gây đau vai gáy bắt nguồn từ những điều vô cùng đơn giản trong đời sống nhưng nếu không để ý không phải ai cũng phát hiện ra và biết cách xử lý.
Hầu hết những người trưởng thành thường bị đau lưng ở một điểm nào đó trong cuộc sống, có thể đau lưng vùng thắt hông hoặc đau lưng phần vai gáy. Thông thường, nó xảy ra ở lưng dưới (hông), chứ không phải phía trên (vai gáy).
Theo Jeffrey A. Goldstein, bác sỹ phẫu thuật cột sống chỉnh hình tại Trung tâm cột sống Langone của Đại học New York (Mỹ) cho biết: “Lồng xương sườn có chức năng hỗ trợ và ổn định cột sống ở vai gáy, còn phần cổ là lưng dưới không có hỗ trợ tương tự”.
Nhưng cũng vì những điều mà cột sống dễ bị đau hơn, biểu hiện đau thường rõ rệt ở khu vực cột sống phía. Dưới đây là những nguyên nhân gây đau lưng khu vực phía trên, vùng vai gáy:
1. Ngồi làm việc sai tư thế
Không quan trọng lao động thủ công hay trí óc ngồi bàn giấy: Ở Mỹ, đau lưng là một bệnh xuất hiện phổ biến nhất nguyên nhân liên quan đến công việc và đó là lý do chính khiến nhiều người phải nghỉ làm vài ngày.
Tư thế ngồi xấu và phần lưng bị quá tải với trọng lượng nhiều hơn nó có thể xử lý là thủ phạm chính gây đau lưng này, do đó không chỉ nên tạo sức mạnh ở lưng dưới mà cả lưng và vai nữa – Tiến sỹ Goldstein nói.
Nếu các cơ ở khu vực vai gáy yếu sẽ không thể hỗ trợ vai, đầu và cổ đó là lý do tại sao rất nhiều người có dáng rũ xuống khi ngồi.
Cách khắc phục: Miho Tanaka, Giám đốc chương trình y học thể thao của phụ nữ và trợ lý tại Khoa Phẫu thuật Chỉnh hình tại Bệnh viện Johns Hopkins ở Baltimore (Mỹ) tiết lộ: “Khi làm việc với máy tính hãy đảm bảo màn hình đặt ở tầm mắt để không phải cúi xuống phía trước để xem. Nếu công việc đòi hỏi phải nâng vật nặng, cố gắng tránh uốn cong chỉ phần hông vì điều này sẽ khiến lưng buộc phải chịu phần lớn trọng lượng. Thay vào đó, hãy gập đầu gối và sử dụng chân để nâng đỡ”.
2. Cách tập luyện thể thao không phù hợp
Các lớp SoulCycle sẽ không tốt nếu bạn không rèn luyện sức mạnh. Và điều đó có nghĩa là tập luyện thể thao nên trung vào toàn bộ cơ thể chứ không nên chỉ tập các động tác giúp bụng phẳng và săn chắc.
Video đang HOT
“Có rất nhiều cơ bắp mà không thể thấy nhưng lại là các cơ hỗ trợ duy trì tư thế của chúng ta ở vùng cổ, lưng và các chi” – tiến sỹ Tanaka nói. Khi những cơ đó không được chú ý giống như những cơ khác thì có thể dẫn đến mất cân bằng, buộc những cơ mạnh hơn phải bù đắp cho những cơ yếu hơn, từ đó dẫn đến đau đớn.
Cách khắc phục: Hãy thử các bài tập Pilates để phòng ngừa đau lưng. Những bài tập này giúp tập các cơ bắp từ đầu đến chân, thiết lập một nền tảng tổng thể mạnh mẽ có thể làm giảm nguy cơ đau đớn. Tiến sỹ Goldstein cũng khuyến cáo nên nằm dài duỗi thẳng người trước mỗi lần tập luyện vì nằm duỗi thẳng người sẽ làm căng các cơ, là động tác mở đầu tuyệt vời cho những người đau lưng.
3. Đeo túi lệch vai hoặc quá nặng
Có nhiều túi có thiết kế đeo một vai. Điều này không tốt cho cơ thể. “Những túi đó gây áp lực lên lưng, vai và cổ. Đeo túi trên một bên cơ thể sẽ làm cho cột sống bị trẹo sang một bên” – Tiến sỹ Goldstein cho biết.
Cách khắc phục: Khi cần phải mang nhiều thứ tiến sỹ Goldstein đề xuất nên đeo ba lô để thay thế. Bằng cách đó, trọng lượng sẽ được phân bố đều trên cả hai vai. Nếu mang túi không thể đeo trên cả hai vai, cách tốt nhất là để đồ vào đó sao cho giữ trọng lượng của túi dưới 20% trọng lượng cơ thể.
4. Thói quen hút thuốc
“Hút thuốc nhiều có ảnh hưởng bất lợi với cơ thể, vì khi hút thuốc, cơ thể đã bị giảm lượng oxy đi đến cơ bắp, khớp và da. Và điều đó khiến cơ thể khó có thể có các cơ bắp khỏe mạnh, và có nhiều khả năng gây ra các vấn đề thoái hóa. Nhìn chung, hút thuốc gây ra khá nhiều vấn đề lớn nguy hại cho sức khỏe”, tiến sĩ Tanaka nhận định.
Cách khắc phục: Còn chần chừ gì mà không bỏ thuốc lá?
5. Mức độ căng thẳng
Bạn đã bao giờ nhận thấy cơ bắp căng lên khi bạn đang bị căng thẳng vì điều gì đó không? Có một lý do giải thích: Căng thẳng được coi là một phần của phản ứng “chiến đấu hoặc bay” tất cả mọi người đều có.
Nếu bị căng thẳng, cơ thể sẽ cảm nhận được những cảm xúc đó như là một phản ứng với một số mối đe dọa, và điều này có thể gây đau đớn như một cơ chế bảo vệ – Zachary Rethorn, chuyên gia vật lý trị liệu, thành viên hội đồng quản trị và giảng viên lâm sàng Đại học Tennessee tại Chattanooga (Mỹ) chỉ rõ.
Cách khắc phục: Hãy nhận biết các tín hiệu khi quá căng thẳng và thực hiện các bước để mang lại sự thư giãn cho cuộc sống. Có nhiều liệu pháp tự nhiên giúp giảm căng thẳng và lo lắng hiệu quả.
Ngoài những nguyên nhân trên thì còn có 3 nguyên nhân có thể dẫn đến đau vai gáy:
- Viêm xương khớp và thoát vị đĩa đệm: Các đĩa giữa mỗi đốt sống ngăn chúng cọ xát với nhau. “Khi chúng ta già đi, những chiếc đĩa này bị mòn, giống như mọi thứ khác. Sự thoái hóa này được gọi là thoái hóa khớp – đó là dạng viêm khớp phổ biến nhất trên toàn Thế giới – và nó có thể dẫn đến đau vai gáy khi bị véo và kích thích các dây thần kinh gần đó.
Tương tự, các đĩa này thỉnh thoảng có thể trượt ra từ giữa đốt sống hoặc thậm chí bị vỡ. Chúng được gọi là đĩa đệm thoát vị và chúng cũng có thể gây ra các dây thần kinh bị chèn ép” – tiến sỹ Tanaka cảnh báo.
- Gãy xương hoặc loãng xương: Càng có tuổi nguy cơ loãng xương càng cao hơn. Bệnh này làm cho xương trở nên yếu và giòn và làm cho chúng dễ bị gãy hơn. Đôi khi, đau lưng là dấu hiệu đầu tiên của chứng loãng xương – tiến sỹ Goldstein nói. Nhiều người bị gãy xương và thậm chí không biết điều đó do tư thế sai hoặc quá sức khi có tuổi.
- Bệnh túi mật: Túi mật là một cơ quan hình quả lê dưới gan giải phóng mật vào ruột non, giúp cơ thể tiêu hóa chất béo. Đôi khi, mật có thể thu thập trong các ống dẫn đến ruột non. Khi điều này xảy ra, nó cứng lại lúc đó được gọi là sỏi mật và chúng có thể gây đau ở vai gáy, ngay giữa các bả vai.
“Đôi khi mọi người sẽ có cảm giác đau vai gáy khủng khiếp. Cơn đau này thực sự về cơ bản do trục trặc giữa các dây thần kinh dọc theo cùng một con đường tới não” – tiến sỹ Tanaka giải thích.
Theo afamily
Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm.
Những nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm mà bạn cần chú ý để kịp thời phòng tránh và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân nào gây ra bệnh?
Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao mình lại bị thoát vị đĩa đệm, bởi lẽ gì mà cùng làm một công việc mà anh thì vẫn mạnh khỏe, còn tôi thì lại có bệnh. Tất cả điều này đều có lý do riêng của nó, thoát vị đĩa đệm có thể xuất phát từ một hoặc nhiều nguyên nhân dưới đây:
Tuổi tác
Ở đĩa đệm, có tới 80-85% thành phần là nước, trong 15 - 20% trọng lượng khô còn lại thì có tới 44-51% là collagen. Con người càng già đi, nước và collagen càng dần biết mất. Đáng buồn hơn là các mô đó không tự tái tạo. Chỉ cần những tác động đủ mạnh, cột sống dễ bị thoái hóa và đương nhiên, đĩa đệm cũng dễ dàng bị thoát vị.
Sai tư thế
Đây có lẽ là nguyên nhân đưa thoát vị đến gần bạn hơn và cũng là câu trả lời cho những bệnh nhân mới ngoài 20 - 30 mà đã phải đối mặt với căn bệnh xương khớp này rồi. Người thường xuyên phải làm công việc liên quan đến bê vác, cúi người như công nhân, nông dân, bốc vác, lái xe... là đối tượng dễ bị thoát vị đĩa đệm hỏi thăm nhất. Ngoài ra, những người làm công việc nhẹ nhàng hơn như nhân viên văn phòng, bác sĩ nha khoa, thợ cắt tóc, nhân viên bán hàng... đứng hoặc ngồi quá lâu sai tư thế cũng khó tránh khỏi căn bệnh này.
Chấn thương
Có thể nói đây là lý do khách quan, tuy nhiên nó lại là một trong những dạng thoát vị đĩa đệm khó chữa nhất. Tập gym quá sức, cử tạ, một cú đánh, ngã, tai nạn... sẽ khiến cột sống tổn thương nghiêm trọng, đĩa đệm thoát ra ngoài đột ngột. Bởi vậy, nếu sau khi gặp phải chấn thương mà bạn thấy nhói ở lưng hoặc cổ thì tốt nhất nên đi chụp MRI để xác định xem cột sống có vấn đề gì không.
Thói quen xấu
Những thói quen có hại cho xương có lẽ xấu hiện ở nam giới nhiều hơn, ví dụ uống rượu, hút thuốc và ăn uống không khoa học. Trong khi khói thuốc khiến cơ chế đưa oxy và máu vào nuôi dưỡng đĩa đệm bị giảm sút thì rượu lại ngăn chặn, phá hủy quá quá trình tái tạo chất dinh dinh dưỡng của đĩa đệm. Ngoài ra, chế độ ăn quá nhiều photpho, dầu mỡ có thể khiến hiện tượng đau thêm trầm trọng, mật độ canxi xương giảm sút.
Biên chưng nguy hiểm của thoat vi đia đêm
Bệnh nhân có thể bị tàn phế suốt đời do bị liệt trong trường hợp đĩa đệm thoát vị chèn ép tuỷ cổ. Khi bị chèn ép các dây thần kinh vùng thắt lưng cùng, bệnh nhân có thể bị chứng đại tiểu tiện không tự chủ do rối loạn cơ tròn.
Bệnh nhân bị teo cơ các chi nhanh chóng, khiến sinh hoạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí mất khả năng lao động. Tất cả các biến chứng đó ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, chưa kể những tốn kém do chi phí điều trị.
Theo www.phunutoday.vn
8 thói quen gây hại cho lưng có thể bạn vẫn làm hàng ngày mà không biết Đây là những thói quen gây hại cho lưng bạn cần từ bỏ để giữ cơ thể khỏe mạnh, đặc biệt là tránh cho khu vực lưng bị tổn thương. Khi là những đứa trẻ, bố mẹ thường nói "Thẳng lưng lên nào!". Tuy nhiên, giữa cuộc sống hối hả và bận rộn hàng ngày, chúng ta liên tục quên đi quy tắc...